GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP QUẬN
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
Xem thêm:: Giáo án nặn quả cam theo mẫu
Chủ đề: Thực vật
Đề tài: Tạo hình “Nặn quả cam”
Đối tượng: Trẻ 3 – 4 tuổi
Số trẻ: 20 trẻ
Thời gian: 20 – 25 phút
Người dạy: Nguyễn Thị Huyền Trang
Người duyệt: Đoàn Thị Hồng Lân
Đơn vị: Trường Mầm non Minh Đức
I/ Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
– Trẻ biết nặn quả cam, ích lợi của quả cam.
2. Kỹ năng
– Rèn kỹ năng xoay tròn, lăn dọc cho trẻ
3. Thái độ
– Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô và bạn
II. Chuẩn bị
– Quả cam thật, giỏ quà
– Quả cam mẫu.
– Đất nặn, bảng con (đủ cho cô và trẻ)
– Bàn để mẫu, bàn để trưng bày sản phẩm
– Xắc xô, que chỉ
III. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
– Các con hãy đoán xem cô mang đến quả gì nhé!
– Cô cho trẻ sờ và đoán quả cam.
– Con có được uống nước cam bao giờ chưa?
– Nước cam cung cấp gì cho cơ thể chúng ta vậy các con?
– Con thường thấy quả cam có những màu gì?
– Cô cho trẻ biết quả cam có rất nhiều màu: Có quả màu xanh, vàng, cam…
– Hôm nay, cô sẽ cho các con nặn quả cam!
2. Hoạt động 2: Quan sát vật mẫu
– Cô cho trẻ xem vật mẫu
– Cô đưa mẫu lên cho trẻ quan sát và đàm thoại:
+ Qủa cam cô nặn có màu gì?
+ Quả cam có dạng gì?
+ Cuống của quả cam có dạng gì?
+ Lá của quả cam có màu gì vậy con?
3. Hoạt động 3: Cô làm mẫu
– Cô vừa làm mẫu vừa giải thích cách nặn:
+ Đầu tiên cô nặn hình quả cam trước, cô chọn 1 mẫu đất màu vàng nhào đất cho mềm, sau đó cô đặt mẫu đất trên bảng, cô làm động tác xoay tròn để nặn phần quả
+ Cô lấy 1 mẫu đất nhỏ màu xanh để nặn cuống. Cô làm động tác lăn dọc để nặn phần cuống.Tiếp theo cô lấy tiếp 1 mẫu đất nhỏ để nặn lá, cô dùng 2 ngón tay vuốt mẫu đất lại, rồi dùng ngón tay cái ấn dẹt mẫu đất này ra và dính chặt 1 đầu vào cuống để làm lá.
– Cho trẻ làm động tác xoay tròn và lăn dọc trên không.
4. Hoạt động 4: Trẻ thực hiện
– Cho trẻ thực hiện.
– Cô hướng dẫn cho những bạn chưa làm được, gợi ý sáng tạo cho những trẻ thực hiện tốt.
5. Hoạt động 5: Nhận xét sản phẩm
– Cô động viên, hướng dẫn lần nữa những trẻ làm chưa hoàn thiện để lần sau trẻ cố gắng hơn.
– Cho trẻ trưng bày những sản phẩm.
– Giáo dục: Sau khi nặn xong cô giáo nhắc nhở trẻ rửa tay sạch bằng xà phòng, khoá vòi nước cẩn thận để tiết kiệm nước sạch.
– Kết thúc: Cô nhận xét tiết học, động viên, khích lệ trẻ.