Antoanvesinh.com
No Result
View All Result
  • Bệnh thường gặp
  • Dinh dưỡng
    • Thực phẩm theo mùa
    • Tư vấn sử dụng thực phẩm
    • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Thực Đơn Mỗi Ngày
    • Thực đơn ăn uống
  • Tin Sức khỏe
    • Gia đình xanh
  • Công thức ăn uống
    • Đồ ăn
    • Làm bánh
    • Đồ uống
  • Địa điểm ăn ngon
  • Bệnh thường gặp
  • Dinh dưỡng
    • Thực phẩm theo mùa
    • Tư vấn sử dụng thực phẩm
    • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Thực Đơn Mỗi Ngày
    • Thực đơn ăn uống
  • Tin Sức khỏe
    • Gia đình xanh
  • Công thức ăn uống
    • Đồ ăn
    • Làm bánh
    • Đồ uống
  • Địa điểm ăn ngon
No Result
View All Result
Antoanvesinh.com
No Result
View All Result
Home Dinh dưỡng

Viêm môi cơ địa: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, cách chữa trị

Security by Security
2 Tháng Mười, 2023
Reading Time:11min read
0
Viêm môi cơ địa: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, cách chữa trị

Viêm môi cơ địa: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, cách chữa trị

Viêm môi cơ địa rất phổ biến, cứ 10 người sẽ có 1 người bị viêm môi cơ địa ít nhất một lần trong đời. Vậy viêm môi cơ địa là gì? Hãy tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách chữa trị để bảo vệ cho đôi môi của bạn và những người thân yêu, giúp giữ gìn nét thanh xuân và nâng cao chất lượng đời sống.

Xem thêm

Xuân An Organic Oats – Sản phẩm Yến mạch hữu cơ cao cấp “vạn người mê”

Công Ty Cổ Phần Dinh Dưỡng Sài Gòn

Thành phần dinh dưỡng của quả măng cụt

viêm môi cơ địa

Viêm môi cơ địa là gì?

Viêm môi cơ địa (bệnh chàm môi) là tình trạng môi bị viêm hoặc kích ứng, làm cho da môi khô, bong vảy, nứt nẻ và làm người bệnh đau đớn. Bệnh nghiêm trọng hơn nhiều so với tình trạng môi khô nứt nẻ và đôi khi liên quan đến viêm môi dị ứng. Môi nứt nẻ thường chỉ xảy ra tạm thời nhưng chàm môi lại là bệnh mạn tính.

Viêm môi cơ địa cũng có thể là phản ứng của cơ thể với chất gây kích ứng, chẳng hạn như kem đánh răng hoặc son dưỡng môi. Bệnh còn do viêm da cơ địa từ những vùng khác trên cơ thể lan đến môi. (1)

Nguyên nhân viêm môi cơ địa

Dưới đây là các nguyên nhân gây ra viêm môi cơ địa: (2)

  • Tác nhân gây dị ứng ở trong môi trường, thực phẩm, sản phẩm cho môi hoặc thuốc.
  • Bệnh chàm da (viêm da cơ địa).
  • Liếm hoặc cắn môi quá nhiều.
  • Các chất kích ứng như những chất có trong son môi, son dưỡng, kem đánh răng hoặc nước súc miệng (viêm da tiếp xúc dị ứng).
  • Môi thiếu sức sống (mất đi độ ẩm và độ đàn hồi), thường do tuổi tác hoặc tiếp xúc với điều kiện khí hậu khô và nóng.

nguyên nhân viêm môi cơ địa

Triệu chứng viêm môi cơ địa

Viêm môi cơ địa có thể ảnh hưởng đến 1 hoặc cả 2 môi hoặc lan ra vùng da quanh miệng. Rất hiếm trường hợp bệnh lan đến niêm mạc môi. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng, sau đó các triệu chứng bùng phát và tiến triển nặng. Các triệu chứng phổ biến của viêm môi cơ địa bao gồm:

Buy JNews
ADVERTISEMENT
  • Nứt nẻ.
  • Khô.
  • Ngứa.
  • Tấy đỏ.
  • Bong vảy.
  • Đau nhức.

Viêm môi cơ địa có hại không?

Có. Người bị viêm môi cơ địa dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm virus, làm viêm mô tế bào, bệnh về da do virus (Eczema herpeticum), u mềm lây (Molluscum contagiosum), ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe tinh thần, gây bong da và có nguy cơ để lại sẹo làm mất thẩm mỹ cũng như giảm tự tin ở người bệnh. (3)

viêm môi cơ địa có hại không
Viêm môi cơ địa có thể là khởi điểm cho nhiều bệnh nguy hiểm

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Gặp bác sĩ ngay nếu gặp 1 hoặc các trường hợp sau đây:

  • Các vết loét môi trở nên nghiêm trọng, chảy máu hoặc không cải thiện khi điều trị.
  • Phát ban (nổi mề đay) và sưng (phù mạch) quanh mặt, môi hoặc mắt.
  • Đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức nếu cảm thấy khó thở hoặc khó nuốt. Đó có thể là dấu hiệu sốc phản vệ, là phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng nạn nhân.

Một số chủ đề liên quan có thể bạn quan tâm: Viêm môi, viêm môi dị ứng, viêm môi tróc vảy, viêm môi u hạt

Phương pháp chẩn đoán viêm da cơ địa ở môi

Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng môi và kiểm tra các vùng da bị kích ứng hoặc bị viêm khác. Bằng cách hỏi thăm tiền sử bệnh tật khi khám sức khỏe, bao gồm bất kỳ phản ứng dị ứng nào người bệnh từng gặp, người thân trong gia đình có tiền sử viêm da cơ địa hoặc các tình trạng dị ứng da khác, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh thực hiện 1 hoặc vài xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán viêm da cơ địa ở môi.

  • Xét nghiệm chẩn đoán dị ứng, chẳng hạn như test áp bì (patch test) hoặc test lẩy da (prick test) dùng để tìm chất gây kích ứng cho môi.
  • Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để kiểm tra nếu người bệnh nhiễm virus hoặc vi khuẩn.
phương pháp chẩn đoán viêm môi cơ địa
Nên gặp bác sĩ ngay khi các vết loét môi trở nên nghiêm trọng, chảy máu hoặc không cải thiện khi điều trị

Cách điều trị viêm môi cơ địa hiệu quả

Nên dừng ngay các thói quen như liếm hoặc cắn môi khi bị viêm da cơ địa, tránh dùng các chất kích thích như son môi. Sau đây là các cách dưỡng môi được bác sĩ khuyên dùng:

  • Sáp dầu khoáng hoặc kem dưỡng ẩm không chứa chất kích ứng và không mùi để làm dịu, dưỡng ẩm cho môi.
  • Thuốc mỡ steroid để giảm viêm.
  • Liệu pháp quang học.

Trường hợp bị viêm môi cơ địa nặng thì dùng steroid dạng viên uống hoặc kem hoặc thuốc mỡ bôi da theo toa thuốc chuyên biệt được bác sĩ kê đơn để ngăn các triệu chứng dị ứng tiến triển.

Biện pháp phòng ngừa viêm môi cơ địa

Rất khó ngăn ngừa bệnh chàm phát triển trên môi trong trường hợp người bệnh mắc viêm da cơ địa ở những vùng khác trên cơ thể. Tuy nhiên, những cách sau sẽ làm giảm nguy cơ viêm môi cơ địa:

  • Không dùng son môi, son dưỡng hoặc mỹ phẩm khác cho môi có chứa nước hoa hoặc phẩm màu.
  • Hạn chế uống rượu.
  • Uống nhiều nước.
  • Dưỡng ẩm cho đôi môi bằng vaseline hoặc sáp dầu khoáng.
  • Không liếm, cào, cắn môi.
  • Dùng nước súc miệng và kem đánh răng không chứa cồn hoặc chất khử trùng mạnh.
  • Tránh thực phẩm mặn hoặc cay.
phòng ngừa viêm môi cơ địa
Người bị viêm môi cơ địa nên tránh thực phẩm mặn hoặc cay

Các câu hỏi liên quan về tình trạng viêm da cơ địa ở môi

1. Viêm môi cơ địa có tự chữa tại nhà được không?

Không. Nền y học hiện nay vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị dứt điểm cho bệnh viêm môi cơ địa. Vì vậy khi có các dấu hiệu của viêm môi cơ địa bạn cần tham khảo ý kiến từ ​​bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da. Bác sĩ sẽ kê toa kem steroid hoặc các loại thuốc khác và lên phác đồ điều trị bệnh thích hợp.

2. Viêm môi cơ địa có lây không?

Không. Viêm môi cơ địa không phải là bệnh lây nhiễm và không truyền từ người này sang người khác, dù thông qua con đường trực tiếp hay gián tiếp.

3. Viêm môi cơ địa có tự khỏi không?

Có. Bệnh có thể tự khỏi ngay cả khi không chữa trị, tuy nhiên bệnh dễ tái phát. Ở trẻ em, mức độ viêm môi cơ địa sẽ tỉ lệ nghịch với độ tuổi, có nghĩa là tình trạng viêm sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên.

Viêm môi cơ địa có khả năng trở thành bệnh mạn tính nếu người bệnh không được quan tâm được chăm sóc y tế thường xuyên và không tự hạn chế các thói quen sinh hoạt có hại. Vì vậy, ngay khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện, người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da để được tư vấn liệu trình điều trị thích hợp.

Viêm môi cơ địa có khả năng trở thành bệnh mạn tính nếu người bệnh không được quan tâm được chăm sóc y tế thường xuyên và không tự hạn chế các thói quen sinh hoạt có hại

4. Viêm môi cơ địa nên kiêng gì, ăn gì?

Khi bị viêm môi cơ địa, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm sau vào chế độ ăn để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể giúp chống viêm:

  • Thực phẩm giàu axit béo Omega-3: cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi và cá trích có thể giúp giảm bớt tình trạng khô da do bùng phát bệnh chàm.
  • Hạn chế các thực lên men (ngoại trừ sữa chua) như: nước mắm, cải ngâm chua, dưa mắm,…
  • Các loại rau và trái cây chứa nhiều flavonoid chống viêm: táo, bông cải xanh, anh đào, việt quất, rau bina và cải xoăn chứa nhiều flavonoid giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của làn da và chống lại viêm nhiễm.
  • Các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin C: ớt chuông, cam, dâu tây, súp lơ, dứa, xoài. Vitamin C là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi các phản ứng dị ứng.
  • Thực phẩm giàu kali: chuối, bơ, bí đỏ, khoai lang, đậu trắng và cá hồi chứa nhiều kali giúp giảm các triệu chứng viêm môi cơ địa.
  • Thực phẩm giúp xây dựng hàng rào bảo vệ da: hành lá (chứa nhiều vitamin C), kiều mạch (tốt cho những người bị dị ứng), nước luộc thịt bò hoặc gà (cung cấp axit amin glycine giúp phục hồi da) và yến mạch (chứa vitamin E và silica).

Một số loại thực phẩm phổ biến có thể gây bùng phát bệnh gồm: trái cây họ cam quýt, sữa, trứng, lúa mì/gluten, đậu nành, cà chua và một số loại hạt. Để xác định chính xác loại thực phẩm khiến bệnh bùng phát, hãy thử loại bỏ một trong những loại thực phẩm dễ gây bệnh trong 14 ngày và sau đó đưa trở lại chế độ ăn uống để xem cách cơ thể phản ứng với chúng.

5. Viêm môi cơ địa bôi thuốc gì?

Giữ ẩm cho môi bằng kem, son dưỡng có thể giúp kiểm soát tình trạng ngứa và khô môi. Nên thoa vào ngay sau khi tắm hoặc sau khi rửa mặt sẽ hỗ trợ môi hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Các sản phẩm có chứa 1% hydrocortisone có tác dụng giảm viêm. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng histamine để giảm ngứa và thuốc kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng môi sẽ giúp môi nhanh lành và ngăn ngừa bệnh bùng phát.

Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM quy tụ các bác sĩ và chuyên gia y tế hàng đầu luôn tận tâm, chu đáo với bệnh nhân và nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh da liễu như vảy nến, viêm da cơ địa, chàm, mề đay, dị ứng,… Bệnh viện đầu tư đồng bộ hệ thống máy móc hiện đại, nhập khẩu chính hãng từ các nước Âu – Mỹ, kết hợp cùng các phòng thủ thuật riêng biệt, vô trùng, sạch sẽ giúp điều trị tối ưu.

Viêm môi cơ địa không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn gây mất thẩm mỹ, làm người bệnh mất tự tin và suy giảm chất lượng cuộc sống. Không chỉ vậy, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng gây nhiễm trùng hoặc để lại sẹo cho người bệnh. Chính vì thế khi bị viêm môi cơ địa, người bệnh nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da để được tư vấn liệu trình điều trị hợp lý.

Security

Security

Related Posts

Dinh dưỡng

Xuân An Organic Oats – Sản phẩm Yến mạch hữu cơ cao cấp “vạn người mê”

2 Tháng Mười Hai, 2023
Dinh dưỡng

Công Ty Cổ Phần Dinh Dưỡng Sài Gòn

2 Tháng Mười Hai, 2023
Dinh dưỡng

Thành phần dinh dưỡng của quả măng cụt

2 Tháng Mười Hai, 2023
Dinh dưỡng

Cách giải độc cho cây khi bị ngộ độc phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

2 Tháng Mười Hai, 2023
Dinh dưỡng

Lợi ích của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

2 Tháng Mười Hai, 2023
Dinh dưỡng

Sữa Vitagrow

2 Tháng Mười Hai, 2023
Next Post

Sữa bột GrandCare 900g

Bột ăn dặm HiPP khởi đầu cho bé 4M+ 250g

Bột ăn dặm HiPP khởi đầu cho bé 4M+ 250g

Đọc nhiều nhất

Lời chúc sau khi ra trường tốt nghiệp

Lời chúc tốt nghiệp hay nhất 2022 – Lời chúc thi tốt hay và ý nghĩa

1 Tháng Ba, 2023

Cách kiểm tra hóa đơn điện tử đã lập nhanh của kế toán

7 Tháng Chín, 2023

Tổng hợp status đồ ăn hay và dí dỏm dành cho tín đồ ăn uống

7 Tháng Chín, 2023

Độc đáo tinh hoa nghệ thuật ẩm thực cung đình Huế – khamphahue.com.vn

7 Tháng Chín, 2023

8 cách sử dụng Vitamin E cho da mặt đơn giản tại nhà

4 Tháng Chín, 2023

Lời chúc mừng sinh nhật khách hàng – Học Làm MC đám cưới | Thư viện học làm MC chương trình cho các bạn tham khảo

8 Tháng Chín, 2023

Thư chúc Tết 2023 (6 mẫu) – Thư chúc mừng năm mới 2023

26 Tháng Tám, 2023
Antoanvesinh.com

An toàn vệ sinh cho cuộc sống khỏe mạnh

Bài viết mới

  • Địa chỉ cung cấp các dụng cụ trồng rau thủy canh giá rẻ uy tín đảm bảo
  • Combo dung dịch thủy canh và 5 loại hạt giống
  • Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè Lyrics

Chuyên mục

  • Ẩm thực xanh
  • Bệnh thường gặp
  • Chưa phân loại
  • Công thức ăn uống
  • Địa điểm ăn ngon
  • Dinh dưỡng
  • Đồ ăn
  • Đồ uống
  • Gia đình xanh
  • Làm bánh
  • Làm đẹp
  • Mẹo Vặt
  • Sống xanh
  • Thực đơn ăn uống
  • Thực Đơn Mỗi Ngày
  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Thực phẩm theo mùa
  • Tin Sức khỏe
  • Tổng hợp
  • Travel
  • Tư vấn sử dụng thực phẩm
  • World

Website liên kết

Cắm trại

Học tiếng

Rating

ielts

© 2023 An toàn vệ sinh

No Result
View All Result
  • Bệnh thường gặp
  • Dinh dưỡng
    • Thực phẩm theo mùa
    • Tư vấn sử dụng thực phẩm
    • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Thực Đơn Mỗi Ngày
    • Thực đơn ăn uống
  • Tin Sức khỏe
    • Gia đình xanh
  • Công thức ăn uống
    • Đồ ăn
    • Làm bánh
    • Đồ uống
  • Địa điểm ăn ngon

© 2023 An toàn vệ sinh