Nhắc đến dưỡng ẩm thì bất kể làn da khô hay dầu đều cần đến bước này trong quy trình dưỡng da hằng ngày. Lanolin là một ứng viên sáng giá bên cạnh những cái tên như glycerin, hyaluronic acid, dầu khoáng… Thế nhưng, trong thực tế dầu lanolin có đủ an toàn cho làn da và đem lại hiệu quả dưỡng ẩm thật sự tốt hay không vẫn còn gây tranh cãi. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về dầu lanolin từ bài viết sau của Chăm Sóc Sắc Đẹp Á Âu nhé.
Dầu lanolin là gì? (Nguồn ảnh: Internet)
Chỉ cần nghe “dầu”, ắt hẳn những bạn sở hữu làn da dầu sẽ ngần ngại sử dụng sản phẩm đó lên da, nhưng những bạn da khô sẽ ưa chuộng và mạnh dạn đưa vào quy trình chăm sóc da hằng ngày hơn. Với khả năng làm mềm và ngăn ngừa thất thoát độ ẩm trong da, lanolin và các dẫn xuất được ứng dụng nhiều để bảo vệ, điều trị và làn đẹp cho làn da.
Dầu lanolin là gì?
Lanolin là chất béo màu vàng thu được từ len cừu. Đây là sản phẩm được tinh chế, tiết ra từ tuyến bã nhờn của cừu, chủ yếu gồm các este sáp chuỗi dài hoặc este stetol và thiếu đi glyceride nên nó không phải là chất béo thật sự, còn được gọi là mỡ len hoặc sáp len.
Lanolin là một loại dầu từ cừu, có khả năng kháng nước và khử mùi (Nguồn ảnh: Internet)
Lanolin có khả năng chống nước, giúp da và len của cừu được điều hòa và chủ yếu được chiết xuất từ việc xén lông cừu. Do đó, các sản phẩm chứa lanolin được xem là thành phần tự nhiên và không gây hại cho động vật.
Đặc tính của dầu lanolin
Lanolin là một chất làm mềm, hình thành lớp dầu bao phủ lên lớp sừng của lớp biểu mô, từ đó làm giảm mất nước qua da, giúp da không bị kích ứng, bảo vệ da khỏi nhiễm trùng. Vì thế, lanolin được ứng dụng như một thành phần trong sản phẩm thoa ngoài da như kem dưỡng, thuốc mỡ, chất bôi trơn… nhằm bảo vệ và tăng cường thẩm mỹ cho da người.
Lanolin là thành phần phổ biển trong sản phẩm bôi ngoài da (Nguồn ảnh: Internet)
Công dụng của lanolin trong các sản phẩm chăm sóc da
Giữ ẩm
Lanolin phát huy công dụng của một chất làm mềm, làm giảm sự mất nước trên da, đảm bảo da đủ độ ẩm và hạn chế sự xuất hiện của nếp nhăn. Vì vậy, lanolin được xem như “vị cứu tinh” của làn da khô nẻ, bong tróc trong mùa đông hoặc điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Dưỡng môi
Theo byrdie.com, lanolin có khả năng thâm nhập vào hàng rào độ ẩm của môi, vì thế được sử dụng rộng rãi trong sản xuất sản phẩm son dưỡng và mặt nạ môi đắp qua đêm.
Chăm sóc mẹ và bé
Lanolin còn có mặt trong kem làm dịu triệu chứng phát ban từ tã giấy của trẻ sơ sinh và phục hồi độ ẩm, giảm đau ở núm vú của những người đang cho con bú.
Do có độ lành tính nhất định nên lanolin được sử dụng để sản xuất sản phẩm cho mẹ và bé (Nguồn ảnh: Internet)
Sản phẩm chứa dầu lanolin
Careline Lanolin Cream
Kem dưỡng đến từ thương hiệu Careline của Úc chứa lanolin, tinh dầu hạt nho, vitamin E… giúp nuôi dưỡng làn da mềm mịn, tăng độ đàn hồi và hạn chế tình trạng khô tróc, nứt nẻ.
Elizabeth Arden Eight Hour Cream Skin Protectant
Bên cạnh những thành phần dưỡng ẩm như dầu lanolin, dầu khoáng, dầu đậu nành…, kem dưỡng ẩm cho da và môi này còn có chút ít salicylic acid có công dụng tẩy da chết nhẹ nhàng.
Elizabeth Arden Eight Hour Cream Skin Protectant (Nguồn ảnh: Internet)
Carmex Classic Lip Balm Medicated
Bơ ca cao (cocoa buttter) và lanolin có trong sản phẩm có tác dụng làm mềm môi, hạn chế tình trạng nứt nẻ và chảy máu cho môi.
Jack Black Intense Therapy Lip Balm Lemon & Shea Butter
Đây là dòng son dưỡng giàu dưỡng chất và chất chống oxy, giúp làm dịu đôi khô khô nứt hiệu quả. Ngoài ra, sản phẩm còn có hiệu quả chống nắng với chỉ số SPF 25.
Jack Black Intense Therapy Lip Balm Lemon & Shea Butter (Nguồn ảnh: Internet)
Thông tin thêm
Lanolin có an toàn cho da?
- Dầu lanolin có khả năng gây kích ứng khi tiếp xúc với da một số người, theo một số nghiên cứu đã chỉ ra. Do đó, bạn cần patch test trước khi sử dụng trên diện tích lớn.
Da dầu mụn có nên sử dụng dầu lanolin?
- Theo bác sĩ Maryam Zamani – người sáng lập nên thương hiệu MZ Skin, nên tránh sử dụng sản phẩm chứa lanolin nếu bạn e ngại nguy cơ bít tắc lỗ chân lông. Lỗ chân lông tắc nghẽn chính là một trong những nguyên nhân khiến da nổi mụn nhiều hơn.
Dầu lanolin hầu như không được khuyến khích dùng cho da mụn (Nguồn ảnh: Internet)
Vì sao lanolin phù hợp với da khô?
- Theo một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lanolin có thể làm giảm lượng nước mất qua da từ 20 đến 30 phần trăm. Cho nên chúng rất có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, giảm cảm giác khô ráp hay da bị bong tróc.
Thông qua bài viết trên, Chăm Sóc Sắc Đẹp Á Âu hy vọng bạn đã có thêm kiến thức về lanolin và cách ứng dụng loại dầu lanolin vào quy trình chăm sóc da hằng ngày. Thực chất, không phải bất kỳ sản phẩm skincare nào chứa lanolin cũng gây hại cho da dầu mụn. Điều bạn cần làm là tìm hiểu kỹ về tỷ lệ của dầu lanolin trong mỹ phẩm và lưu ý patch test trước khi sử dụng trên diện tích da lớn.