Nhiều mẹ mới mang thai lần đầu sẽ không biết vị trí nhau thai nào tốt cho thai nhi. Rau bám mặt trước hay mặt sau thì an toàn, thuận lợi hơn, không ảnh hưởng nhiều đến quá trình mang thai và sinh nở?
Nhau thai là bộ phận quan trọng đóng vai trò bảo vệ và nuôi dưỡng bào thai. Bánh nhau có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau, có thể là mặt trước, mặt sau, phía trên, bên trái hay bên phải tử cung.
Nhau thai được kết nối với thai nhi bằng dây rốn, có vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy đến thai nhi, đồng thời giúp đào thải các chất thải từ thai nhi. Không chỉ vậy, nhau thai còn giúp lọc bỏ các chất độc hại (vi khuẩn, thuốc,…) mà mẹ hấp thụ vào cơ thể.
Ngoài ra, nó còn có vai trò bảo vệ bào thai khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng, tiết ra 1 lượng lớn hormone nữ giúp mẹ bầu ngăn chặn cơn co thắt tử cung khi chưa đến ngày sinh nở.
Vị trí nhau thai sẽ được xác định bằng siêu âm, được thực hiện trong tuần 18-20 của thai kỳ, tức là giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2.
Rau bám mặt trước hay mặt sau thì tốt?
Vị trí nhau thai sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng thai phụ. Trong đó, những vị trí bình thường của nhau thai, bao gồm:
-
Nhau bám mặt trước (phía trước thành tử cung)
-
Nhau bám mặt sau (phía sau thành tử cung)
-
Nhau bám bên phải hoặc bên trái tử cung.
-
Nhau bám phía trên thành tử cung.
Nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết rau bám mặt trước hay mặt sau thì tốt hơn? Thật ra, rau bám mặt sau là vị trí bình thường, an toàn nhất.
Nếu mẹ bầu gặp rau bám mặt trước sẽ hơi khó khăn trong việc cảm nhận các cử động thai, và chỉ nhận thấy được các cử động của thai nhi sau tuần thứ 24. Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn không cảm nhận được các chuyển động này cuả bé yêu thì hãy đến gặp bác sỹ để được tư vấn ngay nhé.
Hơn nữa, với vị trí bám không thuận lợi của rau thai sẽ cản trở bác sỹ khi siêu âm lắng nghe nhịp tim của trẻ, rau bám mặt trước còn làm tăng nguy cơ mẹ bầu bị cao huyết áp, tiểu đường, trẻ chậm tăng trưởng,…
Ngoài ra, nếu bác sỹ chẩn đoán mẹ bầu bị nhau tiền đạo hoặc nhau bám thấp, gần cổ tử cung cũng không tốt. Vì những tình trạng này sẽ gây nguy hiểm cho thai kỳ của mẹ nên bác sỹ có thể đề nghị mổ lấy thai.
Một lưu ý khác, vị trí của bánh nhau thường không cố định khi thai ở 21-26 tuần tuổi. Nguyên nhân chính là do thai nhi lớn dần lên, và tử cung cũng lớn dần nên bánh nhau sẽ bị kéo xuống đáy tử cung (vị trí an toàn). Vì vậy, tốt nhất các mẹ nên đi khám thai định kỳ để kiểm tra vị trí của bánh nhau khi tuổi thai lớn hơn.
Rau bám mặt trước có khiến bà bầu khó sinh nở?
Câu hỏi này khó có câu trả lời chính xác vì còn tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu. Trong 3 tháng cuối, mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ để kiểm tra các chỉ số nước ối, cân nặng thai nhi, vòng chậu,… Cần tìm hiểu kỹ những lưu ý quan trọng này thì bác sĩ mới đánh giá được khả năng sinh nở của mẹ.
Tình trạng rau bám mặt trước hay sau nếu được theo dõi chặt chẽ đều không quá nguy hiểm, chỉ những trường hợp sinh khó thì khả năng cao mới chỉ định mổ lấy thai.
Phụ nữ mang thai nên áp dụng một số biện pháp sau để chăm sóc nhau thai được tốt hơn:
Tránh hút và ngửi thuốc lá vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi và nhau thai
Tránh xa những cú dằn, sốc, va đập mạnh vào bụng
Tăng cường ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc, quả óc chó, hạt hạnh nhân, hạt thông, mắc ca,…
Tham khảo ý kiến bác sĩ về các bài tập kegel, đi bộ và yoga khi mang thai
Nếu bị đau bụng hoặc chảy máu âm đạo, bạn nên đến ngay bệnh viện để khám bệnh, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Khi ngày dự sinh của bạn đến gần, bác sỹ sản khoa sẽ kiểm tra lại vị trí nhau thai để đảm bảo rằng nhau thai không chặn cổ tử cung, nên mẹ đừng quá lo lắng, hãy theo dõi thai đều đặn theo chỉ định của bác sỹ nhé. Chúc mẹ và bé có nhiều sức khỏe trong suốt thai kỳ.
Hãy để Bé Yêu giúp mẹ cung cấp kiến thức chuẩn khoa học trong việc nuôi dạy và chăm sóc bé.
Đăng ký TẠI ĐÂY.