Đánh giá bài viết

Bạn đang quan tâm đến cách đo và tính chỉ số BMI? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về quy trình đo và tính chỉ số BMI theo các tiêu chuẩn chính xác từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Với hướng dẫn rõ ràng và thông tin đáng tin cậy dưới đây, bạn sẽ có thêm kiến thức để quản lý cân nặng và đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Cùng Bệnh viện Hoàn Mỹ tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

>> Xem thêm:

  • Top 9 chức năng của protein đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết
  • Công dụng, tác dụng phụ của tinh dầu hoa anh thảo

Chỉ số BMI là gì?

Chỉ số BMI là viết tắt của từ “Body Mass Index” hay chỉ số khối cơ thể. Chỉ số này được nhà bác học người Bỉ đưa ra vào năm 1832. BMI được tính bằng cách chia cân nặng (kg) cho bình phương chiều cao (m). Nó giúp đánh giá mức độ gầy hay béo của một người và nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thừa cân hoặc suy dinh dưỡng.

Công thức BMI chỉ áp dụng cho người trưởng thành (trên 18 tuổi). Nó không áp dụng cho phụ nữ mang thai, vận động viên và người lớn tuổi. Thông thường, một người khoẻ mạnh bình thường có chỉ số trong khoảng từ 18,5 – 24,9. Nếu chỉ số BMI dưới 18,5 thì người đó thiếu cân, từ 25 – 29,9 thì người đó thừa cân, từ 30 trở lên thì người đó béo phì. Tuy nhiên, chỉ số này cũng có sự khác biệt giữa nam nữ, giữa các độ tuổi và quốc gia.

>> Xem thêm: Lịch tiêm chủng cho bé từ 0 đến 24 tháng tuổi [Bảng phác đồ]

Vì sao chỉ số BMI quan trọng trong việc đánh giá sức khoẻ?

  • Đánh giá trạng thái cân nặng: Chỉ số này cung cấp một cách đơn giản và nhanh chóng để đo lường mức độ cân nặng của một người dựa trên chiều cao và cân nặng. Điều này giúp xác định xem một người có cân nặng bình thường, thừa cân hay gầy quá mức.
  • Đánh giá nguy cơ sức khỏe: BMI có thể liên kết với nguy cơ mắc một số bệnh liên quan đến cân nặng, như béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường và một số bệnh khác. Việc tính toán BMI giúp đưa ra một dự báo sơ bộ về nguy cơ sức khỏe và có thể cung cấp lời khuyên về việc duy trì cân nặng trong mức lý tưởng.
BMI giúp chúng ta quản lý sức khoẻ hiệu quả
BMI giúp chúng ta quản lý sức khoẻ hiệu quả (Nguồn: Internet)
  • Theo dõi quá trình giảm cân hoặc tăng cân: BMI được sử dụng để theo dõi quá trình giảm cân hoặc tăng cân. Người sử dụng có thể đặt mục tiêu cân nặng dựa trên chỉ số BMI và theo dõi tiến trình của mình để đạt được trạng thái cân nặng và sức khỏe mong muốn.
  • Cảnh báo sớm về các vấn đề sức khỏe: Một chỉ số không bình thường có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe tiềm tàng. Nếu BMI có chỉ số vượt quá hoặc thấp hơn mức bình thường, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh và cần kiểm tra sức khỏe và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế.

Chỉ số BMI là một công cụ hữu ích để theo dõi sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, chỉ số này chỉ là một chỉ số tương đối. Chúng ta cần kết hợp với các đánh giá khác như cấu trúc cơ thể và tỷ lệ mỡ cơ thể để có cái nhìn toàn diện về sức khỏe của mình.

>> Xem thêm: Chất béo là gì? Vai trò và chức năng dinh dưỡng của chất béo?

Cách đo và tính BMI chuẩn theo hướng dẫn của Viện dinh dưỡng quốc gia
Cách đo và tính BMI chuẩn theo hướng dẫn của Viện dinh dưỡng quốc gia (Nguồn: Internet)

Công thức tính chỉ số BMI

Chỉ số BMI (Body Mass Index) là một chỉ số đo lường mức độ gầy-béo của một người dựa trên cân nặng và chiều cao. Công thức tính như sau:

BMI = Cân nặng (kg) / (Chiều cao (m) x Chiều cao (m))

BMI là một công cụ sàng lọc để đánh giá mức độ thừa cân hoặc béo phì. Chỉ số này được tính bằng cách chia cân nặng của một người (đơn vị là kilogram) cho bình phương chiều cao (đơn vị là mét). Một chỉ số cao có thể cho thấy một lượng mỡ cơ thể cao. Để tính toán, bạn có thể sử dụng công cụ tính BMI trực tuyến hoặc tìm cân nặng và chiều cao của bạn trong bảng dưới đây.

Phân loại mức độ gầy-béo dựa vào chỉ số BMI

Dưới đây là bảng phân loại mức độ gầy – béo của một người dựa vào BMI. Thang phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO) dành cho người châu Âu và thang phân loại của Hiệp hội đái đường các nước châu Á (IDI & WPRO) được áp dụng cho người châu Á.

Phân loạiBMI – WHOBMI – IDI & WPRO
Bảng phân loại mức độ gầy – béo của một người dựa vào chỉ số BMI (Nguồn: Internet)

Chỉ BMI có ý nghĩa gì?

  • Nếu chỉ số của bạn nhỏ hơn 18,5, bạn thuộc nhóm thiếu cân.
  • Nếu chỉ số của bạn từ 18,5 đến <25, bạn thuộc nhóm cân nặng bình thường.
  • Nếu chỉ số của bạn từ 25 đến <30, bạn thuộc nhóm thừa cân.
  • Nếu chỉ số của bạn từ 30 trở lên, bạn thuộc nhóm béo phì.

Chỉ số BMI giúp cảnh báo béo phì

Béo phì thường được chia thành các nhóm:

  • Nhóm 1: Chỉ số từ 30 đến <35
  • Nhóm 2: Chỉ số từ 35 đến <40
  • Nhóm 3: Chỉ số từ 40 trở lên. Nhóm béo phì 3 đôi khi được gọi là “béo phì nghiêm trọng”.

Chỉ số này giúp bạn đánh giá tình trạng sức khỏe của mình và có những biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị các bệnh liên quan đến thừa cân hoặc thiếu cân. Tuy nhiên, BMI không phải là công cụ duy nhất để đánh giá sức khỏe, bạn cũng cần xem xét các yếu tố khác như tuổi, giới tính, cơ thể, chế độ dinh dưỡng và vận động.

>> Xem thêm: Healthy là gì? Mách bạn 6 nguyên tắc áp dụng chế độ ăn healthy đúng chuẩn

Chỉ số BMI quá cao ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Chỉ số tăng quá cao là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Một số bệnh lý nguy hiểm có thể gặp phải nếu chỉ số của bạn tăng quá cao bao gồm:

  • Bệnh tim mạch.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Bệnh về túi mật.
  • Một số loại ung thư như ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, ung thư đại tràng và túi mật, ung thư buồng trứng.
  • Chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Bệnh về khớp.
  • Vô sinh.

Làm thế nào để có chỉ số BMI chuẩn?

Để BMI có chỉ sổ rơi vào khoảng lý tưởng, bạn cần xây dựng kế hoạch ăn uống điều độ, hợp lý và vẫn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong quá trình duy trì sự ổn định của sức khỏe, bạn nên hạn chế uống nước có gas hoặc nhiều đường. Thay vào đó, bạn hãy uống nước lọc để tránh mất nước, tăng khả năng đốt cháy mỡ thừa. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp tập thể dục thường xuyên để đảm bảo sức khỏe của bản thân.

Tập thể dục kết hợp ăn uống đầy đủ để có chỉ số lý tưởng
Tập thể dục kết hợp ăn uống đầy đủ để có chỉ số lý tưởng (Nguồn: Internet)

>> Xem thêm: Vitamin E: Công dụng trong đời sống và cách uống đúng

Chỉ số BMI của người lớn có khác trẻ em không?

Cách tính BMI của người lớn và trẻ em là giống nhau. Tuy nhiên, trẻ em đang trong độ tuổi phát triển, vậy nên chỉ số này sẽ thay đổi theo độ tuổi khi lớn lên.

Với trẻ em từ 2 đến 20 tuổi, biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi được biểu diễn như sau:

Biểu đồ ở trẻ em về chỉ số BMI
Biểu đồ ở trẻ em về chỉ số BMI (Nguồn: Internet)

Một số app và website tính chỉ số BMI online

Nếu bạn không muốn ghi nhớ công thức tính BMI trên, bạn có thể sử dụng một số app/website để tính chỉ số online một cách nhanh chóng. Dưới đây là một số ứng dụng, website bạn có thể tham khảo:

  • Calculator.net
  • App BMI Calculator
  • App Weight loss tracker – BMI
  • App aktiBMI,…

Những hạn chế của chỉ số BMI

BMI là một công cụ đơn giản và phổ biến để đánh giá cân nặng và sức khỏe. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế quan trọng cần được hiểu rõ.

Những hạn chế của chỉ số BMI mà bạn cần biết
Những hạn chế của chỉ số BMI mà bạn cần biết (Nguồn: Internet)

Một trong những hạn chế là nó không phân biệt được giữa mỡ cơ thể và cơ bắp. Điều này có nghĩa là người có một lượng cơ bắp lớn có thể được đánh giá là “quá nặng” theo chỉ số mặc dù không có mỡ thừa. Ngược lại, người có cơ thể nhẹ và thiếu cơ bắp có thể được đánh giá là “bình thường” dù có một lượng mỡ cơ thể tương đối cao. Chính vì vậy, chỉ sử dụng BMI để đánh giá cân nặng và sức khỏe có thể dẫn đến kết quả không chính xác và gây nhầm lẫn.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chưng yến đường phèn táo đỏ tốt cho sức khỏe

Ngoài ra, chỉ số này cũng không xem xét một số yếu tố quan trọng khác như phân bố mỡ trong cơ thể. Ví dụ, mỡ tích tụ quanh vùng bụng có thể đặt người dễ mắc các bệnh liên quan đến cơ địa như bệnh tim mạch và tiểu đường, trong khi BMI không thể phản ánh được điều này. Do đó, để có một đánh giá toàn diện về tình trạng cân nặng và sức khỏe, cần kết hợp chỉ số này với các yếu tố khác như tỷ lệ mỡ cơ thể, phân bố mỡ và tình trạng cơ bắp.

Dù có những hạn chế, BMI vẫn được sử dụng rộng rãi vì tính đơn giản và tiện lợi. Tuy nhiên, để có một cái nhìn chính xác hơn về sức khỏe của bạn, nên tham khảo ý kiến chuyên gia, như bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, và kết hợp nhiều phương pháp đánh giá khác nhau. Liên hệ ngay HOTLINE hoặc truy cập TẠI ĐÂY để được tư vấn và đặt lịch hẹn trực tiếp với bác sĩ thuộc hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc. Ngoài ra, bạn có thể cập nhật các kiến thức về y học cũng như sức khỏe hàng ngày tại Tin tức y tế.

Câu hỏi thường gặp

Related Posts

Cách nấu cháo dinh dưỡng ngon để bán kinh doanh hút khách rầm rầm

Cách nấu cháo dinh dưỡng ngon để bán kinh doanh hút khách rầm rầm

1. Cách nấu cháo từ tôm, bí đỏ dinh dưỡng thơm ngon để kinh doanh Cách nấu cháo dinh dưỡng từ tôm và bí đỏ tạo nên…

Sữa chua là gì? Bật mí công dụng tuyệt vời cho sức khỏe và làm đẹp

Sữa chua, váng sữa là thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Vậy bạn đã biết hết những công dụng tuyệt vời của…

Mang thai 4 tháng mẹ bầu nên ăn gì, kiêng gì?

Mang thai 4 tháng mẹ bầu nên ăn gì, kiêng gì?

Mang thai tháng thứ 4, thuộc giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, lúc này em bé đang tiếp tục quá trình hình thành và phát triển…

Trứng chiên bao nhiêu calo? Ăn trứng chiên có gây béo không?

Trứng chiên bao nhiêu calo? Ăn trứng chiên có gây béo không?

Trứng chiên là món ăn được rất nhiều người yêu thích bởi cách chế biến đơn giản mà hương vị lại vô cùng thơm ngon, hấp dẫn….

Cải xoong là gì? Những giá trị dinh dưỡng của rau cải xoong

Cải xoong là gì? Những giá trị dinh dưỡng của rau cải xoong

Cải xoong là gì? Cải xoong là loài thực vật thuộc họ cải và có liên quan đến giống rau tần và mù tạt, có mùi vị…

Trẻ suy dinh dưỡng: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa

Trẻ suy dinh dưỡng: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa

Theo Tổ chức Unicef, Việt Nam là một trong số 34 quốc gia trên toàn cầu phải đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng cao nhất….