Bà bầu ăn rau ngổ được không?

Đánh giá bài viết

Rau ngổ không chỉ là loại rau gia vị mà còn là loại thảo dược xuất hiện trong nhiều bài thuốc khác nhau. Vậy bà bầu ăn rau ngổ được không? Tìm hiểu những công dụng và lưu ý khi mẹ bầu ăn rau ngổ trong thai kì!

Bà bầu ăn rau ngổ được không?

Rau ngổ là loại rau nhỏ, thân thảo, mềm xốp, bên trong chứa nhiều nước, nhiều nhánh nhỏ, lá có hình răng cưa, chủ yếu mọc ở vùng ao hồ. Tùy theo địa phương mà gọi nó với cái tên khác nhau như ngổ trâu, ngổ thơm,…

Rau ngổ có mùi thơm đặc biệt và chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. Phải kể đến những dưỡng chất có trong rau ngổ bao gồm 93% nước, 2.1% protein, vitamin B và C, tinh dầu thơm và caroten. Đây là một loại cây gia vị có thể ăn sống. Ngoài ra, rau ngổ còn được coi là vị thuốc trong Đông Y vì chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Phần mọi người hay ăn là phần lá non của rau, vì tại đây chứa nhiều dưỡng chất nhất.

Bà bầu ăn rau ngổ được không?

Rau ngổ chứa nhiều dưỡng chất có nhiều tác dụng đối với cơ thể

Rau ngổ có chứa các hoạt chất được phân lập làm thuốc có tác dụng dược lý đã được công bố như chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn, tẩy giun và chống tiêu chảy… Đã có nhiều nghiên cứu phân lập được tinh dầu, flavonoid, isoflavone glycoside, steroid… có trong rau ngổ có các tác dụng sau:

  • Giải độc, thanh nhiệt.
  • Sát trùng đường tiêu hóa.
  • Phòng ngừa và chống lão hóa.
  • Lợi tiểu.
  • Ngăn ngừa ung thư.
  • Hỗ trợ điều trị viêm kết mạc, sỏi thận, đau bụng, gan nhiễm mỡ, thủy đậu…

Với những dưỡng chất có trong rau ngổ và tác dụng mà nó mang lại cho cơ thể, nhiều mẹ thắc mắc không biết bà bầu ăn rau ngổ được không? Câu trả lời là có, mẹ bầu có thể ăn trong ngổ trong thời gian mang thai với lượng vừa phải và đúng cách.

Các chuyên gia chỉ ra rằng mẹ nên ăn rau ngổ tốt nhất trong thời gian sau sinh bởi loại rau này có tác dụng chống băng huyết, giúp mẹ bầu tăng tiết sữa. Tuy nhiên, mẹ khi đang mang thai cũng hoàn toàn có thể ăn rau ngổ nhưng cần ăn đúng cách và ăn với lượng nhỏ, mỗi lần mẹ có thể ăn tối đa là 10 gam rau ngổ và không nên ăn quá thường xuyên. Đặc biệt với các mẹ bầu có thể trạng yếu hay từng có tiền sử sảy thai, dọa sảy, sinh non thì khuyến khích không được dùng.

Bà bầu ăn rau ngổ được không?

Mẹ bầu có thể ăn rau ngổ với lượng vừa phải và đúng cách

Những nguy cơ khi mẹ ăn quá nhiều rau ngổ

Tuy rau ngổ có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể, nhưng mẹ chỉ nên thêm một lượng nhỏ rau ngổ khi chế biến các món ăn để giảm bớt cảm giác “nhớ vị”, tuyệt đối không nên vì ngon miệng mà ăn quá nhiều có thể gây ra những nguy cơ sau đây:

  • Tăng nguy cơ dọa sảy: Rau ngổ sinh sống ở vùng ruộng nước, vũng lầy nên có nguy cơ nhiễm sán, nhiễn khuẩn cao. Nếu mẹ ăn loại rau này với lượng lớn (nhất là ăn sống trực tiếp) có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi, thậm chí làm tăng nguy cơ sảy thai.
  • Dễ gây rối loại tiêu hóa: Khi mang thai, hệ tiêu hóa của mẹ thường rất nhạy cảm cho nên mẹ cần lựa chọn thực phẩm và chế biến luôn cần tỉ mỉ, kỹ lưỡng. Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến cáo mẹ cần luôn luôn ăn chín uống sôi, tránh ăn quá nhiều các loại rau sống như rau ngổ để tránh bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài.
  • Gây dị ứng: Nếu mẹ quan sát kỹ, các mẹ sẽ nhận thấy phần thân của rau ngổ tập trung khá nhiều lông tơ – đây được xem như một trong những yếu tố gây ngứa ngáy, dị ứng nghiêm trọng. Do đó, mẹ cần chú ý khi ăn loại rau này để hạn chế được những ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Những lưu ý cho mẹ bầu ăn rau ngổ

Ngoài việc ăn rau ngổ đúng lượng, mẹ cần chú ý những lưu ý sau để có thể sử dụng rau ngổ đúng cách và an toàn cho cơ thể mẹ và thai nhi:

  • Ngâm và rửa sạch rau: sau khi mua rau ngổ tươi và rõ nguồn gốc về, mẹ cần ngâm và rửa sạch bằng nước muối trong 20 – 30 phút để loại bỏ bụi bẩn, giun sán, lớp lông tơ bám trên thân nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Nấu chín kỹ trước khi ăn: Thực phẩm nấu chín là lựa chọn hàng đầu cho bà bầu. Do đó mẹ cần nấu chín rau trước khi ăn để đảm bảo vệ sinh và tránh bị bệnh về đường tiêu hóa.
  • Dứng ăn khi mẹ có dấu hiệu bất thường: mẹ cần luôn theo dõi tình trạng sức khỏe, khi thấy có dấu hiệu bất thường như thấy mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa thì nên ngưng sử dụng rau ngổ và thăm khám bác sĩ chuyên môn.

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn tới thai kì của mẹ. Do đó, mẹ hãy tìm hiểu và áp dụng một cách khoa học để có thai kì luôn khỏe mạnh nhé. Bên cạnh đó, ngoài bổ sung dưỡng chất bằng thực phẩm, mẹ bầu cũng nên kết hợp sử dụng viên uống bổ sung sắt và canxi cho mẹ bầu để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Viên uống bổ sung sắt và canxi cho mẹ bầu nhập khẩu châu Âu

Bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc mẹ bầu ăn rau ngổ được không? Mẹ cũng có thể tham khảo bài có bầu mấy tháng uống sắt và canxi để đạt hiệu quả dinh dưỡng tốt nhất.

Related Posts

MỖI TUẦN MỘT NHÂN VẬT: BÚN ĐẬU MẮM TÔM

MỖI TUẦN MỘT NHÂN VẬT: BÚN ĐẬU MẮM TÔM

Đậu Homemade chúng tôi có mặt từ năm 2012, khởi đầu từ một tiệm ăn nhỏ 50m2 với 4 nhân viên bao gồm cả đầu bếp, thu…

Bật mí cách làm bánh tráng cuốn thịt heo đơn giản tại nhà

Bật mí cách làm bánh tráng cuốn thịt heo đơn giản tại nhà

Bánh tráng cuốn thịt heo là món ăn bắt nguồn từ đâu? Là món ăn thân thuộc, nổi tiếng của người dân Việt Nam, tuy nhiên có…

GIÁ TRỊ BỔ DƯỠNG TRONG RAU CỦ QUẢ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG SỨC KHỎE CON NGƯỜI

GIÁ TRỊ BỔ DƯỠNG TRONG RAU CỦ QUẢ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Từ thời ông bà xưa đến nay, sự bổ dưỡng từ rau xanh, các loại củ và hoa quả luôn là bài thuốc quý mà mẹ thiên…

Những ai không nên ăn rau răm?

Những ai không nên ăn rau răm?

Rau răm là loại cây gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tác dụng của rau răm đối với sức khỏe Rau…

Lá húng quế (Basil)

Basil là húng Tây, là một loại rau gia vị được dùng phổ biến trong nấu ăn cũng như làm bánh. Đây là một loại rau gia…

Cách trồng cây chùm ngây bằng cành, hạt trong chậu xanh tốt

Cách trồng cây chùm ngây bằng cành, hạt trong chậu xanh tốt

Cây chùm ngây là loài cây thảo dược tự nhiên, có tên khoa học là Moringa oleifera. Đây là loài cây thân gỗ có chiều cao trung…