Hiện nay, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến nghiêm trọng; các cơ quan quản lý khuyến cáo người dân nên sử dụng thực phẩm sạch. Đặc biệt là những thực phẩm chứa hàm lượng xenlulozơ cao như rau xanh, củ, quả… Thực phẩm được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP giúp phần nào giải quyết nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch hiện nay. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ về Tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP cho sản phẩm rau ăn lá.
Tiêu chuẩn VietGAP là gì?
VietGAP có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam. Bao gồm những nguyên tắc, trình tự định hướng các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm dựa trên bốn tiêu chí:
– Đảm bảo về kỹ thuật sản xuất.
– Đảm bảo an toàn thực phẩm.
– Đảm bảo về môi trường làm việc.
– Truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
Sản phẩm rau ăn lá là gì?
Rau ăn lá hay còn gọi là rau xanh được hiểu đơn giản là những cây mà lá của chúng được sử dụng để chế biến thành thức ăn. Rau ăn lá thường là những cây thân thảo ngắn ngày (như rau cải, bắp cải, rau muống, xà lách,… ); chứa ít chất béo, giàu chất xơ và vitamin C… rất tốt cho sức khỏe con người.
Ngày nay, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; chất kích thích; phân bón … đối với rau xanh dường như là điều cần thiết. Nếu không có thời gian cách ly đầy đủ thì lượng dư vật tư nông nghiệp có trong rau xanh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng. Tiêu chuẩn VietGAP được ban hành đã giúp chúng ta giải quyết mối lo ngại này.
Tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm sau ăn lá bao gồm những gì?
Trong tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP trồng trọt mà Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn ban hành; thì việc chứng nhận VietGAP cho rau, củ nói chung và rau ăn lá nói riêng phải tuân thủ theo nhiều nguyên tắc nghiêm ngặt. Bởi rau xanh có thời gian sinh trưởng nhanh, vòng đời ngắn hơn các loại cây khác; yêu cầu về môi trường sống như độ ẩm, không khí, ánh sáng… cũng cao hơn các loài khác.
Tiêu chuẩn Chọn đất gồm có gì?
Đất chính là nơi sinh trưởng của hầu hết các loại thực vật. Để trồng được những loại rau xanh đảm bảo an toàn thì việc đầu tiên chính là chọn đất.
– Đất trồng rau phải là loại đất cao, dễ thoát nước; nên lựa chọn đất cát pha, thịt nhẹ; có tính hơi chua hoặc trung tính (độ pH từ 5-7).
– Nơi trồng phải đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây ô nhiễm như: khói; bụi; chất thải, hóa chất từ các ngành nghề công nghiệp, giao thông vận tải; các làng nghề; khu dân cư; chăn nuôi; nghĩa trang…..
– Đặc biệt đối với khu vực có chất thải công nghiệp nặng hoặc bệnh viện; khu vực trồng rau phải được cách ly ít nhất là 2km; đối với chất thải sinh hoạt ít nhất 200m.
– Đất trồng đảm bảo không có tồn dư hóa chất độc hại; hàm lượng kim loại nặng không được vượt quá mức quy định.
– Ngoài ra, để thuận lợi cho việc chăm sóc; vận chuyển vật tư, hàng hóa; cần bố trí quy hoạch theo từng ô, thửa; thiết kế hệ thống tưới tiêu; giao thông nội đồng phục vụ cho quá trình vận chuyển.
Tiêu chuẩn Chọn nước gồm có gì?
Một đặc điểm của rau ăn lá là rất sợ úng nhưng cũng rất cần nước. Lượng nước trong rau xanh chiếm đến trên 90%; nên việc sử dụng nước tưới như thế nào quyết định trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm.
– Nước sử dụng tưới có thể là nước giếng, ao, hồ, sông… với điều kiện không bị ô nhiễm để đảm bảo chất lượng nước tưới.
– Các loại rau xanh ăn ngay; không qua chế biến như rau mùi, xà lách càng phải đảm bảo chất lượng nước tưới. Có thể sử dụng nước giếng khoan cho loại rau này.
– Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc phân bón; cũng cần phải đảm bảo nước pha chế là nước sạch. Như thế sẽ góp phần đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm.
Tiêu chuẩn Chọn giống gồm có gì?
Giống rau
Giống là tư liệu sản xuất quan trọng trong việc trồng rau ăn lá. Vì thế, việc chọn giống là một thao tác quan trọng trong quá trình gieo trồng; quyết định chất lượng và năng suất của rau. Chúng ta có thể dễ dàng mua giống ở nhiều nơi; giống (hạt giống) có thể được sản xuất trong nước hoặc được nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên theo tiêu chuẩn VietGAP thì giống gieo trồng phải đảm bảo được các yêu cầu sau đây:
– Chỉ gieo trồng giống tốt, không có mầm bệnh. Nếu trồng cây con thì cây phải khỏe mạnh. Nếu gieo hạt thì tỷ lệ nảy mầm phải trên 85%; độ sạch phải trên 95%; độ ẩm dưới 10% và không có hiện tượng bị mọt.
– Giống phải có nguồn gốc rõ ràng; nếu giống nhập thì phải qua kiểm dịch, loại bỏ mầm bệnh.
– Giống cần được xử lý bằng nhiệt độ hoặc hóa chất theo hướng dẫn của chuyên gia trước khi tiến hành gieo trồng.
Phân bón
Cây cối có thể sinh trưởng và phát triển là nhờ hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất. Rau ăn lá cũng vậy. Một phần dinh dưỡng trong đất là nhờ quá trình phân giải của các vi sinh vật có trong đất. Còn lại chủ yếu là dinh dưỡng có trong phân bón. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại phân bón đặc biệt là phân hữu cơ; rất tốt cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Tuy nhiên không phải loại phân nào cũng sử dụng được cho rau ăn lá. Nguyên tắc sử dụng phân bón trong tiêu chuẩn VietGAP như sau:
– Chỉ được phép sử dụng phân bón có trong danh mục đã được Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn ban hành và đang có hiệu lực.
– Không sử dụng phân chuồng tươi hoặc phân chuồng pha loãng để bón cho rau; đặc biệt là các loại rau ăn không qua chế biến như xà lách…
– Mỗi loại rau xanh sẽ có chế độ bón phân khác nhau. Cần ngưng bón phân ít nhất 15 ngày trước khi thu hoạch.
Tiêu chuẩn Phòng trừ sâu bệnh gồm có gì?
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là rất cần thiết. Thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
– Không dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng cho rau xanh.
– Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có hại đối với thiên địch.
– Khuyến khích sử dụng các chế phẩm sinh học, thảo mộc hoặc thiên địch thay thế cho hóa chất bảo vệ thực vật.
– Ngưng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ít nhất 5 đến 10 ngày trước khi tiến hành thu hoạch.
Tiêu chuẩn Thu hoạch, đóng gói bao gồm những gì?
Đây là công cuối cùng trong quá trình sản xuất rau ăn lá; cũng quyết định phần nào đến quá trình tiêu thụ sản phẩm. Nguyên tắc khi thu hoạch rau ăn lá như sau:
– Rau được thu hoạch đúng độ chín, đủ thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Loại bỏ lá già, héo, sâu hoặc dị dạng. Sản phẩm đẹp mắt sẽ khiến người tiêu dùng chú ý hơn.
– Rau sau thu hoạch được rửa kỹ bằng nước sạch, để ráo và đóng gói. Trên bao bì phải ghi rõ Tên đơn vị và địa chỉ sản xuất.
Với quy trình trồng rau ăn lá theo tiêu chuẩn VietGAP như trên; không có lý do gì người tiêu dùng lại bỏ qua sản phẩm chất lượng và an toàn đối với sức khỏe như vậy. Hiện nay có rất nhiều tổ chức có năng lực cấp chứng nhận VietGAP rau ăn lá. Năm 2017, Công ty Cổ phần chứng nhận quốc tế (ICB) được Tổng Cục Đo Lường Chất Lượng cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP.