Khi nhắc đến tháp dinh dưỡng, nhiều người có vẻ thấy lạ với cụm từ này, cũng như chưa bao giờ sử dụng tháp dinh dưỡng trong khi nuôi dưỡng trẻ. Hôm nay, Viện Nghiên Cứu và Tư Vấn Dinh Dưỡng sẽ giới thiệu cho quý bạn đọc về hình tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non cân đối, chuẩn chỉnh cũng như vai trò, cách sử dụng và sự cần thiết tháp dinh dưỡng trong việc xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non nhé!
Thông thường ở độ tuổi mầm non, chúng ta sẽ sử dụng Tháp dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em 3-5 tuổi theo hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng quốc gia. Tháp dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em 3-5 tuổi là hướng dẫn thực hành cho người chăm sóc trẻ từ ba mẹ đến các cô giáo mầm non hay người phụ trách chăm sóc bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non, biết cách lựa chọn đúng, đa dạng các loại thực phẩm với số lượng (số đơn vị) phù hợp để có một chế độ ăn hợp lý mỗi ngày cho trẻ.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non là gì?
Hình ảnh tháp dinh dưỡng cho trẻ em 3-5 tuổi là mô hình xây dựng theo hình kim tự tháp hướng dẫn về số lượng và loại thực phẩm cần ăn/ uống trong một ngày để đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Tháp gồm có 2 phần:
- Phần thứ nhất là các tầng tháp với các loại thực phẩm có thể ăn thay đổi trong cùng một tầng tháp
- Phần thứ 2 là số đơn vị thực phẩm cần tiêu thụ ở từng tầng cùng hình ảnh minh họa lượng thực phẩm tương ứng với 1 đơn vị thực phẩm.
Các tầng trong tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non có ý nghĩa như thế nào?
Tháp dinh dưỡng hợp lý được trình bày với chân rộng ở dưới và đỉnh nhọn ở trên tương ứng với số lượng các thực phẩm cần ăn trong một ngày. Các thực phẩm ở trên đỉnh tháp là nhóm thực phẩm cần hạn chế tiêu thụ. Các thực phẩm ở tầng tháp phía dưới cần được nạp với số lượng nhiều hơn so với các tầng tháp phía trên đỉnh tháp.
Các tầng tháp gồm có:
- Tầng thứ nhất là 2 nhóm gia vị là: muối và các gia vị mặn cùng với đường và các loại đồ ngọt;
- Tầng thứ 2 là các thực phẩm có chứa chất béo như dầu, mỡ, bơ;
- Tầng thứ 3 là sữa và các chế phẩm từ sữa;
- Tầng thứ 4 là các thực phẩm giàu đạm như thịt, thủy sản, trứng và các loại đậu;
- Tầng thứ 5 là rau, quả nguồn cung cấp đa dạng các loại vitamin, khoáng chất và xơ;
- Tầng thứ 6 là các loại ngũ cốc như cơm, bánh mì, khoai… là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể
- Tầng thứ 7 là nước.
Tầng cuối cùng ở chân tháp là các hoạt động thể lực nên thực hiện tăng cường song song với chế độ ăn hợp lý nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Đối với trẻ 5 tuổi, theo khuyến cáo của WHO, trẻ cần hoạt động thể lực ở cường độ vừa trở lên (đi bộ, chạy, đạp xe, nhảy dây, bóng rổ, bóng đá, bơi lội,…) ít nhất 60 phút mỗi ngày. Có thể chia nhỏ thời gian vận động thành nhiều lần, nhưng cần đảm bảo mỗi lần kéo dài ít nhất 10 phút. Đối với trẻ dưới 5 tuổi không có khuyến cáo cụ thể về hoạt động thể lực, nhưng tùy theo khả năng của trẻ mà khuyến khích trẻ vận động với các hoạt động, trò chơi vận động phù hợp lứa tuổi.
Những nguyên tắc xây dựng thực đơn cân đối cho trẻ
Dưới đây là một số nguyên tắc trong xây dựng thực đơn dinh dưỡng cân đối cho trẻ:
Sử dụng tháp dinh dưỡng
Để có thể lên thực đơn bữa ăn cho trẻ cân đối, đầy đủ, phù hợp, khuyến khích mẹ dựa vào mô hình tháp dinh dưỡng. Bởi trong tháp dinh dưỡng có đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết giúp mẹ lựa chọn đầy đủ mà không bị bỏ sót nhóm chất nào. Không những thế, tháp dinh dưỡng được thiết kế phù hợp với từng độ tuổi, vì vậy tháp dinh dưỡng sẽ giúp mẹ đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng cho trẻ hoạt động trong một ngày, cũng như cung cấp tỉ lệ cân đối giữa các nhóm chất đạm, đường, béo đảm bảo cho nhu cầu phát triển toàn diện của trẻ.
Đa dạng bữa ăn trong ngày, đầy đủ chất dinh dưỡng
Việc thay đổi món ăn thường xuyên không những trong việc lựa chọn thực phẩm mà còn trong phương thức chế biến sẽ giúp trẻ có cảm giác tích cực hơn, thích thú trong ăn uống, khuyến khích các mẹ cho bé trải nghiệm nhiều món ăn khác nhau, tuy nhiên mẹ cần nhớ là phải đảm bảo đầy đủ, tỉ lệ cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng trong thực đơn của trẻ nhé.
Trang trí món ăn
Chú ý trong việc trang trí món ăn cũng là một phần không nhỏ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Trang trí món ăn với nhiều màu sắc bắt mắt và hình thù lạ sẽ khiến trẻ dễ bị thu hút, tạo cảm giác thích thú, hào hứng hơn trong ăn uống.
Lưu ý:
Nguyên tắc đầy đủ và cân đối trong thực đơn dinh dưỡng mang lại hiệu quả tích cực đối với những trẻ có thể trạng bình thường. Còn đối với những trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng thì mẹ cần lưu ý bổ sung những thực phẩm giàu năng lượng hơn, bên cạnh đó cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được can thiệp dinh dưỡng phù hợp cho trẻ từ việc thiết kế thực đơn dinh dưỡng, bổ sung vi chất dinh dưỡng thiếu hụt cho đến chế độ luyện tập thể lực phù hợp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ.
Khi lên thực đơn dinh dưỡng cho bé tập ăn dặm mẹ nên lựa chọn theo nguyên tắc tập ăn từ ngọt đến mặn, từ loãng đến đặc để hệ tiêu hoá của trẻ thích nghi từ từ, ổn định và phát triển khỏe mạnh.
Đọc thêm: Cách tính nhu cầu năng lượng mỗi ngày cho trẻ em, người trưởng thành, phụ nữ mang thai
Gợi ý cách lên thực đơn cho trẻ dựa trên tháp dinh dưỡng cân bằng
Số lượng đơn vị của các nhóm thực phẩm ở trẻ 3-5 tuổi được tính toán trên cơ sở khẩu phần đảm bảo cung cấp năng lượng là 1300Kcal, đáp ứng nhu cầu các chất dinh dưỡng hợp lý cho trẻ trong lứa tuổi này.
Chỉ cần lựa chọn các thực phẩm tương tự trong cùng một nhóm để thay đổi với số lượng đã được đưa ra trong bảng dưới đây, bạn sẽ dễ dàng lên được thực đơn mỗi ngày cho trẻ.
Sáng Trưa Tối 2 đơn vị ngũ cốc
1 đơn vị thịt/ cá/ trứng
1 đơn vị dầu
1/2 đơn vị rau
1 đơn vị sữa
2 đơn vị ngũ cốc
1 đơn vị thịt/ cá/ trứng
2 đơn vị dầu
1 đơn vị rau
1 đơn vị sữa
1 đơn vị quả
2 đơn vị ngũ cốc
1,5 đơn vị thịt/ cá/ trứng
2 đơn vị dầu
1/2 đơn vị rau
2 đơn vị sữa
1 đơn vị quả
Cha mẹ có thể tham khảo thực đơn mẫu dành cho trẻ mầm non dưới đây:
Bữa sáng: phở bò, bao gồm:
- Bánh phở: 60g
- Thịt bò: 40g
- Dầu (mỡ): 5g (1 thìa cà phê)
- Rau ngò + hành tây + hành tím: 40g
Bữa phụ: 200ml sữa năng lượng chuẩn
Bữa trưa: Cơm + thịt + canh rau, bao gồm:
- Cơm: 2 chén lưng
- 1 quả trứng
- Dầu (mỡ): 5g
- Rau: 100g rau ngót
- Trái cây: 80g ổi
Bữa chiều: Cháo gà khoai tây cà rốt, bao gồm:
- Gạo tẻ: 30g
- Khoai tây: 5g
- Cà rốt: 5g
- Thịt gà: 25g
- Dầu: 5g
- Trái cây: 80g dưa hấu
Bữa tối: cơm + cá + canh rau bao gồm:
- Cơm: 1 chén lưng
- Cá diêu hồng: 40g
- Dầu (mỡ): 5g
- Rau: 100g rau cải xanh
- 200ml sữa năng lượng chuẩn
Tư vấn dinh dưỡng cho bé có cần thiết hay không?
Tư vấn dinh dưỡng cho bé là vô cùng cần thiết trong mọi giai đoạn phát triển, điều này giúp bé nhận đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện, xây dựng hệ miễn dịch tốt và tạo thói quen ăn uống lành mạnh. Các bác sĩ tại NRECI sẽ ghi nhận các thói quen ăn uống của trẻ, thực hiện các cân đo và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ thiết kế thực đơn cho trẻ đa dạng, giàu dưỡng chất.
Để biết thêm thông tin chi tiết về tư vấn dinh dưỡng cho trẻ là gì, bố mẹ có thể tham khảo tại link: Quy trình tư vấn dinh dưỡng cho bé gồm những gì?
Như vậy thông qua bài viết trên đây chắc hẳn các cha mẹ đã có thêm nhiều kiến thức về hình ảnh tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non theo từng lứa tuổi cũng như vai trò của tháp dinh dưỡng trong việc lên thực đơn cho trẻ rồi đúng không nào? NRECI hy vọng có thể mang lại nhiều kiến thức dinh dưỡng hơn cho quý độc giả và cộng đồng. Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
>>> Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì, kiêng gì để con mau khỏi?
- OMEGA3 – DHA có giúp trẻ thông minh không?
- Trẻ bị ho nên kiêng ăn gì để mau khỏi? Nhóm thực phẩm “VÀNG” cho trẻ bị ho