Hạt hướng dương là một trong các loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu 3 công dụng nổi bật của hạt hướng dương qua bài viết dưới đây nhé!
1Tổng quan về hạt hướng dương
Hạt hướng dương là phần quả được thu hoạch trực tiếp từ những hoa của cây hướng dương. Hạt hướng dương được chia làm 2 loại chính gồm:
- Một loại chuyên trồng để lấy hạt ăn.
- Loại còn lại được trồng để lấy làm ép dầu.
Hạt hướng dương để ăn có phần vỏ sọc đen trắng, phần hạt bên trong có vị nhẹ, đậm mùi hạt tự nhiên. Giá trị dinh dưỡng mà hạt hướng dương mang lại rất lớn, trung bình trong 30g hạt hướng dương chứa:
- Calo: 163.
- Chất béo bão hòa: 1,5g.
- Chất béo không bão hòa đa: 9,2g.
- Chất béo không bão hòa đơn: 2,7g.
- Chất xơ: 3g.
- Đạm: 5,5g.
- Vitamin E: 37% RDI.
- Vitamin B6: 11% RDI.
- Sắt: 6% RDI.
- Zinc: 10% RDI.
- Magie: 9% RDI.
- Selenium: 32% RDI.
2Giảm viêm
Đối với những người bị viêm mãn tính hoặc viêm trong thời gian ngắn, việc bổ sung thêm hạt hướng dương có thể mang lại những lợi ích chống viêm tuyệt vời nhờ vào hàm lượng vitamin E cao và chữa flavonoid – chất có khả năng giúp cơ thể loại bỏ triệu chứng viêm.
Bên cạnh đó, hàm lượng omega – 6 cao mang lại lợi ích chống viêm nhiễm. Có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng chống viêm của hạt hướng dương thông qua việc tiêu thụ hạt thường xuyên cho thấy làm giảm mức độ protein phản ứng C (CRP), một hóa chất quan trọng liên quan đến chứng viêm.[1]
Theo một nghiên cứu, việc bổ sung dầu từ hạt hướng dương vào khẩu phần ăn hàng ngày, có tác dụng chống viêm, đặc biệt là thông qua kết tập tiểu cầu và bạch cầu đơn nhân đã cho thấy tác dụng phục hồi được cải thiện một cách tích cực.[2]
3Giảm huyết áp và cholesterol
Trong 100g hạt hướng dương chứa 51,41g chất béo. Bao gồm chất béo không bão hòa đa và chất béo không bão hòa đơn, đặc biệt là axit linoleic, chất có khả năng tạo ra một hợp chất giống như hormone trong cơ thể làm giãn mạch máu, thúc đẩy hạ huyết áp.[3]
Các nghiên cứu phát hiện ra rằng việc tiêu thụ các loại hạt bao gồm cả hạt hướng dương có liên quan mật thiết đến việc giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch, cholesterol cao và tăng huyết áp.[4]
Những người được chẩn đoán lượng cholesterol cao trong cơ thể khi tiêu thụ hạt hướng dương hàng ngày giúp giảm và điều chỉnh lượng cholesterol xấu hay được gọi là LDL do đó cân bằng giữa LDL và HDL.[5]
4Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Hạt hướng dương có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường. Do đó những người thường xuyên ăn 30g hạt hướng dương hàng ngày có thể giảm đáng kể lượng đường trong máu lúc đói.
Hàm lượng protein có trong hạt còn giúp cung cấp năng lượng và tạo cảm giác no lâu. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng tác dụng hạ đường huyết của hạt hướng dương một phần có thể là do hợp chất thực vật axit chlorogenic tác động.[6]
5Tĩnh tâm an thần
Theo Đông y, hạt hướng dương có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tĩnh tâm, an thần, điều trị suy nhược thần kinh, chán ăn, mệt mỏi.
Thành phần tryptophan có trong hạt hướng dương giúp làm tăng quá trình sản xuất serotonin, đây là một chất dẫn truyền thần kinh có vai trò giảm sự căng thẳng, áp lực cũng như tạo cảm giác thoải mái.
6 Các bài thuốc từ hạt hướng dương
Từ xưa, trong Đông y hạt và các bộ phận khác của cây hướng dương đã được sử dụng như một dược liệu trong các bài thuốc chữa bệnh.
– Bài thuốc chữa mắt kém:
- Nguyên liệu: chuẩn bị 1 thìa hạt hướng dương tách vỏ và 2 quả trứng.
- Cách thực hiện: mang hạt hướng dương cùng trứng gà đi luộc chín và ăn đồng thời kết hợp với uống nước luộc để tăng thêm tác dụng hỗ trợ chữa thị lực kém.
– Bài thuốc chữa ù tai:
- Nguyên liệu: 15g hạt hướng dương đã tách vỏ sạch.
- Thực hiện: sắt 15g hạt hướng dương cùng với nước, bạn có thể uống nước hướng dương thay như nước bình thường trong ngày.
7Tác dụng phụ của hạt hướng dương
Hàm lượng Natri cao
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chế biến hạt hướng dương đều được tẩm ướp qua gia vị muối, khi ăn nhiều trong thời gian dài cơ thể vô tình tích trữ quá nhiều hàm lượng natri.
Hơn hết hạt hướng còn chứa lượng lớn selen, đây cũng là chất làm tăng nồng độ natri ở trong máu lâu ngày dẫn tới tình trạng mắc các bệnh tăng huyết áp, tim mạch.
Hàm lượng cadmium cao
Một lý do khác khi ăn hạt hướng dương điều độ là do hàm lượng cadmium chứa trong cao do xu hướng hấp thụ cadmium từ đất và lắng đọng trong hạt cao hơn các loại hạt thông thường khác.
Việc tích trữ quá nhiều cadmium có thể gây hại cho thận, xương, hệ hô hấp và được phân loại là chất gây ung thư ở người nếu ăn với lượng lớn hạt hướng dương trong thời gian dài.[7]
Cadmium trong hạt hướng dương có thể gây hại cho cơ thể
Táo bón
Thực chất, hạt hướng dương không gây táo bón do trong hạt chứa hàm lượng chất xơ cao. Tuy nhiên, vỏ hạt hướng dương không được loại bỏ hoàn toàn, được đưa vào cơ thể dần dần gây ra nguy cơ táo bón khi ăn hạt hướng dương.
Dị ứng
Người ta tìm thấy trong hạt hướng dương chứa một khoáng chất vi lượng có tên là selen. Selen có công dụng ngừa ung thư hiệu quả nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều, chất này tạo ra một số triệu chứng như phát ban trên da, ngứa, mề đay, rối loạn chức năng hô hấp, dị ứng.
Vậy nên, cần lưu ý đối với những người nghi ngờ dị ứng hạt hướng dương, hay ăn quá nhiều hạt.
Không thể phủ nhận giá trị to lớn mà hạt hướng dương mang lại cho sức khỏe chúng ta. Nhưng bạn cũng nên lưu ý đến một số tác dụng phụ khi ăn, tránh gây nguy hại cho cơ thể. Hãy chia sẻ bài viết nhiều hơn cho mọi người xung quanh bạn cùng đọc tìm hiểu về tác dụng của hạt hướng dương nhé!
Nguồn: Sciencedaily, Pubmed