Rau lủi có “danh dược” là Kim thất với tên khoa học Gynura Acutifolia thuộc họ Asteraceae. Rau lủi thuộc loại bò trườn có chiều dài trên 1 m, với thân nhẵn với nhiều cành.
Lá mọc so le, cuống ngắn, đầu lá nhọn, mép khía răng cưa không đều, lá dày, nhẵn mọng nước và có mùi thơm đặc trưng “thuốc Bắc”. Rau lủi thường mọc hoang hoặc được trồng làm rau ăn hoặc làm thuốc. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây còn tươi hay phơi, sấy khô.
Theo Đông y, rau lủi có vị cay ngọt thơm, tính bình, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ tiêu thũng, chỉ khái. Được sử dụng trị viêm họng, viêm khí quản mạn, phong tê thấp khớp, xương đau nhức, chấn thương sưng đau, ho gió, ho gà, ho lao, ngã thương, sưng vú, nhọt độc, ngứa loét, bong gân, loét dạ dày, táo bón, viêm đại tràng, điều hoà máu huyết, an thần, giảm đau, trị nhức đầu, chóng mặt, nhức đầu, cầm máu tốt, điều hoà huyết áp, điều hoà kinh nguyệt, giải độc…
Dưới đây là một số công dụng của rau lủi:
– Trị tiểu đường: Sáng chiều, nhai nuốt mỗi lần 7-9 lá rau lủi. Điều hoà lượng đường trong máu rất rõ rệt. Không gây phản ứng phụ. Không độc. Có thể kết hợp với các vị thuốc trị tiểu đường khác.
– Trị viên họng, ho gió (viêm phế quản) ho khan hoặc có đờm: Nhai vài lá rau lủi, ngậm nước nuốt dần.
– Chữa vết thương chảy máu: Dùng rau lủi rửa sạch đắp, buộc rịt vào vết thương giúp cầm máu và bớt viêm sưng, đau nhức.
– Chữa va đập bầm tím: Giã nát một nắm rau lủi và vài hạt hồ tiêu rồi đắp vào vết thương, sau 3 giờ lại đắp tiếp miếng khác. Dùng trong 3 ngày.
– Chữa viêm bàng quang ở nữ: Rau lủi (30g), thổ tam thất (10g), Ý dĩ (10g), cho vào ấm đổ nước sắc kỹ nhỏ lửa, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liên tục từ 10 – 15 ngày.
– Trị viêm phế quản mạn: Nấu canh rau lủi với thịt lợn nạc hoặc tôm tươi ăn với cơm trong nhiều ngày.
– Trị đái dắt, đái buốt: Sắc rau lủi chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10 – 15 ngày.
– Trị khí hư, bạch đới: Rau lủi (20g), rễ củ gai sao vàng (15g), cỏ xước (15g), Kim ngân hoa (12g), Cam thảo đất 16g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.
– Trị đái dầm ở trẻ: Nấu canh rau lủi cho trẻ ăn hằng ngày. Ăn vào buổi trưa.
– Chữa táo bón, kiết lỵ: Giã một nắm rau lủi rồi hòa với 100 ml lít nước sôi để nguội, chia làm 2 phần uống vào buổi sáng và chiều trong 5 – 6 ngày.
– Chữa đau lưng nhức mỏi: Ăn canh rau lủi: Thái nhỏ một nắm lá rau lủi để nấu thành bát canh ăn.
– Chữa đau bụng, ỉa chảy: Nhai một nắm lá rau lủi hoặc giã nát hòa với nước để uống.
– Trị mụn ngứa, lở loét do sâu lông, vết cắn của côn trùng, động vật: Vò nát, xoa xát, đắp buộc bằng lá rau lủi non.
– Viêm đại tràng mạn tính: Giã một nắm rau lủi rồi hòa với 100 ml lít nước sôi để nguội, chia làm hai để uống vào mỗi buổi sáng và tối. Thường xuyên ăn canh rau lủi, hoặc rau lủi xào sẽ khỏi đau sau vài tháng.
– Trị mất ngủ: Thường xuyên ăn tươi rau lủi hoặc xào hay nấu canh ăn, sẽ có tác dụng an thần, điều hòa máu huyết, tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ tốt.
Bát canh rau lủi nấu với tôm tươi rất ngon, nhất là vị của nước canh ngọt thanh và thoang thoảng tỏa hương “thuốc Bắc”, ăn thường xuyên sẽ làm cho máu huyết được lưu thông, tăng cường sức khoẻ, phòng và chống nhiều bệnh, điều hòa huyết áp, điều hòa và tăng cường các chức năng nội tiết.