Dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ: Thực phẩm nên ăn và nên tránh?

Đánh giá bài viết

Bên cạnh các phương pháp điều trị, dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ cũng cần được chú trọng vì lựa chọn đúng loại thực phẩm trẻ nên ăn và tránh những thực phẩm không tốt sẽ giúp giảm triệu chứng và các bệnh liên quan tới tự kỷ.

Dinh dưỡng và tự kỷ có mối quan hệ chặt chẽ

Theo các chuyên gia nghiên cứu, bệnh tự kỷ phát triển ngay từ giai đoạn bào thai và sự thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai như kẽm, sắt, đồng, vitamin B9 sẽ khiến thai nhi có nguy cơ bị tự kỷ vì những vi chất quan trọng này đóng vai trò quan trọng để não bộ của thai nhi phát triển.

Như vậy, có thể khẳng định rằng chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu và tự kỷ có liên quan với nhau, bổ sung không đủ chất dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai sẽ làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị tự kỷ.

Trên tạp chí của Hiệp hội dinh dưỡng Mỹ có bài nghiên cứu cho biết trẻ tự kỷ có độ nhạy cảm giác quan cao hơn trẻ bình thường. Cho thấy trẻ tự kỷ khác thường trong việc xử lý thông tin giác quan và cực kỳ nhạy cảm với hương thơm, mùi vị, đặc điểm và màu sắc của thực phẩm. Từ đó có thể hiểu lý do trẻ tự kỷ thường kén ăn.

Hơn nữa, nhiều nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng trẻ tự kỷ bị rối loạn chức năng đường tiêu hóa, nguy cơ bị các rối loạn dạ dày – ruột (GI), bao gồm táo bón và hội chứng ruột kích thích (IBS) cao gấp 8 lần trẻ bình thường, dẫn đến tình trạng thiếu khả năng hấp thụ một số chất dinh dưỡng.

Do đó, cha mẹ có con bị tự kỷ cần đặc biệt chú ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ.

Dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ: Thực phẩm không nên ăn

Không nên ăn nhiều đường

Cha mẹ khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ cần đặc biệt lưu ý không cho trẻ tự kỷ ăn nhiều đường, sử dụng đồ uống không lành mạnh và các chất bảo quản thực phẩm vì đường làm tăng nồng độ đường trong máu, nguy cơ cao bị tăng đường huyết dẫn đến chứng tăng động – hàng vi hiếu động quá mức dễ xuất hiện ở trẻ tự kỷ.

Thực phẩm chứa gluten

Gluten là một loại protein có chủ yếu trong lúa mạch đen, lúa mạch và lúa mì. Khi trẻ tự kỷ ăn gluten có thể ảnh hưởng xấu tới chức năng của hệ thần kinh hoặc làm cho tình trạng tồi tệ hơn, dẫn đến viêm não với những triệu chứng như buồn nôn, lú lẫn, mất trí nhớ…

Tránh thực phẩm chứa Casein

Casein có chứa trong tất cả các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, sữa dê, sữa bò. Giống như gluten, casein được cho là bị chuyển hóa khác biệt ở những người tự kỷ, sẽ kéo theo các triệu chứng khiếm khuyết giao tiếp và xã hội.

Loại bỏ casein và gluten khỏi chế độ ăn cần hỏi ý kiến bác sĩ để tránh làm thiếu hụt các chất dinh dưỡng có giá trị khác như vitamin C và canxi.

Bột mì, bột ngũ cốc

Trong bột mì, bột ngũ cốc có chứa những chất như gluten, casein, carbohydrate dễ làm cho trẻ tự kỷ bị kích thích, biểu hiện tăng động, cười đùa hoặc cáu liên tục mà không rõ nguyên nhân. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ cần tránh những thực phẩm này.

Món ăn được chế biến từ đậu nành

Những mặt hàng có chứa đậu nành tiêu biểu là nước tương, edamame, bánh mì kẹp thịt đông lạnh, dầu đậu nành, sữa đậu nành, kẹo cao su hoặc thức uống giải khát có chứa nguồn đậu nành bên trong. Các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên đọc rõ nhãn thực phẩm để hạn chế đậu nành trong dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ vì đậu nành được sản xuất tại Mỹ thường bị biến đổi gen và nguy cơ trở thành một chất gây dị ứng thực phẩm.

Đồ uống: Sữa tươi, nước ngọt, nước có ga, chất kích thích

Có rất nhiều đường và phẩm màu trong các loại sữa tươi, đặc biệt là các loại có đường, các loại nước ngọt, nước có ga, nước có chất kích thích như trà, cà phê, tăng lực… ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ của trẻ. Cha mẹ nên cho trẻ uống sữa dừa, sữa gạo, sữa khoai tây hoặc nước ép hoa quả.

Các loại quả có múi

Các loại quả có múi như cam, chanh, bưởi…. chứa hàm lượng các chất lên men dễ gây tích tụ nấm làm cho trẻ tự kỷ bị mất ngủ, không kiểm soát được hành vi. Do đó, cha mẹ cần chú ý hạn chế cho trẻ tự kỷ ăn các loại quả có múi.

Thực phẩm chứa nhiều omega – 3

Chế độ ăn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ gây ra sự mất cân bằng về tỷ lệ omega-3 và axit béo omega-6 trong máu của bệnh nhân mắc chứng tự kỷ.

Dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ không thể thiếu được việc bổ sung axit béo omega-3 vì chất dinh dưỡng này mang lại rất nhiều lợi ích quan trọng cho sự phát triển não bộ và chức năng thần kinh của trẻ tự kỷ nói riêng và trẻ em nói chung, giảm lo lắng, giảm hung hăng, giảm tăng động và bốc đồng, kéo dài sự tập trung chú ý và cải thiện khả năng phát triển ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ.

Các bậc phụ huynh nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng trẻ tự kỷ những thực phẩm giàu omega-3 như: cá thu, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, cá hồi, cá trích, hàu, cá cơm, đậu nành, súp lơ, bắp cải…

Thực phẩm chứa nhiều vitamin D

Vitamin D có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch nên khi nồng độ vitamin D thấp (25-hydroxyvitamin D) sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị tự kỷ, cơ thể trẻ không đủ khả năng xác định những tác nhân xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể, nghiêm trọng hơn còn có nguy cơ cao phát triển chứng rối loạn cao hơn.

Bổ sung đủ lượng vitamin D sẽ giúp trẻ bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân gây tổn thương cho DNA và sửa chữa tổn thương khi nó xảy ra. Bên cạnh đó, vitamin D còn giảm stress và giảm số lượng các cytokine viêm có trong não gây ra các rối loạn ở trẻ tự kỷ.

Bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ có thể thêm các thực phẩm chứa vitamin D như cá, trứng, sữa nguyên kem, nấm, tôm…

Thực phẩm chứa nhiều vitamin B6, magie

Điều trị cho chứng tự kỷ sẽ thêm hiệu quả nếu bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều vitamin B6, magie vào thực đơn dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ. Các vấn đề về hành vi, khả năng nói sẽ được cải thiện, sự bốc đồng giảm, chỉ số IQ và khả năng tương tác xã hội của trẻ tự kỷ tăng lên.

Thực phẩm chứa nhiều sắt

Sắt là một chất cần thiết trong quá trình tổng hợp và hình thành myelin (chất dẫn truyền thần kinh trong não). Trong thực đơn dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ cần cung cấp đủ sắt theo nhu cầu để não phát triển bình thường.

Chậm phát triển hành vi, nhận thức, trí nhớ và tư duy của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nếu thiếu sắt. Những thực phẩm giàu sắt tiêu biểu là hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều, đậu phộng, dưa hấu, củ cải đỏ, lựu, táo.

Bổ sung axit béo phospholipid

Màng tế bào thần kinh có thành phần cấu trúc chính từ axit béo phospholipid nhưng ở trẻ tự kỷ, hàm lượng chất này lại thấp hơn. Vì vậy để cải thiện tình trạng tự kỷ và điều chỉnh chức năng của màng tế bào thần kinh, cha mẹ cần cho trẻ tự kỷ ăn thực phẩm chứa axit phospholipid.

Dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ cần có vitamin C

Trẻ tự kỷ có hàm lượng vitamin C thấp hơn bình thường nên bổ sung vitamin C đầy đủ sẽ có tác dụng giảm các hành vi rập khuôn lặp đi lặp lại của trẻ tự kỷ vì vitamin C ảnh hưởng tới phản ứng của não đối với dopamine 6 – một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng .

Thực phẩm giàu axit amin cho trẻ tự kỷ

Để cải thiện sự tập trung, tăng khả năng hoàn thành nhiệm vụ, tăng khả năng giữ bình tĩnh trong mọi loại tình huống ở trẻ tự kỷ, cha mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu axit amin vào chế độ dinh dưỡng bởi axit amin chứa protein quan trọng cho hoạt động của não bộ. Không những vậy, axit amin còn tạo ra chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ .

Thực phẩm giàu lợi khuẩn

Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, mắc các bệnh tiêu hóa là vấn đề mà trẻ tự kỷ sẽ gặp phải. để giảm các vấn đề liên quan đến đường ruột như táo bón, ruột kích thích… cha mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu probiotic (sữa chua, nấm sữa, dưa chua…) vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ.

Cha mẹ nên lưu ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ, nắm rõ thực nào nên ăn và nên tránh để góp phần cải thiện triệu chứng, giúp quá trình điều trị và can thiệp chứng tự kỷ thêm hiệu quả hơn.

Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế uy tín hoặc tham khảo y kiến bác sĩ Nhi có chuyên môn để biết cách điều trị trẻ tự kỷ tại nhà tốt nhất.

Với mong muốn đồng hành cùng các gia đình có trẻ mắc tự kỷ, Bệnh viện Hồng Ngọc đã triển khai dịch vụ thăm khám và điều trị cho trẻ tự kỷ và nhận được nhiều tin tưởng của các bậc phụ huynh.

Trực tiếp thăm khám và điều trị tự kỷ cho trẻ tại Hồng Ngọc là BSCKII Phạm Đức Thịnh với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi khoa; hơn 10 năm công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý trẻ em (còn gọi là Trung tâm Nguyễn Khắc Viện).

Sau khi trở thành Giám đốc đầu tiên của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, bác sĩ Thịnh vẫn trực tiếp tham gia chẩn đoán, tư vấn và trị liệu cho trẻ em có vấn đề tâm lý như tự kỷ, tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi…

Với trình độ chuyên môn cao về Nhi khoa và Tâm lý trẻ em cùng sự tận tâm với bệnh nhi BS Thịnh đã đồng hành cùng rất nhiều gia đình có trẻ tự kỷ trị liệu thành công.

Related Posts

Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ ở tuổi tiểu học

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và hoạt động thể lực. Đặt biệt, ở lứa tuổi trẻ học tiểu học…

Các thành phần dinh dưỡng của tôm có thể bạn chưa biết

Tôm là hải sản được tiêu thụ phổ biến, tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng trong tôm như thế nào không phải ai cũng biết rõ. Vậy…

Ốc sên có ăn được không, ăn ốc sên có tốt không?

Nhiều người cho rằng ốc sên rất bẩn và độc nên không thể ăn. Thực chất, loài sinh vật này cũng mang lại khá nhiều lợi ích…

Dinh dưỡng từ đậu hạt

Dinh dưỡng từ đậu hạt

Đậu là nhóm thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, nên lợi ích về dinh dưỡng cũng như an toàn về mặt sử dụng thường xuyên…

Trong dinh dưỡng trẻ em thì sắt là yếu tố không thể thiếu đối với cơ thể. Sắt là một loại khoáng chất có chức năng vận…

Chế độ ăn cho người bị bệnh hen phế quản

Chế độ ăn cho người bị bệnh hen phế quản

Hen phế quản là loại bệnh liên quan đến các yếu tố gây dị ứng từ môi trường như khói, bụi, sơn, phấn hoa, thức ăn… Người…