Ẩm thực ngày Tết – nét văn hóa chảy theo chiều dài đất nước

Đánh giá bài viết

Khi đi dọc miền Tổ quốc những ngày Tết, chúng ta lại bắt gặp những bức tranh ẩm thực khác nhau giữa 3 miền Bắc-Trung-Nam, với những món ăn không quá cao sang về nguyên liệu, nhưng cách chế biến khác nhau xuất phát từ văn hóa vùng miền và những yếu tố khách quan liên quan đến địa lý, khí hậu, đặc sản địa phương… Ví như ngày Tết miền Bắc, thời tiết thường giá lạnh, có lẽ vì vậy mà người miền Bắc dường như nuông chiều bản thân hơn với các món ăn ngậy béo và đầy năng lượng.

Mâm cỗ Tết miền Bắc – Tinh tế và khéo léo

Theo phong tục chung, Tết của người Việt Nam nhất thiết phải có mâm cỗ với các món ăn đặc biệt mà ngày thường ít có. Mâm cỗ phải thịnh soạn, hấp dẫn với đầy đủ màu sắc; như: màu xanh của bánh chưng; màu đỏ tươi của xôi gấc; canh măng vàng; đĩa giò lụa hồng hồng… để tạo nên mâm cỗ cổ truyền đậm đà bản sắc Việt.

Đặc biệt, mâm cỗ Tết của người miền Bắc bao giờ cũng thể hiện sự tinh tế và khéo léo; chú trọng hình thức; phối hợp hài hòa giữa những món nước và món khô; giữa thịt và rau.

Trong đó mâm cỗ của người Hà Nội được đánh giá là bài bản và giữ được nét cổ truyền của người Việt. Bánh chưng là thứ không thể thiếu không chỉ với ẩm thực ngày Tết cổ truyền miền Bắc mà còn của cả đất nước.

Bên cạnh đó, xôi gấc, giò lụa, giò xào, thịt gà, nem rán, thêm nồi cá chép hoặc cá trắm kho riềng; cùng đĩa nộm xu hào hoặc đu đủ là những món phải có trong dịp Tết. Món nước cũng phong phú không kém: miến nấu lòng gà, chân giò hầm với măng lưỡi lợn, mọc nước… Món nào cũng đậm đà hương vị; khiến người ta cứ nhớ mãi về hương vị Tết quê hương.

Mâm cổ Tết miền Trung – Có âm hưởng của sự chắt chiu, chia sẻ

Ẩm thực ngày Tết – Người miền Trung cũng cầu kỳ; tỉ mỉ nên các món ăn ngày Tết cũng được chăm chút kỹ lưỡng. Mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung nhìn thấy trong đó cả âm hưởng của sự chắt chiu, chia sẻ. Người miền Trung không có bánh chưng mà làm bánh tét; món bánh có hương vị rất gần gũi với bánh chưng.

Bên cạnh bánh tét, miền Trung cũng có nhiều loại bánh khác được đặt trên mâm cỗ ngày Tết như bánh tổ, bánh in… Ẩm thực ngày tết Miền Trung cũng không thể thiếu nem chua, thịt giấm. Đặc biệt, tại cố đô Huế, nơi vẫn lưu giữ những món ăn từ cung đình, thì mâm cỗ Tết càng tỉ mỉ và cầu kì. Món thịt tôm chua thịt phay, nem bò lụi, chả tôm, gỏi vả lúc nào cũng phải có. Một số vùng ở miền Trung còn thêm món món bò nấu thưng, thịt nạc rim hấp dẫn.

Nếu như miền Bắc có dưa hành thì miền Trung lại đặc trưng với dưa món. Nguyên liệu của dưa món khá đơn giản, chỉ là cà rốt, đu đủ… được ngâm chua mặn; tuy nghe có vẻ dễ làm nhưng để có được hũ dưa món đầy sắc-vị thì cần sự tỉ mỉ và khéo léo. Bởi thế, dù mộc mạc hay cao sang, những món ăn ngày Tết của miền Trung; qua bàn tay của những người phụ nữ tần tảo đều trở nên vô cùng hấp dẫn.

ẩm thực miền trung

≡ XEM THÊM: Ý NGHĨA TẾT CỔ TRUYỀN 2022 ≡

Mâm cổ Ẩm thực ngày Tết miền Nam – Phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan và sự giao lưu văn hóa

Nam Bộ nổi tiếng là vùng đất bình dị với những con người chất phác; xởi lởi, có lẽ bởi vậy, văn hóa ẩm thực ngày thường cũng như ngày Tết của miền Nam thường đơn giản hơn so với miền Bắc và miền Trung. Bánh tét, thịt kho tàu và canh khổ qua là 3 món đặc trưng trong ngày Tết của vùng Nam Bộ.

Ngày tết, người miền Bắc dùng bánh chưng; người miền Nam ăn bánh tét. Ở Nam bộ còn lưu truyền câu ca dao: “Chim kêu ba tiếng ngoài sông/ Mau lo lựa nếp hết đông tết về”.

Có khá nhiều loại bánh tét như bánh tét mặn; bánh tét chay không nhân, bánh tét ngọt… Và món ăn không thể thiếu được, dù bất luận nhà giàu hay nghèo; là thịt kho tàu – hay còn gọi là thịt kho trứng, thịt kho nước dừa là sự kết hợp hài hòa âm dương; của miếng thịt kho tàu vuông vắn với quả trứng tròn trắng tinh ngập trong nước dừa ngọt. Món này khi cúng hay ăn thường kèm với cơm trắng và dưa giá.

ẩm thực miền nam

Món khổ qua dồn thịt cũng góp phần không nhỏ cho hương vị ẩm thực ngày tết ở miền Nam. Món canh khổ qua như là sự tiễn biệt điều khó khăn và mong chờ cho một năm mới tốt đẹp hơn với những điều may mắn sắp tới.

Đi khắp dải đất hình chữ S, từ Bắc-Trung-Nam; dù ở đâu; những món ăn ngày Tết – ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt; cũng đều mang hương vị đặc trưng, độc đáo mà hài hòa, thân thuộc.

Truy cập đường dẫn để xem thêm nhiều Tin Tức Đời Sống của anvuitudosong bạn nhé!!!

Có thể bạn sẽ quan tâm:

>>> Những điều NÊN và KHÔNG NÊN làm trong ngày Tết 2021

Xu hướng đầu tư an toàn sinh lời bền vững

Khám phá NGAY cách đầu tư trái phiếu sinh lời siêu lợi nhuận tại đây: CLICK HERE

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY NHÉ!

Related Posts

Hệ Thống Làng ẩm thực 66 Hóc Môn – Tân Phú – Tiệm Bia 66

LÀNG ẨM THỰC 66 HIỆN CÓ 4 CHI NHÁNH 1/ LÀNG ẨM THỰC 66 HÓC MÔN – ĐỊA ĐIỂM ĂN UỐNG LÝ TƯỞNG 2/ LÀNG ẨM THỰC…

Trao giải cuộc thi sáng tác logo ẩm thực Huế - thuathienhue.gov.vn/vi-vn

Trao giải cuộc thi sáng tác logo ẩm thực Huế – thuathienhue.gov.vn/vi-vn

Sau hơn 4 tháng phát động, Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được gần 70 bài dự thi của 29 tác giả đến từ mọi miền…

Ẩm Thực Độc Đáo Của Tây Nguyên Tại Lễ Hội Ẩm Thực Châu Á Bmt – indembassyhavana

NDĐT – Từ ngày 20 đến 22-4, Lễ hội ẩm thực và văn hóa châu Á, trong đó có nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn sẽ…

TAIPEI – ĐÀI BẮC – THIÊN ĐƯỜNG ẨM THỰC | TRAVEL BLOGGER VINH GẤU

Mình đi du lịch chủ yếu là để ăn. Mình ăn như hạm ấy. Điều này dễ dàng nhận thấy trên các trang mạng xã hội của…

7 món ăn bạn nhất định phải thử để trải nghiệm ẩm thực đường phố Hàn Quốc

Những món ăn đường phố là nét đẹp văn hóa của bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Đó không chỉ là lối sống, mà còn…

Mê mẩn hương vị của loạt các phiên bản hủ tiếu miền Nam

Hủ tiếu gõ Món hủ tiếu miền Nam đầu tiên phải kể đến là hủ tiếu gõ Sài Gòn. Đây không chỉ là một món đặc sản…