Trái lựu với màu đỏ bắt mắt là món trái cây yêu thích của nhiều người. Quả lựu rất giàu vitamin, vi chất, đặc biệt là các hoạt chất chống oxy hóa với lợi ích giúp tái tạo tế bào và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Vậy mang bầu ăn lựu được không?
Bầu ăn lựu được không?
Trước khi đến với câu hỏi “Mang bầu ăn lựu được không?”, hãy cùng nhìn qua thành phần dinh dưỡng đặc biệt có trong mỗi quả lựu. Quả lựu có tên khoa học là Punica granatum. Lựu được phân loại là quả mọng nước với lớp vỏ màu đỏ đậm bên ngoài. Quả lựu có đường kính từ 5 đến 12 cm, đuôi của quả có hình giống bông hoa.
Khi bóc lớp vỏ dày bên ngoài quả lưu, bên trong chứa hàng trăm hạt khác. Mỗi hạt nhỏ được bao quanh lớp màng mỏng màu đỏ, ăn hạt mọng nước và có vị ngọt thanh mát.
Theo nguồn trích từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong 100 gam hạt lựu có chứa thành phần dinh dưỡng như sau:
- Tổng năng lượng: 83 kcal.
- Mỡ (lipid): 1,2g.
- Cholesterol: 0mg.
- Natri: 3mg.
- Kali: 236mg.
- Chất xơ: 4g.
- Carbohydrate: 19g.
- Đạm (protein): 1,7g.
- Vitamin C: 17% RDI.
- Vitamin B6: 5% RDI.
- Canxi: 1% RDI.
- Sắt: 1% RDI.
- Magie: 3% RDI.
Với thành phần dinh dưỡng đa dạng, chuyên gia khuyên bà bầu nên bổ sung trái lựu như một món ăn vặt hàng ngày. Lựu là một trong những loại trái cây rất tốt cho bà bầu và thai nhi.
Không chỉ cung cấp năng lượng và chất xơ, trái lựu còn mang tới nhiều loại vitamin thiết yếu như vitamin C hay vitamin B6 cùng các loại vi khoáng cho sự phát triển toàn diện của bé. Ngoài ra, lựu có chứa hai hợp chất thực vật có đặc tính dược liệu mạnh là axit Punici và Punicalagins.
Punicalagins là chất chống oxy hóa rất mạnh có trong lựu. Hợp chất này giúp cho nước ép lựu có tác dụng chống oxy hóa cao gấp ba lần so với rượu vang đỏ hay trà xanh. Mặt khác, axit Punici có trong dầu hạt lựu là thành phần axit linoleic liên hợp có hoạt tính sinh học mạnh mẽ.
Lợi ích của trái lựu đối với bà bầu
Giảm huyết áp
Theo thống kê, quả lựu là một trong 12 loại quả hàng đầu hỗ trợ hạ huyết áp đối với người bị huyết áp cao. Trong lựu có chứa nhiều loại dưỡng chất quan trọng giúp giảm huyết áp. Ngoài ra, đây cũng là loại trái cây được biết tới với công dụng rất tốt trong hỗ trợ sức khỏe hệ tim mạch.
Đặc biệt, với phụ nữ mang thai có tiền sử hoặc hay mắc tiền sản có nguy cơ mắc cao huyết áp. Bởi vậy, trái lựu sẽ rất tốt cho phụ nữ đang mang thai, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.
Bổ sung chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là hoạt chất quan trọng đối với cơ thể mỗi người, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai. Chất chống oxy hóa sẽ giúp tế bào chậm lão hóa, hỗ trợ tái tạo tế bào và giúp cơ thể tăng tuổi thọ. Chính công dụng này sẽ giúp chúng ta trẻ lâu hơn và khỏe mạnh.
Trong thời kỳ mang thai, ăn lưu sẽ cung cấp lượng chất chống oxy hóa dồi dào cho mẹ bầu và thai nhi. Lựu như một loại thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe tự nhiên và an toàn.
Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa trong lựu rất có ích trong việc giảm nguy cơ hình thành các bệnh về tim mạch. Trong thời kỳ mang thai, nếu mẹ bầu thường xuyên ăn lưu sẽ giảm tích lũy cholesterol xấu trong cơ thể. Điều này sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa bệnh lý tim mạch cũng như giảm tình trạng đột quỵ hay xuất hiện những cơn đau tim trong tương lai.
Tác dụng khác của lựu đó là làm giãn đường kính động mạch. Điều này sẽ giúp nguồn dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi dễ dàng hơn. Chất chống oxy hóa còn giúp điều hòa hoạt động của động mạch.
Bảo vệ mô não
Quả lựu được ghi nhận có lợi cho sự phát triển của mô não trẻ sơ sinh. Một nghiên cứu gần đây được tiến hành bởi các nhà sinh học quan sát thấy ăn lựu hàng ngày sẽ giúp bảo vệ mô não trẻ sơ sinh khỏi thiệt hại do giảm cung cấp oxy. Bởi vậy, mẹ bầu nên thường xuyên ăn lựu giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Hỗ trợ sức khỏe xương khớp
Lựu có tác dụng rất tốt đối với sự phát triển và hoạt động của hệ xương khớp. Bên cạnh việc sử dụng các loại sữa dinh dưỡng, thực phẩm chức năng bổ sung dưỡng chất, những loại trái cây như lựu không chỉ giúp cải thiện mật độ xương của mẹ mà còn hỗ trợ sự hình thành, phát triển hệ xương khớp của bé.
Hỗ trợ trí nhớ
Tình trạng suy giảm trí nhớ thường bắt nguồn từ sự cung cấp thiếu dưỡng chất cho não và cho toàn bộ cơ thể. Lựu là loại quả giúp cải thiện trí nhớ hiệu quả, đồng thời giúp ngăn ngừa bệnh như Alzheimer.
Chất có trong quả lựu còn giúp tăng cường hoạt động của các tế bào não, tăng khả năng lưu trữ hình ảnh và lời nói.
Tác dụng phụ nếu ăn quá nhiều lựu
Trái lựu mang tới nhiều lợi ích sức khỏe cho bà bầu. Tuy nhiên, đây không phải là loại quả dành cho tất cả mọi người. Một số đối tượng cần chú ý hạn chế ăn lựu để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, bao gồm:
- Bà bầu bị bệnh viêm dạ dày.
- Mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm tủy…
- Mẹ bầu mắc đái tháo đường thai kỳ.
Cách ăn lựu đúng và an toàn trong thai kỳ
Tuy trái lựu có nhiều tác dụng tuyệt vời nhưng bà bầu không nên ăn quá nhiều lựu trong một ngày. Đồng thời, mẹ bầu cần có một chế độ dinh dưỡng cân bằng với đầy đủ bốn nhóm chất thiết yếu bao gồm:
- Protein (đạm).
- Mỡ (lipid).
- Tinh bột (carbohydrate).
- Chất xơ, khoáng chất và vitamin.
Song hành với chế độ dinh dưỡng là chế độ vận động hàng ngày, bà bầu nên hoạt động thể dục nhẹ nhàng. Việc này sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi trong giai đoạn mang thai. Đồng thời, vận động thường xuyên sẽ giúp thời điểm “vượt cạn” trở nên nhẹ nhàng hơn.
Trên đây là bài viết của Nhà thuốc Long Châu về câu hỏi “Bầu ăn lựu được không?”. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Mang thai là giai đoạn thiêng liêng, chính vì vậy mẹ bầu cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng cân bằng, đa dạng cũng như cung cấp đầy đủ vi chất cần thiết. Trái lựu sẽ cung cấp cho cơ thể vitamin và nhiều loại khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Vinmec