Thực đơn cho người mới nâng mũi
Thực phẩm cần kiêng sau khi nâng mũi
Trong thực dơn cho người mới nâng mũi có những món kiêng kị, tuyệt đối không được sử dụng để giúp mũi nhanh lành.
- Rau muống: rau muống sẽ kích thích tăng sinh collagen lấp đầy vùng da bị tổn thương. Sử dụng nhiều rau muống khiến các tế bào tăng sinh quá nhiều, gây nên sẹo lồi. Do đóm tốt nhất bạn nên kiêng khem rau muống, ít nhất trong 3 tuần đầu tiên sau nâng mũi. Còn nếu cơ địa “dữ” bạn nên kiêng trong 2 tháng.
- Trứng: đây thực phẩm khiến màu da vùng phẫu thuật trở nên sậm màu, loang lổ, da non mọc lên sẽ không đều màu với vùng da xung quanh.
- Đồ nếp: thực phẩm khiến vết thương bị mưng mủ, ngứa ngáy. Nếu đồ nếp có tính nóng khiến vết mổ hở dễ mưng mủ, khiến mũi lâu lành hơn thì những món chế biến từ thịt gà có thể gây ngứa và dị ứng (đối với người bị dị ứng thịt gà).
- Hải sản: dễ gây dị ứng cho những người mới thực hinej phẫu thuật. Lúc này vết thương đang hình thành da non nên rất dễ gây ngứa ngáy, khó chịu cho vùng mũi.
- Món ăn cay nóng, đồ uống có chất kích thích có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm kéo dài.
- Đồ ngọt: tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm khuẩn vết thương. Do đó bạn nên kiêng trong 7 ngày đầu tiên.
Lưu ý: Bạn vẫn có thể ăn thịt bò và thịt gà nhưng cần hạn chế. Trong giai đoạn này, tuyệt đối không sử dụng đồ cay nóng như ớt, mù tạt… vì sẽ gây ra kích ứng nhảy mũi, chảy dịch tạo môi trường gây viêm và làm bục vết thương!
Thực phẩm cần kiêng sau khi nâng mũi – Ảnh: Saigon Star
Thực phẩm nên bổ sung
Sau khi nâng mũi, đặc biệt trong ngày đầu tiên bạn nên ăn cháo, bánh mềm, đậu phụ, uống sữa để hạn chế cử động hàm, ảnh hưởng đến mũi. Bạn nên chia nhỏ thành từng bữa để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Trong bữa ăn chính bạn nên bổ sung thực phẩm chứa các nhóm sau:
- Thực phẩm giàu vitamin A: có trong trái cây, rau củ như cà rốt, khoai lang, cà chua, rau má… để tăng sinh mô, thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh và mờ vết sẹo mổ.
Thực phẩm giàu vitamin A – Ảnh: Saigon Star
- Thực phẩm giàu protein, calo: cung cấp năng lượng và tái tạo mô hiệu quả giúp vết thương nhanh lành. Chúng có trong thịt lợn, trứng, phô mai, sữa…
Bổ sung protein cung cấp năng lượng – Ảnh: Saigon Star
- Thực phẩm giàu vitamin C: sau nâng mũi bạn thường uống kháng sinh để tiêu viêm, giảm đau. Uống liên tục khiến bạn dễ nóng trong và nổi mụn. Do đó, bạn nên bổ sung vitamin C từ cam, dứa, bưởi… để vừa thành lọc cơ thể vừa giúp vết thương mau lành.
Bổ sung vitamin C tăng sức đề kháng – Ảnh: Saigon Star
- Bổ sung một số loại nấm để tăng sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ miễn dịch, bảo vệ các mô và tế bào không bị tổn hại.
- Uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để vết thương nhanh hồi phục.
Nên bổ sung trái cây gì?
Trái cây chứa rất nhiều vitamin giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương. Vitamin trong trái cây cũng giúp tăng sức đề kháng, kháng khuẩn, mờ sẹo. Ngoài vitamin A (cam, quýt, dưa đỏ…) bạn nên bổ sung thêm vitamin nhóm B (chuối, bơ), vitamin C (ổi, bưởi, dâu tây…), vitamin D(đào, đu đủ, mận,…) và vitamin E(dứa, oliu…).
Bạn có thể sử dụng trực tiếp hoặc uống nước ép. Bổ sung thêm nước hỗn hợp các loại đậu, sữa đậu nành… Đặc biệt, đừng quên bổ sung sữa chua để hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng lợi khuẩn.
Bổ sung trái cây tốt cho sức khỏe – Ảnh: Saigon Star
Gợi ý thực đơn cho người mới nâng mũi trong 7 ngày
Để nghĩ ra những món ăn khác nhau quả là khó khăn. Chế biến đa dạng món ăn vừa giúp bạn ăn ngon hơn không bị chán lại bổ sung được dinh dưỡng. Chúng tôi gợi ý cho bạn thực đơn cho người mới nâng mũi trong tuần đầu tiên nhé!
Ngày 1:
Nên ăn cháo thịt bằm.
Cháo thịt bằm tốt cho ngày 1
Ngày 2:
- Thịt heo cuộn măng
- Đỗ xào cà chua
- Canh khoai tây, cà rốt, hạt sen hầm xương.
- Tráng miệng: kiwi/dứa.
Thịt heo cuộn măng dễ làm ăn không ngán
Ngày 3:
- Thịt ba chỉ luộc
- Bún
- Rau sống
- Bánh đa cuốn
- Tráng miệng: cam, quýt
Thịt ba chỉ luộc cuộn rau
Ngày 4:
- Thịt lợn tẩm bột chiên
- Đậu rán
- Giá xào thịt lợn nạc
- Cà muối
- Canh nấu chua
- Tráng miệng: thanh long
Ngày 4 với thịt lợn tẩm bột chiên
Ngày 5:
- Thịt heo xào chua ngọt
- Rau bắp cải luộc
- Tráng miệng: xoài, kiwi
Thay đổi khẩu vị với sườn xào chua ngọt ngày 5
Ngày 6:
- Canh bí nấu xương
- Xúc xích rán
- Salat rau củ quả
- Cà muối
- Tráng miệng: đu đủ
Canh bí nấu xương ngon-ngọt
Ngày 7:
- Thịt chân giò luộc
- Bí non xào tỏi
- Canh xương nấu khoai
- Tráng miệng: cam
Thịt chân giò biến tấu dễ ăn
Từ này thứ 8, mũi của bạn có thể đã được cắt chỉ và hồi phục khoảng 80%. Bạn có thể thoải mái trong lựa chọn món ăn hơn nhưng tuyệt đối tránh xa những thực phẩm như rau muống, thịt bò, thịt gà, trứng và hải sản.
Nên duy trì thực đơn ăn kiêng trong bao lâu?
Sau khi phẫu thuật nâng mũi bác sĩ thường hướng dẫn khách hàng nên kiêng khem thực phẩm gây sẹo xấu, viêm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ trong 1 tháng đầu tiên. Để chắc chắn hơn bạn có thể kiêng trong vòng 1,5 tháng.
Hy vọng với bài viết này chị em đã không cần lo lắng về thực đơn cho người mới nâng mũi. Bạn có thể note lại bài viết để tự lên thực đơn cho mình nhưng vẫn đảm bảo đủ các nhóm vitamin, dinh dưỡng cần thiết.
Chúc bạn sớm có được chiếc mũi xinh nhé!
Xem thêm:
>> Hướng dẫn vệ sinh sau nâng mũi tại nhà chuẩn y khoa
>> Sau bao lâu có thể sửa lại mũi hỏng?