Chế độ dinh dưỡng của bà bầu có vai trò đặc biệt quan trọng với sức khỏe bà mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Rau xanh và trái cây tươi là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của thai phụ, cung cấp hầu hết các loại vitamin và khoáng chất, giúp bà bầu bổ sung chất xơ, ngăn ngừa táo bón. Bà bầu ăn rau đay được không?
Thành phần dinh dưỡng của rau đay
Để biết bà bầu ăn rau đay được không chúng ta cần biết thành phần dinh dưỡng của rau đay có gì? Có chứa chất gây hại cho sức khỏe bà bầu hoặc thai nhi hay không.
Thành phần dinh dưỡng của rau đay có chứa:
- Nước: 78.3%
- Protein: 5.3%
- Lipid: 0.8%
- Cellulose (chất xơ không hòa tan): 2.5%
- Dẫn xuất không protein (bột đường): 10.6%
- Khoáng toàn phần: 2.5%
Rau đay có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe bà mẹ và thai nhi
Trong 100g rau đay chứa:
- Năng lượng: 3.54kcal
- Vitamin A: 0.259mg
- Vitamin B1: 0.24mg
- Vitamin B2: 0.76mg
- Vitamin K: 0.11mg
- Vitamin B6: 0.54mg
- Vitamin C: 33mg
- Canxi: 498mg
- Photpho: 93mg
- Kali: 650mg
- Sắt: 3.14mg
- Đồng: 0.255mg
- Tryptophan: 0.024mg
- Threonine: 0.144g
- Leucine: 0.306g
- Lysine: 0.144g
- Methionine: 0.051g
Bà bầu ăn rau đay được không?
Thông qua bảng thông tin dinh dưỡng chúng ta có thể thấy thành phần dinh dưỡng của rau đay chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe thai kỳ, góp phần nâng cao sức khỏe bà mẹ và quá trình phát triển toàn diện của thai nhi. Vậy bà bầu ăn rau đay được không?
Bà bầu có thể ăn rau đay, thậm chí các chuyên gia dinh dưỡng còn đánh giá rau đay là loại thực phẩm vàng với thai kỳ nhờ những giá trị dinh dưỡng mà loại rau này mang lại. Khi mang thai người mẹ cần được bổ sung một lượng dinh dưỡng lớn hơn bình thường nhằm cung cấp cho quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Trong đó có một số dưỡng chất thiết yếu, ảnh hưởng quyết định đối với sức khỏe thai kỳ như DHA, axit folic, sắt và canxi cho bà bầu,… Rau đay có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết với sức khỏe con người, góp phần nâng cao sức khỏe thai kỳ.
Bà bầu ăn rau đay có nhiều lợi ích cho sức khỏe thai kỳ
Bà bầu ăn rau đay có những lợi ích cụ thể như sau:
- Thanh nhiệt giải độc: Nước chiếm tới 78.3% thành phần dinh dưỡng của rau đay. Bà bầu ăn rau đay có thể giải nhiệt, tiêu khát, giảm nóng trong, chữa cảm nắng, cải thiện tình trạng mệt mỏi, chán ăn,…
- Lợi tiểu: Ăn rau đay giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng bí tiểu, tiểu nóng, tiểu rát, hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu, cải thiện hệ thống bài tiết.
- Tốt cho tim mạch: Trong rau đay có chứa nhiều glycoside nhưng chiếm tỉ lệ lớn là corchorosid và olitorisid rất tốt cho sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho bà bầu thường xuyên ăn rau đay.
- Nhuận tràng: Rau đay có chứa nhiều nước, chất xơ giúp làm mềm phân, tăng khối lượng phân để nhanh chóng đẩy phân ra khỏi cơ thể. Chất polysaccharide có trong rau đay làm tăng nhu động ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn và bài tiết chất cặn bã, giúp phòng ngừa và cải thiện táo bón cho bà bầu.
- Hỗ trợ phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt: Rau đay là 1 trong những loại rau có hàm lượng sắt cao. Thường xuyên ăn rau đay giúp bà bầu tăng cường bổ sung sắt, ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt, cung cấp đầy đủ oxy cho hoạt động của các hệ cơ quan và quá trình tăng trưởng toàn diện của thai nhi.
- Tăng cường bổ sung canxi, nâng cao sức khỏe xương khớp: Rau đay cũng có hàm lượng canxi cao, thường xuyên ăn rau đay giúp bằ bầu nâng cao sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa loãng xương cho bà mẹ và hỗ trợ thai nhi phát triển xương khớp, chiều cao, thể chất tốt hơn.
- Giúp bà bầu dễ đẻ hơn: Những tuần cuối thai kỳ thường xuyên ăn rau đay giúp tử cung mở nhanh, rút ngắn thời gian đau chuyển dạ, giúp sản phụ không bị mất quá nhiều năng lượng và vượt cạn dễ dàng hơn.
- Lợi sữa: Rau đay có tác dụng kích thích tuyến sữa, mẹ bầu thường xuyên ăn rau đay sau sinh cũng có nhiều sữa cho con bú hơn
Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn rau đay
Chúng ta đã cùng nhau trả lời câu hỏi bà bầu ăn rau đay được không. Tuy có thể ăn rau đay trong cả thai kỳ nhưng bà bầu cũng cần lưu ý:
- Không ăn quá nhiều rau đay để tránh bị tiêu chảy gây mất nước, rối loạn điện giải, khiến cơ thể bà bầu bị suy kiệt và ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của thai nhi.
- Mẹ bầu đang gặp các vấn đề ở vùng kín, mắc bệnh phụ khoa không nên ăn rau đay.
- Rau đay có tính hàn, nếu bà mẹ và thai nhi đang yếu hay có biểu hiện bị động thai thì không nên ăn rau đay.
- Rau đay trắng có tác dụng lợi sữa tốt hơn so với rau đay đỏ.
Mặc dù rau đay và các loại thực phẩm khác có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể nhưng nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ tăng cao, đặc biệt là một số chất dinh dưỡng thiết yếu như sắt, canxi, axit folic,…
Bộ đôi sắt và canxi cho bà bầu chính hãng, nhập khẩu nguyên hộp từ châu Âu
Tùy từng giai đoạn mang thai bà bầu sẽ cần uống các loại vitamin bà bầu để cung cấp đủ dưỡng chất, nâng cao sức khỏe thai kỳ. Mẹ bầu cần khám thai định kỳ đầy đủ để theo dõi sức khỏe thai kỳ và được bác sĩ hướng dẫn có bầu mấy tháng uống sắt và canxi, cách uống và liều lượng phù hợp, để thai phụ bổ sung dưỡng chất đúng cách và đủ liều, hỗ trợ thai nhi phát triển tốt nhất.
Bà bầu nên tăng cường ăn rau và trái cây tươi để tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất, chất xơ giúp cải thiện táo bón và nâng cao sức đề kháng. Mặc dù vậy, một số loại rau có chứa những chất gây hại cho thai kỳ. Để bảo vệ sức khỏe thai kỳ, trước khi ăn rau đay hay bất kỳ một loại thực phẩm nào các chị em cũng cần tìm hiểu bà bầu ăn rau đay được không và các loại rau xanh, thực phẩm cần kiêng, không nên ăn khi mang thai, tránh sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.