Antoanvesinh.com
  • Bệnh thường gặp
  • Gia đình xanh
    • Dinh dưỡng
    • Thực phẩm theo mùa
    • Tư vấn sử dụng thực phẩm
    • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Thực đơn ăn uống
    • Thực Đơn Mỗi Ngày
  • Tin Sức khỏe
    • Tin tổng hợp
    • Tổng hợp
  • Công thức ăn uống
    • Đồ ăn
    • Làm bánh
    • Đồ uống
    • Địa điểm ăn ngon
No Result
View All Result
  • Bệnh thường gặp
  • Gia đình xanh
    • Dinh dưỡng
    • Thực phẩm theo mùa
    • Tư vấn sử dụng thực phẩm
    • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Thực đơn ăn uống
    • Thực Đơn Mỗi Ngày
  • Tin Sức khỏe
    • Tin tổng hợp
    • Tổng hợp
  • Công thức ăn uống
    • Đồ ăn
    • Làm bánh
    • Đồ uống
    • Địa điểm ăn ngon
No Result
View All Result
HealthNews
No Result
View All Result

Không có tinh trùng: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị

SecuritybySecurity
in Bệnh thường gặp
Đánh giá bài viết

Kết quả thống kê cho thấy, khoảng 10-15% trường hợp không có tinh trùng trong số nam giới bị vô sinh. Tuy nhiên, các chuyên gia Nam học cho rằng, nếu được thăm khám sớm và điều trị kịp thời, đúng cách, nam giới vẫn không đánh mất hoàn toàn cơ hội làm cha.

Có thể bạn quan tâm

Viêm đại tràng nên uống thuốc gì nhanh khỏi và hiệu quả?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) – Bệnh Viện Mắt Sài Gòn

Bệnh viện Singapore Tốt nhất theo xếp hạng – Đối Tác Y Tế Toàn Cầu – MANAM – Đối Tác Y Tế Toàn Cầu

Tình trạng không có tinh trùng là gì?

Không có tinh trùng (tên gọi khác là vô tinh – Azoospermia) là thuật ngữ y tế dùng để diễn tả tình trạng không thấy tinh trùng sau khi ly tâm và xem dưới kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần.

Các chuyên gia thường chia tình trạng này thành 2 loại gồm: không có tinh trùng do tắc nghẽn và không có tinh trùng không do tắc nghẽn. Trong đó, tỷ lệ nam giới không tinh trùng không do tắc chiếm chủ yếu, đến 40% trường hợp.

không có tinh trùng

Nguyên nhân gây ra tình trạng không có tinh trùng

Theo các chuyên gia Nam học, BVĐK Tâm Anh, nguyên nhân gây bệnh không có tinh trùng có liên quan trực tiếp đến 2 tình trạng do tắc nghẽn hoặc không tắc nghẽn.

Nguyên nhân không do tắc nghẽn

  • Không có tinh trùng do các bệnh lý ở vùng dưới đồi – tuyến yên: Vùng dưới đồi – tuyến yên có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát nhịp sinh học, nhiệt độ cơ thể, đặc biệt là giải phóng và ức chế các nội tiết tố của tuyến yên. Nếu vùng dưới đồi – tuyến yên bị tổn thương sẽ dẫn đến các rối loạn trong việc giải phóng các nội tiết tố như GnRH, gonadotrophin gây vô tinh.
  • Không có tinh trùng do vấn đề về di truyền gồm bất thường về số lượng nhiễm sắc thể (Hội chứng Klinefelter, Hội chứng Down, Hội chứng Noonan…) hoặc cấu trúc nhiễm sắc thể (như Hội chứng Kallmann, mất đoạn nhiễm sắc thể Y, nhiễm sắc thể Y có 2 tâm động…)

bệnh lý vùng dưới đồi, tuyến yên

  • Không có tinh trùng do nguyên nhân từ tinh hoàn gồm không có tinh hoàn (Anorchia), tinh hoàn ẩn (tinh hoàn chưa tụt xuống bìu), Hội chứng Sertoli (tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng sống), ngưng sinh tinh (tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng trưởng thành hoàn toàn), teo tinh hoàn sau bệnh quai bị…

hình thái bệnh lý tinh trùng

Nguyên nhân tắc nghẽn

Nhóm nguyên nhân thứ hai là sự xuất hiện các bế tắc ở nhiều vị trí như ống dẫn tinh, mào tinh, ống phóng tinh khiến cho tinh trùng bị nghẽn lại.

Các triệu chứng của bệnh không có tinh trùng

Người bệnh có thể không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc thậm chí không biết mình bị bệnh không có tinh trùng cho đến khi nỗ lực thụ thai không thành công. Các dấu hiệu khác thường liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết tố hoặc tình trạng bất thường nhiễm sắc thể di truyền.

Nếu không, bạn có thể dựa vào các triệu chứng sau đây:

  • Ít có ham muốn tình dục
  • Rối loạn cương dương
  • Có khối u, sưng tấy hoặc khó chịu xung quanh tinh hoàn
  • Râu, lông ít hoặc không có

Chẩn đoán không có tinh trùng

Việc chẩn đoán tình trạng không có tinh trùng rất khó được phát hiện thông qua các triệu chứng bên ngoài. Do đó, để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ chủ yếu dựa vào các phương pháp xét nghiệm tinh dịch đồ.

Mẫu tinh dịch của nam giới sẽ được kiểm tra bằng máy ly tâm hoặc soi dưới kính hiển vi. Trong trường hợp thể tích tinh dịch ít, các bác sĩ phải tiến hành tìm thêm tinh trùng trong nước tiểu sau khi xuất tinh. Việc không có tinh trùng và tế bào mầm chưa trưởng thành trong tinh dịch gợi ý tình trạng tắc đường dẫn tinh hoàn toàn.

Ngoài ra, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm:

  • Thử các nội tiết tố sinh dục, đặc biệt testosterone
  • Xét nghiệm nhiễm sắc thể
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc siêu âm để kiểm tra hình dạng và các bất thường (nếu có) của các cơ quan sinh sản.

kiểm tra bất thường của cơ quan sinh dục

Các phương pháp điều trị không có tinh trùng

Việc điều trị bệnh không có tinh trùng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, các chuyên gia Nam học có thể thực hiện các phương pháp sau đây.

Điều trị nội khoa

Người bệnh không có tinh trùng do nguyên nhân suy tuyến yên (tức là nguyên nhân không do tắc nghẽn) có thể được điều trị bằng thuốc nội tiết. Các thuốc nội tiết bao gồm hormone kích thích tạo nang trứng (FSH), Gonadotropin màng đệm người (HCG), clomiphene, anastrazole và letrozole.

Điều trị ngoại khoa khi có chỉ định

Việc can thiệp bằng các phương pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng để giải quyết một số vấn đề của người bệnh gây không có tinh trùng do các nguyên nhân như:

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh
  • Vô tinh do bế tắc trong tinh hoàn
  • Vô tinh do bế tắc trong mào tinh
  • Ống dẫn tinh bị tắc
  • Mở rộng lồi tinh hoặc cổ túi tinh

điều trị tình trạng không tinh trùng

Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Để phục vụ cho các biện pháp hỗ trợ sinh sản như bơm tinh trùng, thụ tinh trong ống nghiệm, bác sĩ tiến hành các phương pháp hỗ trợ sinh sản như sau:

  • Chọc hút lấy tinh trùng từ mào tinh qua da (PESA)
  • Phẫu thuật vi phẫu lấy tinh trùng từ mào tinh (MESA)
  • Phẫu thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn (TESE)
  • Phẫu thuật vi phẫu lấy tinh trùng từ tinh hoàn (Micro-TESE)

Nếu nguyên nhân của tình trạng không có tinh trùng xuất phát từ yếu tố di truyền và có thể truyền sang con cái, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh phân tích yếu tố di truyền của tinh trùng trước khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ thụ tinh.

Những điều nên làm để hỗ trợ điều trị không có tinh trùng

Để việc điều trị không tinh trùng đạt hiệu quả, các chuyên gia Nam học khuyến cáo người bệnh nên:

  • Tuân thủ chỉ định dùng thuốc đúng thời gian và liều lượng
  • Tái khám theo lịch hẹn để được theo dõi sát sao
  • Quan tâm đến biểu hiện của cơ thể và thông báo lại với bác sĩ khi cầ
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng, vận động phù hợp

Khoa Nam học, Hệ thống BVĐK Tâm Anh với đội ngũ các chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, tận tâm, nhiệt tình, tự tin làm chủ những kỹ thuật tiến bộ nhất cùng sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, máy siêu âm; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet; cơ sở vật chất khang trang… sẽ giúp phát hiện sớm và có phương án điều trị bệnh không có tinh trùng một hiệu quả, nhanh chóng.

Để đặt lịch khám và điều trị không có tinh trùng với các chuyên gia đầu ngành tại Khoa Nam học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Don't Miss

Viêm đại tràng nên uống thuốc gì nhanh khỏi và hiệu quả?

Viêm đại tràng nên uống thuốc gì nhanh khỏi và hiệu quả?

25 Tháng Ba, 2023
Hướng dẫn trồng rau bằng đất tribat

Hướng dẫn trồng rau bằng đất sạch tribat tại nhà hiệu quả nhất | Nông

5 Tháng Ba, 2023
Lời chúc sinh nhật mẹ chồng tương lai

Lời chúc sinh nhật mẹ chồng ngắn gọn, hài hước – Máy nén khí không dầu

10 Tháng Ba, 2023
Câu thơ chúc ngủ ngon hài hước

Thơ Chúc Ngủ Ngon Chế Độc Hài Hước ❤️ Chúc Bá Đạo

10 Tháng Ba, 2023

Next Post

Thoái hóa khớp gối (Hạc tất phong)

Antoanvesinh.com

An toàn vệ sinh cho cuộc sống khỏe mạnh. Website tổng hợp và chia sẻ thông tin hữu ích cho cuộc sống

Follow us

Recent News

Viêm đại tràng nên uống thuốc gì nhanh khỏi và hiệu quả?

Viêm đại tràng nên uống thuốc gì nhanh khỏi và hiệu quả?

25 Tháng Ba, 2023
Hướng dẫn trồng rau bằng đất tribat

Hướng dẫn trồng rau bằng đất sạch tribat tại nhà hiệu quả nhất | Nông

5 Tháng Ba, 2023

Categories

  • Bệnh thường gặp
  • Gia đình xanh
  • Thực đơn ăn uống
  • Tin Sức khỏe
  • Công thức ăn uống

© 2023 An toàn vệ sinh

No Result
View All Result
  • Bệnh thường gặp
  • Gia đình xanh
    • Dinh dưỡng
    • Thực phẩm theo mùa
    • Tư vấn sử dụng thực phẩm
    • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Thực đơn ăn uống
    • Thực Đơn Mỗi Ngày
  • Tin Sức khỏe
    • Tin tổng hợp
    • Tổng hợp
  • Công thức ăn uống
    • Đồ ăn
    • Làm bánh
    • Đồ uống
    • Địa điểm ăn ngon

© 2023 An toàn vệ sinh