Rau xương cá loại rau rừng hoang dại nhưng lại được nhiều người dân tin dùng, không chỉ được dùng trong chế biến thức ăn mà còn được làm bài thuốc để chữa bệnh. Để biết loại rau này đem đến những tác dụng gì trong cuộc sống cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!
> Tham khảo:
Xem thêm:: Rau xương cá
- Rau chùm ngây kỵ với gì? Những thông tin cần biết về loại rau này
- Hướng dẫn cách trồng rau dền tại nhà cho người mới bắt đầu
- Trồng cây lưỡi hổ trước nhà có tốt không? Tác dụng của cây lưỡi hổ trong cuộc sống
Rau xương cá là rau gì?
Rau xương cá còn được biết đến tên gọi là rau hến hay cây phồn lâu với tên khoa học là Myosoton aquaticum thuộc họ cẩm chướng. Cây thường mọc ở rừng hoang nơi có nhiều độ ẩm.
Trong Đông Y rau xương cá thường được dùng để trị mụn nhọt, đau răng, trĩ,… lá rau có thể sắc thành thuốc uống giúp lợi sữa.
Đây là loại cây thảo, cao từ 20 – 25 cm. Có thân mọc bò, đứng thẳng, mảnh, nhẵn ở phần dưới, bén rễ ở các đốt. Hoa mọc ở ngọn, thân hoặc kẽ lá thành chùm thưa, hoa có màu trắng, đài 5 răng có lông ở mặt lưng.
Cum hoa xương cá thường mọc ở thân, kẽ lá thành chùm thưa; hoa nhỏ màu trắng, đài 5 răng có lông ở mặt lưng, xẻ sâu thành 2 thùy bẹn; nhị 10, chỉ nhị phình ở gốc, bầu hình cầu. Hoa xương cá có màu trắng, có 2 lá đài, 5 cánh hoa chẻ đôi rất sâu, 5 -10 nhị, 5 vòi nhụy. Quả cây xương cá là dạng quả nang hình cầu, nút thành 10 mảnh, hạt hình trái xoan. Cây ra hoa kết trái vào độ tháng 3 – 5.
Sau khi hoa có quả thì cây bắt đầu vàng úa và lụi tàn. Hạt rau xương cá sẽ tồn tại trên mặt đất trong khoảng 6 – 7 tháng.

Rau xương cá phân bố chủ yếu tại đâu?
Cây phân bố chủ yếu tại các vùng cận nhiệt đới như Châu Á gồm Lào, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và vùng núi cao Thái Lan. Tại Việt Nam cây phổ biến tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình, Nghệ An, Cao Bằng, Sơn La…
Loại cây này sinh trưởng và phát triển nhanh vào vụ xuân hè, sau khi có hoa quả cây bắt đầu vàng úa và lụi tàn. Rau xương cá có tác dụng phủ đất chống xói mòn.

Thành phần hóa học có trong rau xương cá
Trong loại cây này có chứa 89,7% nước, 3,3% protein, 3,7% chất xơ, 1,9% tro, 80mg Ca, caroten 9,2 mg, vitamin c 48 mg, 1,4% glucid, canxi 80mg%, vitamin Cephalexin 48mg%. Hạt của cây rau tồn tại trên mặt đất trong thời gian 6 – 7 tháng, chịu được cái lạnh của mùa đông để nảy mầm vào mùa xuân năm sau.
Tính vị có trong rau xương cá
Rau xương cá thuộc bộ thảo thường mọc ở các ruộng ngô, nương rẫy nên được coi là loài cỏ dại với cây trồng. Nhưng nếu mọc ở khu vực đất trống, loại cây này có tác dụng phủ xanh đồi trọc, tránh xói mòn.
Rau xương cá có tính bình, vị chua nhẹ, hơi nhạt, giúp hoạt huyết, tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc. Ngoài ra loại cây này còn giúp lợi tiểu, lợi sữa, và dùng để chữa một số bệnh quan trọng
Những công dụng trong điều trị bệnh của rau xương cá
Chính vì những tính chất như trên rau xương cá được coi là bài thuốc chữa bệnh được nhiều người áp dụng.
- Chữa mụn nhọt: lấy 90g rau tươi giã nát thêm rượu vừa đủ sắc uống, đồng thời dùng cây tươi giã đắp ngoài.
- Chữa trĩ: lấy 120g rau tươi, sắc đặc, pha thêm ít muối, hòa tan rồi dùng rửa vào chỗ đau do trĩ gây lên.
- Chữa viêm nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ: lấy 60g rau xương cá, 6g đào nhân, 9g mẫu đơn bì, sắc làm nước uống 2 lần trong ngày.
- Chữa hạch bạch huyết cổ sưng đau: dùng 30g ray xương cá, 30g côn sắc lấy nước uống.
- Bệnh kiết lỵ: lấy 30g rau tươi, sắc nước và thêm ít đường trắng rồi uống.
- Chữa bong gân: cây xương cá mọc dại có công dụng chữa bong gân rất tốt, chỉ cần lấy một nắm xương cá rửa sạch rồi đun nóng bắc xuống để ấm vừa phải và ngâm chân bị đau.

Các món ăn chế biến từ rau xương cá
Chế biến món canh từ rau xương cá rất ngon và vừa miệng. Người ta thường nấu canh rau với thịt băm hoặc xào loại rau này với thịt lợn. Không chỉ vậy cây rau còn được dùng để ăn lẩu. Đặc biệt hơn cả là khi rau xương cá chế biến với đậu phụ sẽ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh như cao huyết áp hoặc bạc tóc…
Rau xương cá khi nấu với đậu phụ sẽ là thức ăn tuyệt vời để chữa cao huyết áp, nếu làm với các món xào thì có thể cải thiện tình trạng bạc tóc sớm.
Hy vọng những chia sẻ của CCV về rau xương cá như trên đã giúp cho bạn đọc có thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe.