PHÒNG GD&ĐT HUYỆN YÊN
Đôc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DỰ THI
GIÁO VIÊN MẦM NON DẠY GIỎI CẤP HUYỆN VÒNG II
CHU KỲ 2016-2018
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
– Trẻ biết tên câu chuyện “Quả bầu Tiên”. Biết tên các nhân vật trong truyên gồm: Chú bé, lão địa chủ, con chim én nhỏ.
– Trẻ biết được 2 tính cách đối lập của hai nhân vật: cậu bé tốt bụng rất yêu quý các con vật, tên địa chủ tham lam độc ác không biết thương yêu các con vật
– Trẻ hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện: Người hiền lành tốt bụng bao giờ cũng được hạnh phúc, người chịu ơn thì không bao giờ quên ơn. Tình cảm yêu mến động vật của chú bé tốt bụng được chim én trả ơn, sống cuộc sống hạnh phúc. Sự tham lam, độc ác của tên địa chủ với con chim nhỏ bị trừng phạt
– Trẻ biết tên trò chơi và hiểu cách chơi trò chơi “ Đạo diễn tý hon”.
2. Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng nghe, ghi nhớ và hiểu nội dung câu chuyện cho trẻ.
– Rèn trẻ có kỹ năng trả lời lưu loát, rõ ràng, đủ câu và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
– Trẻ có kỹ năng phối hợp với các bạn chơi trò chơi trò chơi “ Đạo diễn tý hon”.
3. Thái độ
– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
– Thông qua nội dung câu chuyện giáo dục trẻ biết: Quan tâm, giúp đỡ mọi người và các con vật gần gũi xung quanh trẻ, sống thật thà lương thiện. Đồng thời trẻ hiểu trong cuộc sống không được tham lam, giả dối.
1.Địa điểm:
– Lơp 5-6 tuổi trường MN Yên Lư số 1
– Phòng học sắp xếp gọn gàng, đồ dùng sắp xếp hợp lý, thuận tiện khi sử dụng.
2.Đồ dùng của cô:
– Giáo án tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học thiết kế theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
– Mô hình sân khấu rối: Rối cậu bé, lão địa chủ, con cáo, chim én, quả bầu.
– Mô hình nhà cậu bé và quả bầu với nhiều vàng bạc.
– Máy tính, tivi, hộp đựng quà.
– Video câu chuyện “Quả bầu tiên”
– Nhạc bài hát “Bầu và bí”
– 3 bảng gắn nam châm; 3 bộ tranh cho trẻ chơi trò chơi.
3.Đồ dùng của trẻ:
– Ghế ngồi, thảm xốp
-Trẻ vui vẻ, tâm sinh lý thoải mái, trang phục gọn gàng.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1:Gây hứng thú (2-3 phút).
– Cô tổ chức trò chơi về cây xanh.
– Cô giới thiệu dẫn dắt trẻ vào nội dung câu chuyện “Quả bầu tiên”
– Trẻ chơi trò chơi và làm động tác cùng cô.
– Trẻ lắng nghe
2. Hoạt động 2:Nội dung bài mới (29-30) phút)
* Cô kể câu chuyện diễn cảm lần 1:
– Cô kể diễn cảm thể hiện ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ, nét mặt.
– Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?.
– Trẻ chú ý lắng nghe
– 3-4 trẻ trả lời: Câu chuyện “Quả bầu tiên”
– Chú bé tốt bụng giúp đỡ chim én và đã được chim én trả ơn như thế nào. Lão địa chủ gian ác đã bị trừng phạt các con nghe cô kể lại chuyện .
– Cả lớp chú ý lắng nghe
*Cô kể chuyện lần 2: Diễn cảm kết hợp máy vi tính và màn hình ti vi màn ảnh rộng
-Trẻ lắng nghe và quan sát, theo dõi trên màn hình ti vi.
* Đàm thoại theo nội dung câu chuyện
– Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
– 3-4 trẻ trả lời: Câu chuyện “Quả bầu tiên”
– Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
– 2-3 trẻ trả lời: Chú bé, lão địa chủ, con chim én nhỏ.
– Theo các con chú bé là người như thế nào?
– 1-2 trẻ:
– Hiền lành, chăm chỉ
– Hiền lành, tốt bụng, biết quan tâm đến mọi người và các con vật xung quanh
– Khi chim én bị thương chú bé đã làm gì để cứu chim én?
– 2-3 trẻ trả lời: Chăm sóc, làm 1 tổ mới…
– Khi chim én khỏi bệnh chú bé đã nói gì với chim én?
– 2-3 trẻ trả lời: Én cứ đi theo đàn đi kẻo mùa đông lạnh lắm đến mùa xuân ấm áp thì én lại trở về với anh
– Cả lớp nhắc lại
– Chim én đã bay đi và đã quên ngay chú bé?
– Cả lớp: Không ạ. Chim én đã quay trở lại với chú bé vào mùa xuân.
– Đúng rồi chú bé tốt bụng đã cứu con chim én và để trả ơn chú bé, chim én đã làm gì các con nhỉ?
– 1-2 trẻ trả lời: Chim én tặng chú bé hạt bầu.
– Các con ơi điều kỳ lạ gì xảy ra với cây bầu nhà chú bé?
– 1-2 trẻ: Ra 1 quả bầu khổng lồ ạ
– Theo các con hiểu từ “Khổng lồ” có nghĩa là như thế nào
– Trẻ trả lời: là quả bầu to ạ
– Đúng rồi khổng lồ có nghĩa là quả bầu rất to đấy các con ạ
– Trẻ lắng nghe
– Chú bé đã làm gì với hạt bầu và có điều kỳ lạ gì xảy ra không các con?
-2-3 trẻ: Chú bé trồng hạt bầu và khi bổ quả bầu ra bên tong có nhiều vàng bạc, châu báu.
– Để khẳng định xem có phải quả bầu nhà chú bé có nhiều vàng bạc, châu báu không bây giờ cô cháu mình cùng đến thăm nhà chú bé xem sao nhé.
– Cô và trẻ đi đến nhà chú bé. Cô bổ quả bầu ra
– Trẻ đọc vè đến thăm mô hình,
– Trẻ quan sát và nhận xét
– Vì sao chú bé được hưởng quả bầu tiên có nhiều vàng bạc châu báu?
– 1-2 trẻ: Vì chú bé là người hiền lành, tốt bụng. Biết giúp đỡ mọi vật xung quanh.
– Nếu con có quả bầu tiên giống chú bé thì các con sẽ lam gì?
– 1-2 trẻ trẻ lời:
– Con chia cho các bạn 1 số vàng bạc
– Con chia cho mọi người một số thức ăn ngon
– Cô giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ giúp đỡ những người xung quanh
– Trẻ lắng nghe
– Khi lão địa chủ biết tin về quả bầu của chú bé thì ông ta đã làm gì?
– 1- 2 trẻ trả lời: Ông ta tìm cách bắt một con chim én và bẻ gãy cánh và giả vờ chăm sóc.
– Tên địa chủ đã nói với chim én như thế nào?
– 1-2 trẻ trả lời:
– Bay đi én con mau kiếm hạt bầu tiên về đây cho ta
– Cả lớp nhắc lại
– Theo các con hiểu từ “địa chủ” nghĩa là như thế nào
-1- 2 trẻ: Là người giàu có ạ
– “ Địa chủ” là người có nhiều ruộng đất và rất giàu có.
– Trẻ lắng nghe
– Tên địa chủ cũng đã được chim én trả công một quả bầu chứa rất nhiều vàng bạc châu báu.
– Cả lớp trả lời: Không phải chim én trả công cho lão địa chủ một quả bầu bên trong toàn rắn rết.
– Vì sao quả bầu của chú bé và quả bầu của lão địa chủ lại khác nhau?
– 1-2 trẻ: Vì chú bé là người nhân hậu nên được hưởng. Lão địa chủ là người tham lam độc ác nên bị trừng trị.
– Vì sao lão địa chủ có quả bầu toàn rắn rết?
– 1-2 trẻ: Vì lão địa chủ là người tham lam, độc ác, không biết giúp đỡ mọi người.
– Qua câu chuyện các con học tập ai?
– 2-3 trẻ: Con học tập chú bé
– Vì sao con học tập chú bé?
– 3- 4 trẻ trẻ lời .
– Biết giúp đỡ bạn khi học khi chơi, những người gặp khó khăn…
– Thấy bạn ngã các con làm gì?
– 1-2 trẻ: Nâng bạn lên.
– Khi nhận được sự giúp đỡ chúng mình phải biết làm gì?
– 2-3 trẻ: Biết cảm ơn ạ.
– Vì sao chúng mình không học tập tên địa chủ?.
– 2- 3 trả lời: Vì lão địa chủ là người tham lam, độc ác, không biết giúp đỡ mọi người
– Cô giáo dục cho trẻ: Qua câu chuyện này các con nên học tập chú bé, biết yêu thương quan tâm chăm sóc mọi người, mọi vật xung quanh mình, Còn lão địa chủ thì tham lam, độc ác không biết giúp đỡ mọi người nên bị rắn rết cắn chết đấy.
– Trẻ chú ý lắng nghe.
* Vì sao chú bé được hưởng hạnh phúc ,vì sao tên Địa chủ bị trừng phạt các con cùng cô theo dõi màn kịch rối “Quả bầu tiên” nhé.
– Trẻ đọc đồng dao về “Rau” đi đến sân khấu ngồi xem.
* Cô kể chuyện lần 3: Cô kể chuyện trên mô hình sân khấu rối.
– Trẻ chú ý quan sát
– Các con vừa xem vở kịch rối có tên là gì?
Kết luận: Các con biết không thông qua câu chuyện: Quả bầu tiên dạy chúng ta hãy biết quan tâm, yêu thương con người, con vật và giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Người hiền lành tốt bụng bao giờ cũng được hạnh phúc, người chịu ơn thì không bao giờ quên ơn. Người độc ác, không biết giúp đỡ người khác thì gặp điều dữ và bị trừng phạt.
– Cả lớp: Vở kịch rối “Quả bầu tiên”
* Trò chơi: Đạo diễn tý hon
– Cô thấy các con hôm nay học rất ngoan và giỏi cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi đó là trò chơi “ Đạo diễn tý hon”.
– Cô chia trẻ thành 3 đội và giói thiệu cách chơi
Cách chơi: Cô đã chuẩn bị cho mỗi đội một bộ tranh minh họa của câu chuyện “Quả bầu tiên”, nhưng các tranh xắp xếp không theo thứ tự nội dung. Nhiệm vụ của 3 đội là phải sắp xếp lại các bức tranh ở dưới theo đúng trình tự nội dung của câu chuyện “ Quả bầu tiên”và gắn lên bảng theo thứ tự từ trái sang phải.
– Luật chơi: Trong vòng 1 bản nhạc nếu đội nào sắp xếp đúng theo trình tự nội câu chuyện đúng và nhanh đội đó sẽ dành chiến thắng. Còn nếu đội nào xếp sai và không đúng trình tự nội dung của câu chuyện thì đội đó sẽ thua cuộc, các đội đã rõ cách chơi và luật chơi chưa?
– Cô kiểm tra kết quả 3 đội.
– Trẻ chia thành 3 đội
– Trẻ lắng nghe
– Cả lớp tham gia vào trò chơi
– Trẻ kiểm tra kết quả cùng cô
3. Hoạt động 3: Kết Thúc (1-2 phút)
– Hôm nay các con được nghe cô kể câu chuyện gì? Về nhà các con kể lại cho ông bà bố mẹ nghe nhé. Ngoài sân trường hôm nay cô thấy vườn hoa nở rất đẹp. Cô và các con cùng ra sân ngắm hoa nào?
– Trẻ hát: “Thăm vườn hoa” ra sân chuyển hoạt động khác.
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI SOẠN
Nguyễn Thị Yến Nguyễn Thị Hợi
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN YÊN
Đôc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DỰ THI
GIÁO VIÊN MẦM NON DẠY GIỎI CẤP HUYỆN VÒNG II
CHU KỲ 2016-2018
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
– Trẻ biết tên câu chuyện “Quả bầu Tiên”. Biết tên các nhân vật trong truyên gồm: Chú bé, lão địa chủ, con chim én nhỏ.
– Trẻ biết được 2 tính cách đối lập của hai nhân vật: cậu bé tốt bụng rất yêu quý các con vật, tên địa chủ tham lam độc ác không biết thương yêu các con vật
– Trẻ hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện: Người hiền lành tốt bụng bao giờ cũng được hạnh phúc, người chịu ơn thì không bao giờ quên ơn. Tình cảm yêu mến động vật của chú bé tốt bụng được chim én trả ơn, sống cuộc sống hạnh phúc. Sự tham lam, độc ác của tên địa chủ với con chim nhỏ bị trừng phạt
– Trẻ biết tên trò chơi và hiểu cách chơi trò chơi “ Đạo diễn tý hon”.
2. Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng nghe, ghi nhớ và hiểu nội dung câu chuyện cho trẻ.
– Rèn trẻ có kỹ năng trả lời lưu loát, rõ ràng, đủ câu và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
– Trẻ có kỹ năng phối hợp với các bạn chơi trò chơi trò chơi “ Đạo diễn tý hon”.
3. Thái độ
– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
– Thông qua nội dung câu chuyện giáo dục trẻ biết: Quan tâm, giúp đỡ mọi người và các con vật gần gũi xung quanh trẻ, sống thật thà lương thiện. Đồng thời trẻ hiểu trong cuộc sống không được tham lam, giả dối.
1.Địa điểm:
– Lơp 5-6 tuổi trường MN Yên Lư số 1
– Phòng học sắp xếp gọn gàng, đồ dùng sắp xếp hợp lý, thuận tiện khi sử dụng.
2.Đồ dùng của cô:
– Giáo án tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học thiết kế theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
– Mô hình sân khấu rối: Rối cậu bé, lão địa chủ, con cáo, chim én, quả bầu.
– Mô hình nhà cậu bé và quả bầu với nhiều vàng bạc.
– Máy tính, tivi, hộp đựng quà.
– Video câu chuyện “Quả bầu tiên”
– Nhạc bài hát “Bầu và bí”
– 3 bảng gắn nam châm; 3 bộ tranh cho trẻ chơi trò chơi.
3.Đồ dùng của trẻ:
– Ghế ngồi, thảm xốp
-Trẻ vui vẻ, tâm sinh lý thoải mái, trang phục gọn gàng.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1:Gây hứng thú (2-3 phút).
– Cô tổ chức trò chơi về cây xanh.
– Cô giới thiệu dẫn dắt trẻ vào nội dung câu chuyện “Quả bầu tiên”
– Trẻ chơi trò chơi và làm động tác cùng cô.
– Trẻ lắng nghe
2. Hoạt động 2:Nội dung bài mới (29-30) phút)
* Cô kể câu chuyện diễn cảm lần 1:
– Cô kể diễn cảm thể hiện ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ, nét mặt.
– Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?.
– Trẻ chú ý lắng nghe
– 3-4 trẻ trả lời: Câu chuyện “Quả bầu tiên”
– Chú bé tốt bụng giúp đỡ chim én và đã được chim én trả ơn như thế nào. Lão địa chủ gian ác đã bị trừng phạt các con nghe cô kể lại chuyện .
– Cả lớp chú ý lắng nghe
*Cô kể chuyện lần 2: Diễn cảm kết hợp máy vi tính và màn hình ti vi màn ảnh rộng
-Trẻ lắng nghe và quan sát, theo dõi trên màn hình ti vi.
* Đàm thoại theo nội dung câu chuyện
– Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
– 3-4 trẻ trả lời: Câu chuyện “Quả bầu tiên”
– Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
– 2-3 trẻ trả lời: Chú bé, lão địa chủ, con chim én nhỏ.
– Theo các con chú bé là người như thế nào?
– 1-2 trẻ:
– Hiền lành, chăm chỉ
– Hiền lành, tốt bụng, biết quan tâm đến mọi người và các con vật xung quanh
– Khi chim én bị thương chú bé đã làm gì để cứu chim én?
– 2-3 trẻ trả lời: Chăm sóc, làm 1 tổ mới…
– Khi chim én khỏi bệnh chú bé đã nói gì với chim én?
– 2-3 trẻ trả lời: Én cứ đi theo đàn đi kẻo mùa đông lạnh lắm đến mùa xuân ấm áp thì én lại trở về với anh
– Cả lớp nhắc lại
– Chim én đã bay đi và đã quên ngay chú bé?
– Cả lớp: Không ạ. Chim én đã quay trở lại với chú bé vào mùa xuân.
– Đúng rồi chú bé tốt bụng đã cứu con chim én và để trả ơn chú bé, chim én đã làm gì các con nhỉ?
– 1-2 trẻ trả lời: Chim én tặng chú bé hạt bầu.
– Các con ơi điều kỳ lạ gì xảy ra với cây bầu nhà chú bé?
– 1-2 trẻ: Ra 1 quả bầu khổng lồ ạ
– Theo các con hiểu từ “Khổng lồ” có nghĩa là như thế nào
– Trẻ trả lời: là quả bầu to ạ
– Đúng rồi khổng lồ có nghĩa là quả bầu rất to đấy các con ạ
– Trẻ lắng nghe
– Chú bé đã làm gì với hạt bầu và có điều kỳ lạ gì xảy ra không các con?
-2-3 trẻ: Chú bé trồng hạt bầu và khi bổ quả bầu ra bên tong có nhiều vàng bạc, châu báu.
– Để khẳng định xem có phải quả bầu nhà chú bé có nhiều vàng bạc, châu báu không bây giờ cô cháu mình cùng đến thăm nhà chú bé xem sao nhé.
– Cô và trẻ đi đến nhà chú bé. Cô bổ quả bầu ra
– Trẻ đọc vè đến thăm mô hình,
– Trẻ quan sát và nhận xét
– Vì sao chú bé được hưởng quả bầu tiên có nhiều vàng bạc châu báu?
– 1-2 trẻ: Vì chú bé là người hiền lành, tốt bụng. Biết giúp đỡ mọi vật xung quanh.
– Nếu con có quả bầu tiên giống chú bé thì các con sẽ lam gì?
– 1-2 trẻ trẻ lời:
– Con chia cho các bạn 1 số vàng bạc
– Con chia cho mọi người một số thức ăn ngon
– Cô giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ giúp đỡ những người xung quanh
– Trẻ lắng nghe
– Khi lão địa chủ biết tin về quả bầu của chú bé thì ông ta đã làm gì?
– 1- 2 trẻ trả lời: Ông ta tìm cách bắt một con chim én và bẻ gãy cánh và giả vờ chăm sóc.
– Tên địa chủ đã nói với chim én như thế nào?
– 1-2 trẻ trả lời:
– Bay đi én con mau kiếm hạt bầu tiên về đây cho ta
– Cả lớp nhắc lại
– Theo các con hiểu từ “địa chủ” nghĩa là như thế nào
-1- 2 trẻ: Là người giàu có ạ
– “ Địa chủ” là người có nhiều ruộng đất và rất giàu có.
– Trẻ lắng nghe
– Tên địa chủ cũng đã được chim én trả công một quả bầu chứa rất nhiều vàng bạc châu báu.
– Cả lớp trả lời: Không phải chim én trả công cho lão địa chủ một quả bầu bên trong toàn rắn rết.
– Vì sao quả bầu của chú bé và quả bầu của lão địa chủ lại khác nhau?
– 1-2 trẻ: Vì chú bé là người nhân hậu nên được hưởng. Lão địa chủ là người tham lam độc ác nên bị trừng trị.
– Vì sao lão địa chủ có quả bầu toàn rắn rết?
– 1-2 trẻ: Vì lão địa chủ là người tham lam, độc ác, không biết giúp đỡ mọi người.
– Qua câu chuyện các con học tập ai?
– 2-3 trẻ: Con học tập chú bé
– Vì sao con học tập chú bé?
– 3- 4 trẻ trẻ lời .
– Biết giúp đỡ bạn khi học khi chơi, những người gặp khó khăn…
– Thấy bạn ngã các con làm gì?
– 1-2 trẻ: Nâng bạn lên.
– Khi nhận được sự giúp đỡ chúng mình phải biết làm gì?
– 2-3 trẻ: Biết cảm ơn ạ.
– Vì sao chúng mình không học tập tên địa chủ?.
– 2- 3 trả lời: Vì lão địa chủ là người tham lam, độc ác, không biết giúp đỡ mọi người
– Cô giáo dục cho trẻ: Qua câu chuyện này các con nên học tập chú bé, biết yêu thương quan tâm chăm sóc mọi người, mọi vật xung quanh mình, Còn lão địa chủ thì tham lam, độc ác không biết giúp đỡ mọi người nên bị rắn rết cắn chết đấy.
– Trẻ chú ý lắng nghe.
* Vì sao chú bé được hưởng hạnh phúc ,vì sao tên Địa chủ bị trừng phạt các con cùng cô theo dõi màn kịch rối “Quả bầu tiên” nhé.
– Trẻ đọc đồng dao về “Rau” đi đến sân khấu ngồi xem.
* Cô kể chuyện lần 3: Cô kể chuyện trên mô hình sân khấu rối.
– Trẻ chú ý quan sát
– Các con vừa xem vở kịch rối có tên là gì?
Kết luận: Các con biết không thông qua câu chuyện: Quả bầu tiên dạy chúng ta hãy biết quan tâm, yêu thương con người, con vật và giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Người hiền lành tốt bụng bao giờ cũng được hạnh phúc, người chịu ơn thì không bao giờ quên ơn. Người độc ác, không biết giúp đỡ người khác thì gặp điều dữ và bị trừng phạt.
– Cả lớp: Vở kịch rối “Quả bầu tiên”
* Trò chơi: Đạo diễn tý hon
– Cô thấy các con hôm nay học rất ngoan và giỏi cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi đó là trò chơi “ Đạo diễn tý hon”.
– Cô chia trẻ thành 3 đội và giói thiệu cách chơi
Cách chơi: Cô đã chuẩn bị cho mỗi đội một bộ tranh minh họa của câu chuyện “Quả bầu tiên”, nhưng các tranh xắp xếp không theo thứ tự nội dung. Nhiệm vụ của 3 đội là phải sắp xếp lại các bức tranh ở dưới theo đúng trình tự nội dung của câu chuyện “ Quả bầu tiên”và gắn lên bảng theo thứ tự từ trái sang phải.
– Luật chơi: Trong vòng 1 bản nhạc nếu đội nào sắp xếp đúng theo trình tự nội câu chuyện đúng và nhanh đội đó sẽ dành chiến thắng. Còn nếu đội nào xếp sai và không đúng trình tự nội dung của câu chuyện thì đội đó sẽ thua cuộc, các đội đã rõ cách chơi và luật chơi chưa?
– Cô kiểm tra kết quả 3 đội.
– Trẻ chia thành 3 đội
– Trẻ lắng nghe
– Cả lớp tham gia vào trò chơi
– Trẻ kiểm tra kết quả cùng cô
3. Hoạt động 3: Kết Thúc (1-2 phút)
– Hôm nay các con được nghe cô kể câu chuyện gì? Về nhà các con kể lại cho ông bà bố mẹ nghe nhé. Ngoài sân trường hôm nay cô thấy vườn hoa nở rất đẹp. Cô và các con cùng ra sân ngắm hoa nào?
– Trẻ hát: “Thăm vườn hoa” ra sân chuyển hoạt động khác.
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI SOẠN
Nguyễn Thị Yến Nguyễn Thị Hợi