Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) nói:
“Chúng tôi chia sẻ những lo lắng rất chính đáng của người tiêu dùng trước các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thực trạng hiện nay theo ý kiến người tiêu dùng cho thấy, có đến hơn 90% không thể phân biệt được rau an toàn và rau không an toàn bằng mắt thường.
Hiện nay tình trạng ô nhiễm thực phẩm rất đáng lo ngại, cùng đó thì việc lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật, chất kích tăng trưởng, thậm chí sử dụng các hóa chất ngoài danh mục cũng không phải là hiếm.
Điều này có thể do không biết hoặc cố tình, bởi thực tế có những hộ trồng riêng rau sạch cho gia đình họ ăn còn rau phun thuốc thì họ bán ra ngoài thị trường, mặc dù thời gian hóa chất phân hủy hóa chất là chưa đủ. ”
Vì vậy, các nhà cung cấp, trồng rau sạch nên chú ý rằng về xảy ra tình trạng ngộ độc một trong các trường hợp sau:
1/ Dư lượng thuốc hoá học (thuốc sâu, bệnh, thuốc cỏ).
2/ Số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh.
3/ Dư lượng đạm nitrát.
4/ Dư lượng các kim loại nặng (chì, thuỷ ngân, asêníc, kẽm, đồng…).
Trong 4 nhóm trên thì nhóm 1 và 2 nếu có hàm lượng chứa trong rau vượt ngưỡng cho phép thì khi ăn vào sẽ bị ngộ độc tức thì, đa phần các trường hợp ngộ độc do ăn rau thường do nhóm 1 hay nhóm 2 gây ra. Ngộ độc do nhóm 3 và 4 phải tích luỹ đến một mức độ nào đó mới biểu hiện ra ngoài, nhưng khi đã biểu hiện ra ngoài rồi thì thường là khó chữa.
Nguyên tắc để trồng rau sạch sao cho dư lượng của 4 nhóm độc tố nói trên không vượt quá ngưỡng cho phép thật ra rất đơn giản. Cái khó là vì thói quen tích luỹ đã lâu, nay sửa chữa phải có thời gian. Nhưng đơn giản là chỉ cần làm theo khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật hay cán bộ khuyến nông là có thể đạt được.
Đối với chất độc nhóm 1, ta chỉ cần hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh, trừ cỏ… chỉ sử dụng khi cần thiết. Muốn vậy phải làm theo hướng dẫn của qui trình IPM. Đặc biệt nhất là không dùng các loại thuốc đã cấm và ngưng sử dụng thuốc cho rau ít nhất là 10 ngày trước khi thu hoạch.
Đối với chất độc thuộc nhóm 2 thì tuyệt đối không sử dụng phân tươi, kể cả phân gia súc, gia cầm chưa hoai. Không sử dụng phân người khi chưa chế biến kỹ. Không sử dụng nguồn nước thải của vùng gần bệnh viện để tưới cho rau. Phải rửa rau thật kỹ, nấu chín. Khi ăn các loại rau sống, cần ngâm qua thuốc tím hay nước muối.
Đối với chất độc nhóm 3 cần chú ý không lạm dụng phân đạm, và kết thúc bón đạm cho rau trước khi thu hoạch cũng ít nhất 10-15 ngày. Lượng đạm nitrat cũng có liên quan chặt chẽ với chất độc nhóm 1. Bởi lẽ nếu rau có nhiều đạm sẽ thu hút sâu bệnh đến phá nhiều hơn. Người nông dân sẽ phun thuốc nhiều, vừa tốn tiền vừa bị độc hại mà chất lượng rau sẽ kém. Thiệt đơn thiệt kép.
Đối với chất độc nhóm 4 thì chú ý chất đất. Có vùng chứa nhiều kím loại nặng thì không nên trồng rau (phải hỏi cán bộ khoa học đất, phân). Không bón các chất thải công nghiệp, kể cả các loại phân rác chưa được chế biến cẩn thận.
Chính vì điều đó. Là nhà sản xuất nên hiểu và áp dụng thật chuẩn xác các quy tắc khi trồng rau sạch. Là người tiêu dùng hãy chọn mua các loại rau sạch và hãy nhớ rửa thật kỹ trước khi sử dụng.
Nếu không muốn chọn lựa thì người tiêu dùng nên tự trồng rau sạch tại nhà. Hiện nay, có rất nhiều mô hình trồng rau sạch tại nhà, trồng rau sạch Aquaponics là mô hình trồng rau không cần chăm sóc, không tốn nhiều thời gian và tiết kiệm diện tích.
Dưới đây là mô hình trồng rau sạch Aquaponics
Nguồn: sưu tầm