Antoanvesinh.com
No Result
View All Result
  • Bệnh thường gặp
  • Dinh dưỡng
    • Thực phẩm theo mùa
    • Tư vấn sử dụng thực phẩm
    • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Thực Đơn Mỗi Ngày
    • Thực đơn ăn uống
  • Tin Sức khỏe
    • Gia đình xanh
  • Công thức ăn uống
    • Đồ ăn
    • Làm bánh
    • Đồ uống
  • Địa điểm ăn ngon
  • Bệnh thường gặp
  • Dinh dưỡng
    • Thực phẩm theo mùa
    • Tư vấn sử dụng thực phẩm
    • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Thực Đơn Mỗi Ngày
    • Thực đơn ăn uống
  • Tin Sức khỏe
    • Gia đình xanh
  • Công thức ăn uống
    • Đồ ăn
    • Làm bánh
    • Đồ uống
  • Địa điểm ăn ngon
No Result
View All Result
Antoanvesinh.com
No Result
View All Result
Home Sống xanh

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng có nguy hiểm không?

Security by Security
28 Tháng Chín, 2023
Reading Time:7min read
0

Để giải đáp thắc mắc thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng có nguy hiểm không, trước hết hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu: Dây rốn quấn cổ 1 vòng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giáp pháp ra sao? Hãy cùng giải quyết vấn đề thắc mắc nhé!

Xem thêm

Trồng rau thủy canh – xu hướng cho cuộc sống xanh

Những trăn trở cho doanh nghiệp trồng rau thủy canh quy mô lớn

Cơn sốt rau thủy canh ở Lâm đồng và mối lo đầu ra

Dây rốn quấn cổ 1 vòng là gì?

Dây rốn là một bộ phận trên cơ thể, có vai trò như một phương tiện vận chuyển máu, chất dinh dưỡng, oxy từ người mẹ sang thai nhi thông qua bánh nhau.

Một dây rốn có độ dài trung bình từ 50cm đến 60cm. Đây là một loại ống dẫn hai đầu rất quan trọng, khi có sự rung chuyển của bào thai sẽ khiến dây rốn bị căng, dài thêm. Khi dây rốn dài dễ khiến thai nhi trong bụng bị quấn chân, cổ, tay, bị thắt nút sẽ gây ra nguy cơ tắc nghẽn mạch máu liên tục hoặc từng phần, có khả năng bị thiếu oxy dẫn tới suy thai, tử vong.

Trong quá trình thai kỳ, hiện trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng hoặc nhiều vòng có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào, có thể trong giai đoạn chuyển dạ, hoặc có thể ngay trong quá trình sinh em bé.

Theo nghiên cứu, thai nhi từ tuần 24 đến tuần 26, tỷ lệ thai nhi bị dây rốn quấn cổ khoảng 12%, khi thai nhi phát triển đủ tháng thì tỷ lệ này tăng lên 37%. Dây rốn quấn cổ 1 vòng là tình trạng thường gặp, không làm ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ mắc bệnh hay tử vong chu sinh. Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ hoặc tại những vị trí khác thì thường cử động, xoay liên tục trong tử cung của mẹ để ra dấu hiệu bất thường.

Hiện tượng dây rốn quấn cổ 1 vòng xảy ra do thai nhi thường xuyên cử động trong không gian chật hẹp của tử cung mẹ. Khi thai nhi bị hiện tượng này trong bụng mẹ không quá lo ngại, tuy vậy vẫn có một số trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn chặt gây thiếu oxy, khó thở dẫn tới thai nhi trong bụng đạp mạnh, đạp nhiều lần, đạp bất thường. Trường hợp này cần phải đến gặp bác sĩ ngay để có giải pháp xử lý kịp thời cho thai nhi và cả mẹ.

Dây rốn quấn cổ 1 vòng được phát hiện chủ yếu là khi đi siêu âm vì hiện tượng này hầu như không có biểu hiện gì, dấu hiệu nào ra bên ngoài. Dây rốn quấn cổ thường gặp ở tháng thứ 4 của thai kỳ.

Buy JNews
ADVERTISEMENT

Nguyên nhân thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu nguyên nhân là do dây rốn dài hơn thai nhi hoặc thai nhi nhỏ. Do vậy, mỗi khi thai nhi di chuyển quá mức trong túi ối thì rất dễ bị rối và quấn dây rốn. Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân khác sau:

  • Dây rốn không đủ mềm và trơn: Dây rốn có lớp thạch gọi là Wharton được mô tả như là sáp mềm, dẻo, trơn có khả năng giúp dây rốn không bị thắt nút, quấn cổ, tay, chân bé mỗi khi thai nhi cử động trong bụng mẹ. Nếu khi dây rốn không đủ mềm, sáp từ lớp thạch Wharton không đủ trơn thì làm tăng nguy cơ rốn bị thắt nút sẽ xảy ra hiện tượng quấn cổ, tay, chân của thai nhi hoặc quấn quanh cơ thể của bé.
  • Khi người mẹ vận động mạnh: Lúc bà bầu vận động, làm việc quá sức, thai nhi thường có xu hướng quay đầu. Việc này sẽ làm tăng khả năng dây rốn quấn vào cổ bé và sẽ bị thắt chặt khi bé trở đầu.
  • Khi nước ối trong tử cung quá nhiều: Theo nghiên cứu, khi người mẹ bị dư ối hoặc đa ối rất dễ tăng khả năng thai nhi bị dây rốn quấn cổ đặc biệt là vào những tháng cuối của thai kỳ.
  • Mang đa thai: Những người mẹ mang song thai hoặc đa thai.
  • Chiều dài dây rốn: Dây rốn trong cơ thể bị dài hơn so với mức bình thường.
  • Cấu tạo của dây rốn yếu.

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không?

Theo nghiên cứu, thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng tuy không nguy hiểm lắm nhưng cũng sẽ làm cho quá trình mang thai và sự ra đời của bé có thể có những nguy cơ sau:

  • Khi trẻ sinh ra có nguy cơ nhẹ cân, thiếu máu, nặng hơn là bị thai lưu do dây rốn không được thực hiện chức năng truyền máu, chất dinh dưỡng một cách suôn sẻ từ mẹ sang con.
  • Làm cho quá trình chuyển dạ của người mẹ gặp nhiều khó khăn do dây rốn quấn cổ làm cho bé bị treo và đi qua tử cung ra ngoài khó hơn.
  • Dây rốn quấn cổ cũng có thể ảnh hưởng não bộ, đây là trường hợp hiếm thấy. Vì khi dây rốn quấn quá chặt, để trong một khoảng thời gian dài rất dễ dẫn đến làm đứt lượng máu truyền đến não gây tổn thương, nặng hơn là chết.
  • Khi trẻ sinh ra đã được gỡ dây rốn quấn cổ, người mẹ vẫn phải tiếp tục theo dõi bé có dấu hiệu co giật, tay chân run không để có những giải pháp xử lý kịp thời.

Hiện tượng thai nhi bị quấn quanh cổ 1 vòng sẽ không nguy hiểm nếu được bác sĩ điều trị kịp thời.

Nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng khi đi khám và phát hiện tình trạng trẻ bị dây rốn quấn cổ và tìm cách gỡ dây khỏi thai nhi. Tuy nhiên hiện tượng thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng đa phần không có nguy hiểm, các mẹ đều sinh con ra đều khỏe mạnh.

  • Đối với thai nhi có số tháng quá lớn từ tuần thai thứ 30 trở đi sẽ khó tháo gỡ do vậy người mẹ cần phải chủ động đi khám thai thường xuyên theo đúng lịch thăm khám của bác sĩ.
  • Người mẹ nên đi bệnh viện để khám ngay khi thai nhi đạp quá mạnh hoặc ít.

Vậy khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng có sinh thường được không? Theo các chuyên gia, đa phần các trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ đều có thể đẻ thường được và không có căn cứ nào bắt buộc phải thực hiện mổ để lấy thai nhi ra. Chỉ một số trường hợp hy hữu là cần đến bác sĩ chỉ định sinh mổ hoặc sử dụng kỹ thuật trợ sinh đặc biệt để bé được an toàn.

Lưu ý cho mẹ bầu khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ:

  • Khi bị hiện tượng thai nhi dây rốn quấn cổ thì người mẹ nên giữ bình tĩnh vì đây là tình trạng không quá nguy hiểm đối với thai nhi.
  • Người mẹ nên đi khám định kỳ theo đúng lịch của bác sĩ chỉ định để có thể kiểm tra theo dõi tình hình của thai nhi.
  • Cần tránh các hoạt động mất sức, hoặc gây chóng mặt.

Như vậy, thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu có những dấu hiệu bất thường thì nên đi khám bác sĩ ngay để có những giải pháp điều trị kịp thời để quá trình mang thai diễn ra một cách suôn sẻ, để bé được sinh ra khỏe mạnh.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Security

Security

Related Posts

Trồng rau thủy canh - xu hướng cho cuộc sống xanh
Sống xanh

Trồng rau thủy canh – xu hướng cho cuộc sống xanh

26 Tháng Mười Một, 2023
Những trăn trở cho doanh nghiệp trồng rau thủy canh quy mô lớn
Sống xanh

Những trăn trở cho doanh nghiệp trồng rau thủy canh quy mô lớn

26 Tháng Mười Một, 2023
Sống xanh

Cơn sốt rau thủy canh ở Lâm đồng và mối lo đầu ra

25 Tháng Mười Một, 2023
Sống xanh

Tham gia OCOP từ sản phẩm rau hữu cơ

23 Tháng Mười Một, 2023
Đặc Sản Bún Bò Huế
Sống xanh

Đặc Sản Bún Bò Huế

22 Tháng Mười Một, 2023
Viên Uống DHC Rau Củ Quả Tổng Hợp Premium 90 Ngày
Sống xanh

Viên Uống DHC Rau Củ Quả Tổng Hợp Premium 90 Ngày

22 Tháng Mười Một, 2023
Next Post
Thức Uống Bổ Dưỡng Là Gì? Lợi Ích Của Thức Uống Bổ Dưỡng Với Sức Khỏe

Thức Uống Bổ Dưỡng Là Gì? Lợi Ích Của Thức Uống Bổ Dưỡng Với Sức Khỏe

Thực đơn cho bé 9 tháng của viện dinh dưỡng về sự phát triển của bé

Thực đơn cho bé 9 tháng của viện dinh dưỡng về sự phát triển của bé

Đọc nhiều nhất

Thịt cóc nấu với rau gì cho bé lời khuyên từ chuyên gia tiêu hóa – Amano Nhật Bản – Men tiêu hóa Nhật Bản

Thịt cóc nấu với rau gì cho bé lời khuyên từ chuyên gia tiêu hóa – Amano Nhật Bản – Men tiêu hóa Nhật Bản

7 Tháng Mười, 2023

[Review] Máy làm sữa hạt Medion có tốt, nên mua không?

7 Tháng Chín, 2023

Lở Miệng Do Thiếu Vitamin Gì ?

8 Tháng Chín, 2023

2CÔNG THỨC CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG SINH HỌC CỦA VITAMIN – Tài liệu text

7 Tháng Chín, 2023
Giờ làm việc bệnh viện bình dân

Những thông tin cần lưu ý khi đi khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bình Dân

4 Tháng Ba, 2023

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì và không nên ăn gì?

5 Tháng Chín, 2023

Bật mí cách làm bánh mướt bằng chảo chống dính đơn giản tại nhà | Sapakitchen

6 Tháng Chín, 2023
Antoanvesinh.com

An toàn vệ sinh cho cuộc sống khỏe mạnh

Bài viết mới

  • Trồng rau thủy canh – xu hướng cho cuộc sống xanh
  • Những trăn trở cho doanh nghiệp trồng rau thủy canh quy mô lớn
  • Cơn sốt rau thủy canh ở Lâm đồng và mối lo đầu ra

Chuyên mục

  • Ẩm thực xanh
  • Bệnh thường gặp
  • Business
  • Chưa phân loại
  • Công thức ăn uống
  • Culture
  • Địa điểm ăn ngon
  • Dinh dưỡng
  • Đồ ăn
  • Đồ uống
  • Economy
  • Featured
  • Gia đình xanh
  • Health
  • Làm bánh
  • Làm đẹp
  • Life Style
  • Lifestyle
  • Mẹo Vặt
  • Opinion
  • Politics
  • Sống xanh
  • Tech
  • Thực đơn ăn uống
  • Thực Đơn Mỗi Ngày
  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Thực phẩm theo mùa
  • Tin Sức khỏe
  • Tổng hợp
  • Travel
  • Tư vấn sử dụng thực phẩm
  • World

Website liên kết

Cắm trại

Học tiếng

Rating

ielts

© 2023 An toàn vệ sinh

No Result
View All Result
  • Bệnh thường gặp
  • Dinh dưỡng
    • Thực phẩm theo mùa
    • Tư vấn sử dụng thực phẩm
    • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Thực Đơn Mỗi Ngày
    • Thực đơn ăn uống
  • Tin Sức khỏe
    • Gia đình xanh
  • Công thức ăn uống
    • Đồ ăn
    • Làm bánh
    • Đồ uống
  • Địa điểm ăn ngon

© 2023 An toàn vệ sinh