1. Mẫu đơn xin việc chuyên nghiệp chinh phục nhà tuyển dụng
Đơn xin việc còn được gọi là Application for employment. Loại đơn này là một trong những giấy tờ không thể thiếu trọng bộ hồ sơ xin việc của mỗi ứng viên.
Đơn xin việc là phương tiện để ứng viên bày tỏ nguyện vọng và sự quan tâm với vị trí công việc đang ứng tuyển tới nhà tuyển dụng. Sau đây là các mẫu đơn xin việc thu hút nhà tuyển dụng.
1.1. Mẫu đơn xin việc chung
1.2. Mẫu đơn xin việc viết tay
1.3. Mẫu đơn xin việc bẳng tiếng Anh
1.4. Mẫu đơn xin việc làm công nhân
1.5. Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường
1.6. Mẫu đơn xin việc cho nhân viên hành chính nhân sự
1.7. Mẫu đơn xin việc cho nhân viên Kế toán
1.8. Mẫu đơn xin việc cho nhân viên Marketing
1.9. Mẫu đơn xin việc cho nhân viên kinh doanh
1.10. Mẫu đơn xin việc cho nhân viên Ngân hàng
1.11. Mẫu đơn xin việc cho Kỹ sư
1.12. Mẫu đơn xin việc lập trình viên
2. Một số lưu ý khi viết đơn xin việc
Đơn xin việc thì hầu hết đều có mẫu chung với các nội dung về họ tên, tuổi, kinh nghiệm, bày tỏ mong muốn làm việc… Tuy nhiên, muốn được nhà tuyển dụng chú ý thì cần ghi nhớ một số lưu ý sau:
– Khi liệt kê bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, năng lực chuyên môn thì phải trình bày đơn giản, ngắn gọn, tránh viết lủng củng, dài dòng lặp đi lặp lại. Với nhà tuyển dụng, việc liệt kê quá nhiều khiến họ không thể chú ý được vào trọng tâm ưu điểm của ứng viên;
– Nếu trước đây ứng viên đã “nhảy” việc quá nhiều thì đừng “dại” liệt kê hết ra. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá người đó là người không gắn bó được lâu dài với công việc, và vì thế sẽ đánh tụt điểm xuống;
– Khi trình bày, cần thể hiện sự tự tin cũng như tha thiết mong muốn hồi âm từ phía nhà tuyển dụng;
– Phải thể hiện được sự yêu thích, say mê đối với vị trí đang dự tuyển;
– Chỉ nên trình bày Đơn xin việc trên 01 mặt giấy A4 với font chữ dễ đọc, thông dụng;
– Tuyệt đối đừng viết sai chính tả hay viết sai ngữ pháp;
– Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thì có thể nhấn mạnh đến các công việc làm thêm, hoạt động ngoại khóa, điểm mạnh của bản thân hoặc nếu bạn có một bảng điểm đẹp, hãy khéo léo làm nhà tuyển dụng chú ý đến nó.
3. Đơn xin việc nên viết tay hay đánh máy?
Đơn xin việc thường được thể hiện dưới một trong 02 dạng là viết tay hoặc đánh máy. Mỗi hình thức đều có những ưu nhược điểm riêng.
Đơn xin việc viết tay sẽ khiến ứng viên phải bỏ nhiều thời gian và công sức hơn do phải chép tay. Nhiều khi không may sai lỗi chính tả, người viết còn phải chép đi chép lại nhiều lần. Tuy nhiên cách viết này lại thể hiện được những bản sắc riêng của người ứng tuyển.
Trong khi đó, đơn xin việc đánh máy lại khá tiện dụng khi có thể trực tiếp sửa trên bản word của máy tính rồi mới đi in và nộp cho nhà tuyển dụng. Thậm chí, ứng viên còn có thể tải sẵn mẫu đơn trên mạng về điền hoặc tự gõ theo form và chỉ cần tập trung vào phần lý do ứng tuyển.
4. Đơn xin việc có phải công chứng, chứng thực?
Đơn xin việc chỉ là một mẫu đơn để thể hiện những tâm tư nguyện vọng được ứng tuyển vào vị trí việc làm cùng với những thông tin liên quan đến trình độ chuyên môn, kỹ năng nên Bộ luật Lao động năm 2019 không có yêu cầu bắt buộc về hình thức của loại giấy tờ này, thông thường nhà tuyển dụng cũng không yêu cầu phải công chứng, chứng thực loại giấy tờ này.
Tuy nhiên, ứng viên có thể vẫn phải tiến hành chứng thực một số giấy tờ khác mà phía nhà tuyển dụng yêu cầu như:
– Sơ yếu lý lịch;
– Bản photo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân;
– Bản photo sổ hộ khẩu;
– Bản photo giấy khai sinh;
– Bản photo bằng tốt nghiệp và chứng chỉ liên quan…
Ứng viên có thể đến Uỷ ban nhân dân cấp xã, phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng hoặc phòng tư pháp cấp huyện để yêu cầu chứng thực các giấy tờ trên.
5. Khai đơn xin việc sai sự thật, có thể bị đuổi việc dù trúng tuyển
Theo khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động phải cung cấp thông tin trung thực các thông tin sau đây cho người sử dụng lao động:
– Họ tên.
– Ngày tháng năm sinh.
– Giới tính.
– Nơi cư trú.
– Trình độ học vấn.
– Trình độ kỹ năng nghề.
– Xác nhận tình trạng sức khỏe.
– Vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà doanh nghiệp yêu cầu.
Nếu người lao động cũng cấp không trung thực thông tin kể trên khi giao kết hợp đồng lao động dẫn tới làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng của người sử dụng lao động thì theo điểm g khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động, doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người đó.
Với lý do này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng như sau:
– Báo trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
– Báo trước ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.
– Báo trước ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.
Trên đây là top 12 mẫu đơn xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ vòng lọc hồ sơ. Nếu có nhu cầu về các mẫu đơn khác, bạn vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hướng dẫn cụ thể.