Rau ngót có mấy loại? Cây Chùm ngây có phải là cây rau Ngót không?

Đánh giá bài viết

Người dân Việt Nam chắc hẳn chẳng còn xa lạ gì với cây rau ngót. và chúng có tới mấy loại khác nhau. Đây là một loại rau có nhiều chất dinh dưỡng và thơm ngon, thường xuyên xuất hiện trong các bữa cơm gia đinh. Ngoài làm thực phẩm, chúng còn có thể sử dụng như một bài thuốc có lợi cho sức khỏe. Cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu ngay thông tin về giống cây độc đáo này trong bài viết dưới đây nhé.

Rau ngót là rau gì?

Rau ngót còn có tên gọi khác là rau bồ ngót, rau bù ngót, rau tuốt,… chúng thuộc họ Phyllanthaceae. Phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Châu Á, dùng lá để làm thực phẩm hoặc thuốc chữa bệnh.

Rau ngót trong tiếng Anh còn được gọi với tên là Sauropus androgynus, ngày nay giống cây này được trồng nhiều trên toàn thế giới. Trong đó, Việt Nam có thể coi là quốc gia sử dụng rau ngót nhiều nhất hiện nay, được trồng ở mọi khu vực từ Bắc, Trung, Nam.

Cây rau ngót có tên khoa học là Sauropus androgynus
Cây rau ngót có tên khoa học là Sauropus androgynus

Đặc điểm của cây rau ngót

Rau ngót đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của rất nhiều người, tuy nhiên không phải ai cũng biết tới đặc điểm của giống cây này. Một số đặc trưng chính của chúng có thể nhắc tới như:

  • Phần thân cây: Rau ngót là cây bụi, phát triển mạnh ở khu vực có độ ẩm, thân cây mọc thẳng và nhỏ, bao gồm nhiều cành nhánh con. Nếu chăm sóc tốt, rau ngót có thể đạt chiều cao trung bình khoảng 1,5 – 2m, thân cây màu xanh đậm, khi già có màu nâu nhạt.
  • Phần lá cây: Lá cây rau ngót dạng bầu hơi thuôn dài và nhọn phần đầu, lá có màu xanh đậm, mọc so le nhau. Kích thước lá trung bình dao động từ 4 – 6cm, mỗi cành con có khoảng 10 – 15 lá nhỏ, mặt trên lá đậm hơn so với mặt dưới và có phần gân lá xương cá nổi lên.
  • Hoa rau ngót: Hoa rau ngót không quá nhiều, thường xuất hiện khi cây đã già, có màu đỏ pha tím, cánh hoa nhỏ bao quanh nhụy vàng đậm. Chúng chia thành hai kiểu, hoa đực và hoa cái trong đó hoa đực mọc ở kẽ dưới, hoa cái mọc ở trên và sau đó hình thành quả.
  • Quả rau ngót: Hiếm người nhìn thấy quả rau ngót bởi hầu hết chúng rất ít ra, quả có màu trắng hình tròn. Phần cuống có màu xanh hoặc tím, kích thước không quá lớn, phía bên trong có chứa nhiều hạt con.

Rau ngót có mấy loại?

Có nhiều cách phân loại rau ngót khác nhau, trên thị trường, rau ngót có các loại khác nhau phụ thuộc vào địa điểm trồng, đặc điểm sinh thái. Một số giống phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

Rau ngót lá nhỏ

Ngược lại với rau ngót lá to, rau ngót lá nhỏ có kích thước bé hơn đồng thời thân cây cũng có phần thấp hơn một chút. Tuy nhiên giống cây này thường bị nhẫm lẫn với rau chùm ngây, cũng được sử dụng làm thực phẩm hoặc vị thuốc chữa bệnh.

Cây rau ngót lá to
Cây rau ngót lá to

Rau ngót lá to

Rau ngót là to sở hữu phần lá có kích thước lớn, phần thân nhỏ và mọc theo chiều so le nhau. Rau ngót lá to được sử dụng nhiều trong các món canh hoặc được làm vị thuốc điều trị các bệnh lý ở người.

Rau ngót rừng

Cây rau ngót rừng còn được gọi là cây rau sắng, cây mì chính,… chúng được tìm thấy ở những vùng núi cao. Khác với rau ngót thường, rau ngót rừng có thân cây to, cao, xanh đậm, để hái lá người ta thường phải trèo lên cây và thu hoạch. Lá cây xanh bóng và có chứa nhiều chất dinh dưỡng, mức giá cũng tương đối cao.

Cây rau Ngót rừng
Cây rau Ngót rừng

Rau ngót leo

Rau ngót leo hay rau bò khai, rau dạ hiến,…được trồng nhiều ở các tỉnh vùng núi phía Bắc. Mùi hương của chúng khá đặc biệt đó chính là mùi khai, có ngọn tròn và mập, thường được sử dụng để luộc, nấu canh hoặc chế biến thành các món xào khác nhau.

Rau ngót dây

Rau ngót dây còn được gọi là rau ngót Nhật, là giống cây thân gỗ nhỏ, có nhiều nhánh và cành cây. Loại rau này không thể tuốt giống như rau ngót thường, do đó bạn cần nhặt từng lá và rửa sạch trước khi sử dụng. Chúng có vị thanh mát, ngon ngọt, mềm và giàu DHA rất tốt cho mẹ và bé.

Rau ngót Nhật giàu DHA rất tốt cho mẹ và bé

Rau ngót dại

Rau ngót dại còn được gọi là rau bồ ngót tàu, thường mọc hoang ở nhiều khu vực khác nhau, có thể ở vùng núi hoặc vùng biển. Người ta hầu như không sử dụng rau ngót dại làm thực phẩm.

Quả của cây rau Ngót
Quả của cây rau Ngót

Rau ngót nấu món gì ngon?

Rau ngót có thể kết hợp xào, nấu canh với nhiều nguyên liệu khác nhau để tạo nên các món ngon bổ dưỡng. Hầu hết các món ăn này đều có cách chế biến khá đơn giản, không cầu kỳ mà vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng của rau ngót. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn để bổ sung vào thực đơn hàng ngày bao gồm:

  • Rau ngót nấu canh thịt băm
  • Canh mướp rau ngót
  • Cháo rau ngót
  • Nước ép rau ngót
  • Rau ngót xào thịt bò
  • Canh rau ngót nấu tôm
  • Canh rau ngót nấu trứng

Cây chùm ngây có phải là cây rau ngót không?

Nhiều người cho rằng cây chùm ngây và cây rau ngót giống nhau do những nét tương đồng về phần lá cây. Tuy nhiên hai giống cây này hoàn toàn khác biệt và có thể dễ dàng phân biệt qua một số đặc điểm sau:

Đặc điểm

Rau ngót

Chùm ngây

Thân cây

Cây bụi, thân nhỏ, kích thước khoảng 2m, thân cây xanh non và có nhiều nhánh nhỏ.

Cây thân gỗ, to với chiều cao trung bình dao động từ 5 – 10m, trồng lâu năm. Thân cây xám trắng, vỏ dày.

Lá cây

Lá hình bầu dục, mặt trên xanh thẫm, láng mịn, mặt dưới xanh nhạt, kích thước lá to hơn.

Lá chùm ngây nhỏ hơn, thường chỉ có khoảng 4 – 8 lá trên một cành nhỏ, màu xanh mốc.

Hoa

Hoa rau ngót có màu đỏ tím, mọc dưới nách lá, cánh hoa mỏng, thường mọc đơn không theo chùm.

Hoa chùm ngây mọc theo chùm, màu trắng kem, phần hoa này có thể sử dụng được như một bài thuốc.

Quả

Quả rau ngót có dạng bầu dục, tròn, có đài tím, bên trong có nhiều hạt.

Quả chùm ngây dạng dài, khoảng 25 – 35cm, mọc thõng xuống, có dạng thiết diện tam giác.

Cách trồng và chăm sóc cây rau Ngót

Nhờ khả năng sinh trưởng và chịu khắc nghiệt mạnh mẽ ngoài tự nhiên, rau ngót có thể phát triển tốt mà không cần phải chăm sóc quá nhiều, tuy nhiên khi trồng rau ngót bạn cần chú ý tới các vấn đề kỹ thuật sau.

  • Đất trồng: Rau ngót cần được trồng trên nền đất tốt, giàu chất dinh dưỡng và tơi xốp. Do đó trước khi tồng bạn cần trộn thêm các loại phân để tăng chất dinh dưỡng cũng như tạo điều kiện cho cây phát triển.
  • Thời vụ trồng: Bạn có thể trồng rau ngót ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên tốt nhất là mùa xuân và mùa thu, mùa đông có thể hạn chế sự phát triển và ra rễ con. Khoảng thời gian mùa xuân và thu có khí hậu phù hợp, thường có mưa cung cấp độ ẩm tự nhiên.
  • Trồng cây: Rau ngót trồng theo dạng giâm cành, bạn chỉ cần tiến hành cắt cành rau con từ thân cây mẹ, sau đó nhúng vào dung dịch kích thích mọc rễ. Sau đó giâm vào phần đất đã chuẩn bị từ trước, tiến hành tưới nước thường xuyên để cây nhanh chóng phát triển.
  • Lượng nước: Tùy thuộc vào từng khu vực để cân đối tần suất tưới nước phù hợp. Rau ngót cần duy trì độ ẩm thường xuyên vì vậy ở giai đoạn đầu bạn cần tưới ít nhất 1 lần/ngày sau đó dần giãn tỉ lệ sau khi cây đã ổn định và phát triển.
  • Bón phân: Rau ngót không yêu cầu quá cao về lượng phân bón vì vậy khoảng 2 tháng bạn có thể bón phân một lần. Sử dụng các loại phân như phân chuồng, đạm, ure, lân, kali. Bón xung quanh gốc hoặc pha loãng với nước và tưới.
  • Sâu bệnh: Sâu bệnh thường xuyên gặp nhất ở rau ngót là sâu đục lá, đục rễ. Bạn có thể dùng kéo tỉa bỏ phần thân cây mắc sâu bệnh hoặc dùng một số loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật theo đúng liều lượng quy định để giảm thiểu tối đa sâu bệnh

Rau ngót giá bao nhiêu và mua ở đâu?

Rau ngót là giống rau rất phổ biến trên thị trường, chúng được bày bán tại hầu hết các chợ dân sinh hay siêu thị lớn, chính vì vậy mức giá của chúng không quá cao. Tuy nhiên giá cả sẽ có sự thay đổi theo thời gian cũng như từng khu vực. Một số mức giá bạn có thể tham khảo như sau:

  • Rau ngót thường: Mức giá trung bình dao động từ 10.000 – 15.000 đồng/bó.
  • Rau ngót rừng: Mức giá trung bình từ 150.000 – 200.000 đồng/kg.
  • Rau ngót Nhật: Mức giá trung bình khoảng 50.000 – 100.000 đồng
  • Rau ngót giống: Mức giá trung bình khoảng 20.000 đồng

Để có thể mua được rau ngót giống bạn có thể tham khảo các cửa hàng cây giống, đối với rau ngót sử dụng hàng ngày, bạn nên chọn cửa hàng uy tín như siêu thị, cửa hàng rau sạch hoặc các chợ.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về cây rau ngót cũng như đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc giống cây này. Nếu bạn muốn biết thêm về bất cứ loài cây, hoa này hãy ghé thăm Khu Vườn Xanh để được cập nhật nhanh chóng, chính xác và chi tiết nhất nhé.

Related Posts

Mẹo chọn khay nhựa trồng rau phù hợp – tiết kiệm

Mẹo chọn khay nhựa trồng rau phù hợp – tiết kiệm

Trồng rau sạch tại nhà là một xu hướng tất yếu hiện nay khi môi trường và thực phẩm bị nhiễm bẩn một cách trầm trọng, gây…

Tin tức

Tin tức

Trồng rau sạch tại nhà đang là xu hướng phát triển mới trong những năm gần đây. Chỉ với chi phí thấp bạn có thể tạo một…

Những loại rau mầm nào tốt cho bé

Những loại rau mầm nào tốt cho bé

Rau mầm rất giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe nên được các mẹ sử dụng để chế biến những món ăn trong bữa cơm…

999+ Hình ảnh các loại rau – Bộ sưu tập hình ảnh cao cấp với độ phân giải 4K

Bạn đang xem bài viết 999+ Hình ảnh các loại rau – Bộ sưu tập hình ảnh cao cấp với độ phân giải 4K tại Pgdphurieng.edu.vn bạn…

Tổng hợp hơn 25 cách làm món rau sắn nấu cá hay nhất

Cách làm canh rau sắn nấu cá – đặc sản Phú Thọ [1] Mỡ lợn và tóp mỡ sẽ làm cho món canh rau sắn nấu cá…

Trồng Rau Trên Tường Ngay Tại Nhà Mùa Covid 19 Dành Cho Các Nông Dân Phố

Mùa dịch Covid 19 khiến bạn không muốn ra đường, bạn muốn trồng rau sạch tại nhà nhưng diện tích khuôn viên không cho phép. Có ngay…