Trẻ sơ sinh bị táo bón sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vì thế ngoài việc chú ý tới chế độ ăn của mẹ, sữa công thức phù hợp thì với trẻ ăn dặm, cha mẹ nên thường xuyên cho trẻ sơ sinh ăn những thực phẩm ngừa táo bón.
Lợi ích của thực phẩm với trẻ sơ sinh bị táo bón
Với trẻ ăn dặm, ngoài việc bổ sung sữa thì trẻ cũng cần được ăn 2-3 bữa cháo/ ngày với đầy đủ các nhóm chất để cơ thể phát triển toàn diện, tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn thiếu rau xanh và chất xơ có thể khiến trẻ sơ sinh bị táo bón.
Ngoài rau xanh, những loại trái cây, củ quả cũng rất giàu vitamin, khoáng chất, giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, ngừa táo bón.
Chính vì thế, ở giai đoạn này, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm, rau của quả để kích thích vị giác, dễ tiêu hóa, ngừa táo bón
Các thực phẩm giúp ngừa táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Rau dền đỏ
Trong các loại rau, rau dền đỏ là thực phẩm trẻ rất thích ăn bởi chúng có màu đỏ bắt mắt. Vì thế mà các mẹ nên cho trẻ ăn hàng ngày. Ngoài tác dụng thanh nhiệt, trị lỵ, mụn nhọt, bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể, thì rau dền đỏ còn có công dụng trị táo bón ở trẻ rất hiệu quả.
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón rất hiệu quả. Vì thế mẹ nên bổ sung mồng tơi trong chế biến bữa ăn dặm của trẻ.
Rau khoai lang
Với hàm lượng chất xơ cao, giàu vitamin C và các loại khoáng chất khác, do đó sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ hiệu quả.
Súp lơ xanh
Theo nghiên cứu, cứ 200g súp lơ sẽ cung cấp tới 2,6g chất xơ, hỗ trợ tốt cho đường tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón cho trẻ. Ngoài ra, súp lơ xanh còn có khả năng cải thiện tình trạng thiếu vitamin D và tăng cường mật độ xương, rất tốt cho trẻ sơ sinh.
Cà rốt
Cà rốt giàu vitamin A, chất chống oxy hóa, beta-carotene và chất xơ nên rất phù hợp để làm thức ăn ngừa táo bón cho trẻ mà các mẹ nên sử dụng.
Củ cải trắng
Củ cải trắng chứa hàm lượng chất xơ cao, tăng cường tiết dịch tiêu hóa và dịch mật, hỗ trợ tiêu hóa tốt, có khả năng ngừa tình trạng táo bón ở trẻ hiệu quả.
Sữa chua
Đây là một thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ bởi trong sữa chua có chứa probiotic, lactobacillus giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Những vi khuẩn có lợi sẽ thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, cải thiện táo bón.
Bưởi
Đây là loại quả có hàm lượng vitamin C cao rất tốt cho tiêu hóa. Mẹ có thể cho bé uống sinh tố bưởi để cải thiện tình trạng táo bón.
Chuối
Thường xuyên ăn chuối giúp tăng cường hệ tiêu hóa, hỗ trợ đường ruột và ngừa táo bón. Với bé ăn dặm, trẻ có thể nghiền nát chuối cho bé ăn hoặc trộn với sữa để bé dễ nuốt hơn.
Xoài
Xoài chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Mẹ có thể cho bé ăn xoài trực tiếp hoặc xay sinh tố giúp bé dễ ăn hơn.
Đu đủ
Đu đủ là một trong những thực phẩm có tác dụng nhuận tràng rất tốt bởi đây là thực phẩm chứa nhiều enzym tiêu hóa tự nhiên papain, có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn và đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Chính vì thế, thường xuyên ăn đu đủ có thể giúp ngừa táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả.
Các loại hạt
Trẻ sơ sinh cũng nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, tỉ lệ xơ cao như đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, gạo lức, mè đen… để ngừa táo bón.
Làm gì khi trẻ bị táo bón?
Khi con em mình bị táo bón, các mẹ cũng không nên quá lo lắng. Đây là tình trạng khá phổ biến và thường không gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên cha mẹ cũng không nên chủ quan với tình trạng này, cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón để có biện pháp xử trí phù hợp.
– Nếu trẻ bú mẹ bị táo bón thì mẹ cần phải xem lại thực đơn dinh dưỡng của mình hàng ngày. Mẹ ăn những thực phẩm cay nóng, khó tiêu hóa, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ uống có chất kích thích… cũng khiến bé bị táo bón.
– Trẻ ăn sữa ngoài bị táo bón thì có thể do sữa không phù hợp khiến trẻ khó tiêu hóa hết thành phần dinh dưỡng trong sữa. Vì thế trong trường hợp này, mẹ cần tham khảo các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để có loại sữa phù hợp cho trẻ, ngừa táo bón hiệu quả.
– Trẻ ăn dặm bị táo bón thì cần phải thay đổi thực đơn ăn uống, đồng thời mẹ cần theo dõi tình trạng táo bón ở trẻ và đưa trẻ đi khám ngay nếu táo bón kéo dài.