Antoanvesinh.com
No Result
View All Result
  • Bệnh thường gặp
  • Dinh dưỡng
    • Thực phẩm theo mùa
    • Tư vấn sử dụng thực phẩm
    • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Thực Đơn Mỗi Ngày
    • Thực đơn ăn uống
  • Tin Sức khỏe
    • Gia đình xanh
  • Công thức ăn uống
    • Đồ ăn
    • Làm bánh
    • Đồ uống
  • Địa điểm ăn ngon
  • Bệnh thường gặp
  • Dinh dưỡng
    • Thực phẩm theo mùa
    • Tư vấn sử dụng thực phẩm
    • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Thực Đơn Mỗi Ngày
    • Thực đơn ăn uống
  • Tin Sức khỏe
    • Gia đình xanh
  • Công thức ăn uống
    • Đồ ăn
    • Làm bánh
    • Đồ uống
  • Địa điểm ăn ngon
No Result
View All Result
Antoanvesinh.com
No Result
View All Result
Home Life Style

Tác dụng của rau tần ô là gì?

Security by Security
8 Tháng Chín, 2023
Reading Time:7min read
0

Rau tần ô hay còn được gọi bằng những tên quen thuộc khác như rau cải cúc, rau cúc, cúc tần ô, đông cao, xuân cúc. Tại Nhật Bản, rau tần ô được gọi là Shingiku, ở Trung Quốc gọi là Tong Hao và ở Anh gọi là Crown Daisy.

Xem thêm

Rau mùi tây (ngò tây) và 6 tác dụng mà bạn không ngờ tới

9 cách làm salad rau củ giúp giảm cân và chống ngán ngày Tết Ẩm Thực Thông Thái

Cách nấu 3 món cháo thịt gà cho bé với các loại rau củ

Rau tần ô có nguồn gốc từ Đông Á, là một loại rau được trồng phổ biến và xuất hiện trong những bữa cơm hàng ngày, kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Việc ăn rau tần ô đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ giảm cân, bảo vệ chống oxy hóa, giảm nguy cơ ung thư phổi, cũng như bảo vệ chống lại các vấn đề tim mạch, sỏi thận, cellulite, đầy hơi và loãng xương.

Rau tần ô sống quanh năm, cây có thể cao tới 1,2 m, lá ôm vào thân, xẻ thành hình lông chim. Cụm hoa ở nách lá, bông hoa màu trắng vàng, mùi thơm. Mùa hoa tần ô thường rơi vào khoảng tháng 1 đến tháng 3. Bộ phận sử dụng được trên cây tần ô là lá. Lá tần ô có mùi thơm đặc trưng, hơi hăng gần giống như mù tạt, vị ngọt thanh. Một lưu ý nhỏ khi nấu rau tần ô là không nên nấu quá chín vì việc này sẽ làm giảm lợi ích sức khỏe của nó.

Thành phần dinh dưỡng của rau tần ô

Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau tần ô bao gồm:

– Calo: 14

– Đạm: 1,6 g

– Tinh bột: 1,9 g

Buy JNews
ADVERTISEMENT

– Tro: 700 mg

– Canxi: 63 mg

– Sắt: 800 mcg

– Nước: 93,7 g

– Chất xơ: 2 g

– Phốt pho: 38 mg

– Carotin: 1 mcg

– Vitamin C: 27 mg

– Vitamin PP: 200 mg

– Axit chlorogenic

– Flavonoid

– Kali

Tác dụng của rau tần ô

Theo Đông y, rau tần ô có vị ngọt, hơi đắng, the, thơm, tính hơi mát, lành không độc, có tính năng tiêu thực, thanh đàm hỏa, yên tâm khí. Loại rau này có công hiệu chữa trị ho lâu ngày, làm tán phong nhiệt, chữa đau mắt, nên thường được sử dụng cho các chứng như: ăn khó tiêu, viêm họng, viêm phế quản…

Còn theo y học hiện đại, rau tần ô có một số công dụng như sau:

1. Hỗ trợ giảm cân

Tác dụng của rau tần ô là gì? - 3

Rau tần ô chứa nhiều axit chlorogenic, một loại axit hydroxycinnamic cũng có nhiều trong hạt cà phê. Axit chlorogenic đã được chứng minh là có đặc tính làm chậm quá trình giải phóng glucose vào máu sau bữa ăn, điều này làm cho nó trở thành một chất dinh dưỡng giảm cân tuyệt vời.

Ở Bắc Âu, axit chlorogenic làm từ hạt cà phê xanh được sử dụng trong kẹo cao su và kẹo bạc hà để thúc đẩy quá trình giảm cân hiệu quả hơn.

Ngoài ra, rau tần ô rất ít calo, một khẩu phần 100g rau tần ô chỉ chứa khoảng 14 calo, lại chứa nhiều nước và chất xơ, do đó giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế sự thèm ăn, giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể, góp phần vào lợi ích giảm cân lành mạnh.

2. Chống oxy hóa

Ngoài lợi ích giảm cân tiềm năng, axit chlorogenic có trong rau tần ô còn có khả năng chống oxy hóa. Rau tần ô cũng rất giàu các hợp chất chống oxy hóa khác như flavonoid, vitamin và carotenoid.

Những chất chống oxy hóa này có tác dụng vô cùng quan trọng đến cơ thể, giúp tiêu diệt các gốc tự do, các phân tử phá hủy có liên quan đến bệnh tim, ung thư, lão hóa sớm và nhiều căn bệnh mãn tính khác. Do đó, rau tần ô có nhiều công dụng trong việc bảo vệ hệ tim mạch, chống viêm, phòng chống ưng thư, ngăn chặn quá trình lão hóa da…

3. Cung cấp nhiều kali

Một khẩu phần 100 gram rau tần tô sống có chứa tới 460 miligam kali. Lượng kali này nhiều hơn 30% so với một khẩu phần chuối tương tự dù từ lâu chuối được coi là “thực phẩm vàng” cho kali. Do đó, hãy tìm đến rau tần ô khi bạn muốn bổ sung thêm kali cho cơ thể.

Kali là một khoáng chất vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các xung thần kinh và hoạt động của cơ bắp. Một chế độ ăn giàu kali sẽ giúp cơ thể bảo vệ chống lại huyết áp cao, đột quỵ, sỏi thận, đầy hơi, chứng cellulite (sần da cam), mất xương.

4. Ngăn ngừa ung thư phổi

Một nghiên cứu lớn được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Châu Á – Thái Bình Dương năm 2007 đã tìm hiểu mối liên hệ giữa chế độ ăn nhiều rau cung cấp vitamin A (dưới dạng caroten) và nguy cơ ung thư phổi của những người tham gia nghiên cứu. Kết quả cho thấy việc tiêu thụ nhiều rau giàu vitamin A hơn có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư phổi.

Trong khi đó, rau tần ô cũng rất giàu vitamin A, có hiệu quả đặc biệt trong việc giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, hỗ trợ điều trị căn bệnh này hiệu quả.

5. An thần, ổn định cảm xúc

Rau tần ô rất giàu vitamin và các axit amin nên có tác dụng tốt đối với người tâm trạng lo lắng. Ăn rau tần ô hàng ngày có thể giúp an thần, ổn định cảm xúc, bảo vệ não, phòng ngừa chứng mất trí nhớ, hay quên.

6. Chống táo bón, hỗ trợ hệ tiêu hóa

Tác dụng của rau tần ô là gì? - 4

Rau tần ô có chứa một lượng chất xơ vô cùng dồi dào, có thể thúc đẩy nhu động ruột, giúp cơ thể đào thải các chất độc hại trong đường ruột, từ đó mang lại tác dụng tốt trong việc phòng chống táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa nói chung.

7. Giải cảm, chữa ho

Lượng vitamin A có trong rau tần ô rất dồi dào. Nó có tác dụng chống nhiễm trùng hệ hô hấp, tăng cường chức năng của phổi, tiêu đờm, giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn, giải cảm, giảm ho hiệu quả.

8. Tiêu sưng, lợi tiểu

Rau tần ô chứa nhiều axit amin, chất béo, protein và natri, kali cùng nhiều khoáng chất khác, giúp điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể, từ đó giúp giảm phù nề, thanh nhiệt, lợi tiểu.

9. Tăng tiết sữa cho phụ nữ sau sinh

Sản phụ cần có nhiều sữa sau sinh để cho con bú, có thể ăn rau cải cúc và thịt nạc. Chế biến bằng cách hấp thủy để giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất.

Cách chế biến rau tần ô

Dưới đây là gợi ý một số món ăn bổ dưỡng với rau tần ô, đem lại nhiều công dụng cho sức khỏe:

– Rau tần ô nấu thịt băm

– Rau tần ô nấu canh tôm

– Rau tần ô nấu canh đậu hũ non

– Canh cá thác lác viên nấu rau tần ô

– Rau tần ô nấu canh ngao

– Rau tần ô xào tỏi

– Rau tần ô luộc…

Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tac-dung-cua-rau-tan-o-la-gi-d276810.htmlNguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tac-dung-cua-rau-tan-o-la-gi-d276810.html

Security

Security

Related Posts

Rau mùi tây (ngò tây) và 6 tác dụng mà bạn không ngờ tới
Life Style

Rau mùi tây (ngò tây) và 6 tác dụng mà bạn không ngờ tới

8 Tháng Chín, 2023
Life Style

9 cách làm salad rau củ giúp giảm cân và chống ngán ngày Tết Ẩm Thực Thông Thái

8 Tháng Chín, 2023
Life Style

Cách nấu 3 món cháo thịt gà cho bé với các loại rau củ

8 Tháng Chín, 2023
Life Style

Các Món Rau Củ Thập Cẩm Chấm Kho Quẹt – Kho quẹt Má Hà

8 Tháng Chín, 2023
Life Style

Công dụng và cách sử dụng bột diếp cá

8 Tháng Chín, 2023
Life Style

Cách làm thạch rau câu hình chai Sting siêu độc đáo

8 Tháng Chín, 2023
Next Post

Đau thắt lưng ở nam giới tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm

Xây dựng thực đơn cho người suy thận độ 3 khoa học và hợp lý - H&H Nutrition

Xây dựng thực đơn cho người suy thận độ 3 khoa học và hợp lý - H&H Nutrition

Đọc nhiều nhất

TIẾN SĨ PHẠM NGỌC CHIẾN: ĐÃ ĐẾN LÚC ĐƯA VIỆC ĐIỀU TRỊ TRẺ EM SUY DINH DƯỠNG CẤP TÍNH VÀO LUẬT

TIẾN SĨ PHẠM NGỌC CHIẾN: ĐÃ ĐẾN LÚC ĐƯA VIỆC ĐIỀU TRỊ TRẺ EM SUY DINH DƯỠNG CẤP TÍNH VÀO LUẬT

19 Tháng Chín, 2023
Cách làm gà hầm rau củ ngọt thơm, bổ dưỡng cho cả gia đình

Cách làm gà hầm rau củ ngọt thơm, bổ dưỡng cho cả gia đình

6 Tháng Mười, 2023
Thực hư tác dụng của quả và lá Sa Kê - YouMed

Thực hư tác dụng của quả và lá Sa Kê – YouMed

4 Tháng Chín, 2023
Lời chúc Ngày của Cha 2022 ý nghĩa nhất

Lời chúc Ngày của Cha 2022 ý nghĩa nhất

9 Tháng Chín, 2023

Thông cáo về thông tin: Dầu cá omega-3 ăn mòn tấm xốp

18 Tháng Mười, 2023

Top 6 cách nấu cháo cua cho bé thơm ngon, bổ dưỡng và dễ ăn nhất

28 Tháng Tám, 2023

Đái tháo đường: Nên ăn gì và không nên ăn gì?

5 Tháng Chín, 2023
Antoanvesinh.com

An toàn vệ sinh cho cuộc sống khỏe mạnh

Bài viết mới

  • Trồng rau thủy canh – xu hướng cho cuộc sống xanh
  • Những trăn trở cho doanh nghiệp trồng rau thủy canh quy mô lớn
  • Cơn sốt rau thủy canh ở Lâm đồng và mối lo đầu ra

Chuyên mục

  • Ẩm thực xanh
  • Bệnh thường gặp
  • Business
  • Chưa phân loại
  • Công thức ăn uống
  • Culture
  • Địa điểm ăn ngon
  • Dinh dưỡng
  • Đồ ăn
  • Đồ uống
  • Economy
  • Featured
  • Gia đình xanh
  • Health
  • Làm bánh
  • Làm đẹp
  • Life Style
  • Lifestyle
  • Mẹo Vặt
  • Opinion
  • Politics
  • Sống xanh
  • Tech
  • Thực đơn ăn uống
  • Thực Đơn Mỗi Ngày
  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Thực phẩm theo mùa
  • Tin Sức khỏe
  • Tổng hợp
  • Travel
  • Tư vấn sử dụng thực phẩm
  • World

Website liên kết

Cắm trại

Học tiếng

Rating

ielts

© 2023 An toàn vệ sinh

No Result
View All Result
  • Bệnh thường gặp
  • Dinh dưỡng
    • Thực phẩm theo mùa
    • Tư vấn sử dụng thực phẩm
    • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Thực Đơn Mỗi Ngày
    • Thực đơn ăn uống
  • Tin Sức khỏe
    • Gia đình xanh
  • Công thức ăn uống
    • Đồ ăn
    • Làm bánh
    • Đồ uống
  • Địa điểm ăn ngon

© 2023 An toàn vệ sinh