Trong trường mầm non có rất nhiều công việc, mỗi công việc gắn với một chức vụ. Nếu hiệu trưởng và hiệu phó quản lý trường, bảo mẫu và giáo viên là người chăm sóc, nuôi dạy trẻ vậy ai sẽ là người lo vấn đề ăn uống của các bé. Câu trả lời chính là cấp dưỡng mầm non. Hãy cùng tìm hiểu nhiệm vụ của cấp dưỡng mầm non trong bài viết sau nhé!
Tầm quan trọng của người cấp dưỡng mầm non
Trường mầm non, dù là ở bất cứ hình thức nào (công lập, dân lập hay trường quốc tế) đều có chức năng chính là chắp cánh cho những bước phát triển đầu đời của bé. Điều đó đồng nghĩa với việc đây là nơi chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề về học tập, vui chơi, sinh hoạt và lẫn sức khỏe tâm sinh lý của trẻ. Trong đó, quan trọng nhất là vấn đề dinh dưỡng của bé.
Và người chịu trách nhiệm cho từng bữa ăn của các bé chính là người nhân viên cấp dưỡng mầm non. Họ không tiếp xúc trực tiếp hay tham gia vào quá trình giáo dục trẻ. Nhiệm vụ của cấp dưỡng mầm non gắn liền với những căn bếp cùng các dụng cụ nấu ăn và thực phẩm.
Trách nhiệm của người cấp dưỡng là tính toán và lên kế hoạch cung cấp cho bé những bữa ăn vừa ngon miệng, vừa an toàn, vừa đủ chất để trẻ có đủ năng lượng cho việc học tập, vui chơi đồng thời phát triển tốt nhất.
Cụ thể về nhiệm vụ của cấp dưỡng mầm non
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về nhiệm vụ của cấp dưỡng mầm non ngay sau đây nhé!
Tính toán dinh dưỡng
Đầu tiên, người cấp dưỡng mầm non phải nắm được chế độ dinh dưỡng trong trường mầm non. Họ cần cần chắc chắn rằng các bé cần những chất gì, liều lượng ra sao, khẩu phần thế nào,… để tính toán lượng dinh dưỡng phù hợp và phân bố chúng một cách khoa học vào các bữa ăn.
Điều này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển và sức khỏe của bé. Do đó, bất cứ nhân viên cấp dưỡng nào cũng phải nắm rõ.
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Nhiệm vụ của cấp dưỡng mầm non tiếp theo là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Nó có tác động rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển đề kháng của bé. Do đó, những người cấp dưỡng mầm non cần đặc biệt chú trọng vào vấn đề này.
Nếu không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thể trạng và hệ tiêu hóa yếu ớt của bé sẽ khó lòng chống lại các tác động của vi khuẩn gây hại và bị bệnh chỉ là vấn đề sớm muộn mà thôi.
Những thực phẩm được sử dụng trong bữa ăn của bé phải tươi sống, được giám định kỹ càng, đảm bảo chất lượng và được kiểm tra, giám sát chặt chẽ bởi cán bộ quản lý. Bên cạnh đó, khâu chế biến, dụng cụ chế biến, phục vụ bữa ăn đều phải tuân thủ chặt chẽ quy định an toàn.
Đảm bảo sự ngon miệng và hứng thủ ăn của bé
Ngoài ra, một bữa ăn cân bằng dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng lại không ngon miệng và không gợi được hứng thú ăn uống của trẻ thì cũng vô nghĩa. Do đó, những người cấp dưỡng mầm non phải có tay nghề nấu ăn từ khá trở lên và hiểu được khẩu vị của các bé.
Một điều quan trọng nữa chính là cách khiến bữa ăn của bé trở nên thú vị. Điều này đòi hỏi người cấp dưỡng phải có kỹ thuật trưng bày, trang trí và cắt tỉa thực phẩm tốt.
Quản lý bếp ăn
Nhiệm vụ cuối cùng của người cấp dưỡng mầm non chính là quản lý bếp ăn. Sau mỗi ngày làm việc, bếp ăn phải được đưa về nguyên trạng ban đầu: khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ tuyệt đối. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, dụng cụ nấu ăn và thực phẩm có trong phòng bếp cũng phải được quản lý và kiểm kê thường xuyên để đảm bảo không có sự thiệt hại đáng kể.
Nhiều người nghĩ rằng nghề cấp dưỡng chẳng mấy mệt nhọc, nhưng hãy nhớ rằng, dù không chịu nắng gió nhưng nghề này cũng không hề nhẹ nhàng đâu. Và những điều đó chỉ người trong nghề mới hiểu. Sau bài viết nhiệm vụ của cấp dưỡng mầm non này, mong bạn đọc sẽ hiểu thêm một chút về nghề này.