Khi nhắc đến Ấn Độ, một trong những điểm đầu tiên hiện lên là quốc gia chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo. Các tôn giáo có nguồn gốc Ấn Độ như Ấn Độ giáo, đạo Jain, Phật giáo và đạo Sikh,[3] tất cả đều dựa trên khái niệm về pháp và nghiệp.
Do đó, văn hóa Ấn Độ được coi là sự pha trộn của nhiều nền văn hóa của các bang và vùng lãnh thổ. Đồng thời, tôn giáo cũng tạo nên điểm khác biệt, đặc trưng riêng biệt cho quốc gia này.
1.1 Lịch sử ẩm thực Ấn Độ
Ẩm thực Ấn Độ có nguồn gốc như là một nghi lễ linh thiêng với các món ăn được chuẩn bị để dâng lên các vị thần như là cống vật. Những loại thức ăn này có thành phần hoàn toàn tự nhiên, chưa qua sơ chế như là thân cây, gáo dừa…
Người Ấn Độ cực kỳ coi trọng nghi lễ trong cuộc sống. Đặc biệt, trước khi chuẩn bị các món ăn thì phải tắm rửa, lau chùi bếp sạch sẽ. Mỗi nghi lễ sẽ có những loại thực phẩm khác nhau tạo nên sự đa dạng về ẩm thực.
Sau đó, Ấn Độ trải qua nhiều thế kẻ đô hộ của các quốc gia khác nên nền ẩm thực cũng có nhiều thay đổi về hương vị, màu sắc nhưng vẫn giữ lại những đặc trưng riêng. Trong đó, gia vị được người Ấn Độ cực kỳ đáng giá cao và chú trọng trong việc chế biến. Phổ biến nhất là bột cà ri.
Ngày nay, dù chịu nhiều sự thay đổi của xã hội nhưng ẩm thực Ấn Độ vẫn phảng phất những hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được. Những món ăn của Ấn Độ luôn chứa đựng nhiều giá trị, đa dạng và phong phú về cách trình bày khiến nhiều người ngỡ ngàng và cực kỳ thu hút.
1.2 Đặc điểm đặc trưng ẩm thực Ấn Độ
Món ăn Ấn Độ thường có màu sắc thật ấn tượng, bắt mắc giúp thu hút người thưởng thức từ những ánh nhìn đầu tiên. Đây là một đặc trưng riêng biệt không phải nền ẩm thực nào cũng có. Bên cạnh đó, văn hóa ẩm thực Ấn Độ còn rất nhiều đặc trưng khác biệt như là:
a) Văn hóa ăn bằng tay
Đây là một trong những văn hóa đặc biệt và đặc trưng trong ăn uống của quốc gia này. Ấn Độ không dùng thìa, đũa, dao, dĩa như các quốc gia khác mà sử dụng tay trực tiếp bốc thức ăn. Đây giống như là một nghi thức thể hiện sự tôn trọng, tri ân chúa trời mang lại những món ăn ngon.
Nếu có đến với Ấn Độ hãy thử văn hóa ăn uống thú vị này nhé.
b) Nguyên liệu đặc trưng trong ẩm thực Ấn Độ
Trong văn hóa ẩm thực Ấn Độ, nguyên liệu chính trong hầu hết các bữa ăn sẽ là gạo và bột mì. Bên cạnh đó, đậu lăng là một loại thực phẩm phổ biến mà mỗi gia đình người Ấn đều sẽ có loại thực phẩm này.
Bên cạnh đó, bơ sữa cũng là một loại thức uống có mặt hầu hết trong mọi bữa ăn với mục đính thanh lọc tinh thần. Bơ sữa được lấy từ sữa trâu và dê và chế biến thành món tráng miệng
c) Không sử dụng thịt bò, thịt lợn
Là một đất nước tôn giáo, mọi người dân Ấn Độ chủ yếu ăn chay, hạn chế các loại thực phẩm từ động vật. Ngũ cốc, gạo, bột mì là loại thực phẩm ưu tiên.
Thực phẩm sử dụng từ động vật chủ yếu là thịt cừu, dê, gà và các loại hải sản nhưng cũng rất hạn chế. Những món ăn này thường là sự du nhập và chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của các nền ẩm thực khác, nổi bật nhất là các nước Tây Á, Đông Âu…
d) Thiên đường của các loại gia vị
Ấn Độ được mệnh danh là thiên đường của các loại gia vị. Hầu như trong mọi món ăn của người Ấn đều là sự tổng hợp của rất hiều loại gia vị khác nhau. Các loại gia vị thường được phơi khô và ghiền nhỏ để sử dụng tiện lợi trong quá trình chế biến.
Vì sự dụng gia vị nhiều, nên không quá khó các món ăn Ấn Độ luôn nhiều màu sắc ấn tượng và bắt mắt. Nổi bật là món Cà ri Ấn.
e) Cách thức chế biến các món ăn đặc biệt
Cách thức chế biến món ăn của người Ấn rất đặc trưng. Ví dụ như món cơm, trước khi nấu, gạo sẽ được xào qua với dầu hoặc bơ rồi đổ nước và nấu. Khi cơm gần chín sẽ thêm các loại gia vị như quế hồi, tiêu, hoặc các loại rau củ quả vào nấu kèm cho chín.
Các món ăn thường có nhiều màu sắc và được trang trí thật cầu kỳ thu hút người dùng.