Xử lý nước thải là quá trình đòi hỏi nhiều công đoạn và tốn khá nhiều chi phí, một giải pháp tối ưu được nhiều nhà máy, khu công nghiệp đã tận dụng nguồn phẩm có sẵn đó là sử dụng mật rỉ đường trong xử lý nước thải vô cùng hiệu quả.
→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Mật rỉ đường
Nguồn gốc mật rỉ đường
Mật rỉ đường (rỉ đường) là một loại chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô đặc và kết tinh. Thành phần chính của rỉ mật đường chủ yếu là Sucroza với một ít fructoza và glucoza. Cứ khoảng 100 tấn mía cây ép ra thì sẽ cho ra từ 3 – 4 tấn mật rỉ đường nguyên chất (mật rỉ đường chiếm khoảng 3-4%).
Thành phần:
Mật rỉ đường chiếm từ 3 – 5% trọng lượng mía đem ép, với các thành phần chính bao gồm: nước 20%, Sucroza 35%, Glucza 7%, Fructoza 9% và một số chất khoáng khác như Fe, Al, Mg, P, K,…
Nếu không có mật rỉ đường thì có cách nào thay thế hay không?
Một câu hỏi rất thường gặp đó là nếu không có mật rỉ đường thì có cách nào thay thế không? Nếu bạn không tìm được nguồn mật rỉ kịp thời thì bạn có thể dùng nước mía hoặc đường nâu hay đường tán để thay thế. Tuyệt đối không dùng đường trắng (đường đã qua quá trình tẩy) để thay thế nếu bạn dùng mật rỉ để nuôi cấy vi sinh.
Nước mía – đường nâu – đường tán có thể dùng để thay thế mật rỉ trong nuôi cấy vi sinh
Sử dụng mật rỉ đường trong xử lý nước thải như thế nào cho hợp lý?
Một loại nước thải để có thể áp dụng được phương pháp vi sinh vào xử lý thì phải thỏa mãn BOD/COD > 0,5. Tỉ lệ BOD/COD càng lớn tức là thành phần chất dinh dưỡng trong nước thải cho vi sinh càng nhiều. Tuy nhiên có một số loại nước thải đặc thù chưa rất ít chất hữu cơ dễ phân hủy hòa tan nên tỉ lệ BOD/COD rất thấp không áp dụng biện pháp xử lý sinh học được. Để cải thiện chỉ số này người ta có thể bổ sung mật rỉ đường tăng cường chất hữu cơ hòa tan trong nước thải từ đó tăng chỉ số BOD/COD
Việc sử dụng mật rỉ trong xử lý nước thải chỉ với mục đích là cung cấp nguồn cơ chất Carbon cho vi sinh. Thành phần dinh dưỡng cấu thành tế bào của vi sinh gồm 3 nguyên tố chính Carbon – Nito – Photpho, nhưng tỉ lệ của Nito và Photpho là rất thất so với Carbon. Thông thường trong nước thải nguồn cơ chất Nito và photpho luôn dư so với lượng Carbon, tỷ lệ vàng của C:N:P=100:5:1, do đó chỉ cần bổ sung cho Carbon để hệ vi sinh phát triển tốt.
Về liều lượng bổ sung chúng ta chia thành 2 giai đoạn để có liều lượng cụ thể:
- Khi nuôi cấy giai đoạn đầu: lúc này ta nuôi cấy bằng nước sạch, chưa hề có lượng nước thải vào trong hệ thống, nên lượng cơ chất cần thiết hoàn toàn do chúng ta bổ sung vào. Giai đoạn này lượng bổ sung là 5-6kg/100m3/ngày bổ sung liên tục.
Việc bổ sung liên tục này làm cho nước trong bể vi sinh sẽ có màu vàng của mật rỉ. Nếu màu nhạt thì không vấn đề gì. Nếu màu đậm thì chúng ta chỉ cần bớt lượng mật rỉ bổ sung vào. Sau khi nuôi cấy hệ thống được 10-15 ngày thì bắt đầu có thể cho nước thải vào (chỉ bổ sung tối đa 10% tải mỗi ngày cho đến khi đầy tải). Lúc này một lượng chất dinh dưỡng sẽ được bổ sung theo nước thải do đó lượng mật rỉ sẽ giảm bớt và bổ sung theo liều lượng bổ sung khi đã ổn định dưới đây.
- Khi hệ thống đã ổn định thì lượng mật rỉ sẽ giảm xuống (do một phần chất dinh dưỡng được bổ sung trong nước thải). Liều lượng bổ sung vào khoảng 1-2kg/100m3 nước thải tần suất bổ sung 2-3 lần/tuần. Nếu khi hệ thống đã đầy tải mà nước ra trong chỉ hơi ngả vàng thì ta chỉ cần bớt lượng mật rỉ lại thì nước sẽ trong và đạt chuẩn đầu ra.
Lưu ý khi sử dụng mật rỉ đường trong xử lý nước thải:
Mật rỉ là nguồn cơ chất, nguồn dinh dưỡng chính của vi sinh. Tuy nhiên cung cấp đủ dinh dưỡng mới là điều kiện cần cho hệ vi sinh phát triễn nhanh chóng. Do đó, cho càng nhiều mật rỉ không đồng nghĩa là lượng vi sinh sẽ tăng nhanh hơn rút ngắn thời gian nuôi cấy, để vi sinh đạt được mật độ tăng sinh mong muốn cần phải có đủ thời gian. Ngược lại nếu cho quá nhiều mật rỉ thì dẫn đến hiện tượng dư thừa chất hữu cơ, mật rỉ lại tan tốt trong nước nên sẽ là nguồn ô nhiễm thứ cấp. Hơn nữa mật rỉ có khả năng phân hủy hữu cơ nên trong điều kiện thiếu oxy sẽ phát sinh mùi hôi thối, làm cho nước bị đen.
Tác giả: Lê Nguyên
Mọi thắc mắc về “Sử dụng mật rỉ đường trong xử lý nước thải”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0933 015 035 – 0902 701 278 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com