Một căn bệnh cực kỳ phổ biến ở những con thằn lằn là bệnh chuyển hóa xương (MBD). Do thiếu canxi, thường có thể là do thiếu UVB. Mà xương thằn lằn thường trở nên yếu, đến mức xương của chúng bị hủy hoại. Khiến cho chúng mỏng manh, yếu ớt và dẫn tới cái chết.
Bệnh chuyển hóa xương ở thằn lằn là gì?
Bài viết là một phần trong seri: những bệnh thường gặp ở thằn lằn & tắc kè nuôi cảnh của tapchibosat.com
Chuyển hóa xương (MBD) là một trong những từ để hình dung một loạt các dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng. Đây thực sự là một bệnh rất phổ biến liên quan đến thằn lằn được thuần hóa. Chính xác hơn là kết quả của việc thường xuyên thiếu canxi và/hoặc vitamin D3. MBD có thể đe dọa đến tính mạng của thằn lằn nếu không được chăm sóc cẩn thận.
Về mặt khoa học, lý do MBD gây bất lợi cho sức khỏe của thằn lằn. Là vì nó dẫn đến việc cơ thể thằn lằn bị rút canxi khỏi xương, khiến chúng giòn và dễ bị gãy.
Bệnh chuyển hóa xương thậm chí có thể khiến những con thằn lằn bị biến dạng. Với các chi cuộn tròn hoặc cong quẹo khi chúng di chuyển. Đương nhiên, điều này khiến con thằn lằn luôn rơi vào trạng thái khó chịu và đau đớn. Thậm chí khiến chúng muốn vượt qua khỏi bể leo ra.
Bệnh chuyển hóa xương ở thằn lằn có chữa được không?
Bạn không thể chữa trị một cách chính xác hoặc loại bỏ MBD hoàn toàn. Nhưng chắc chắn rằng bạn có thể đối phó với ảnh hưởng của bệnh mang lại. Và mang đến cho chúng một cuộc sống lâu dài, hạnh phúc. Nếu bạn phát hiện ra bệnh đang tiềm tàng.
Mất bao lâu để đối phó với bệnh chuyển hóa xương ở thằn lằn?
Thật không may, bạn cần phải mất rất nhiều tháng để nghịch chuyển căn bệnh MBD quái ác này. Trong một số trường hợp nghiêm trọng thì có thể bạn cần phải lâu hơn nữa.
Một số chủ sở hữu phải mất đến 6 tháng. Để khiến cho những con thằn lằn của họ có thể đi lại và di chuyển thường xuyên. Trong suốt quá trình tiến triển của bệnh xương chuyển hóa. Tuy nhiên, đừng quá hoảng hốt và lo lắng khi nghĩ rằng con rồng của bạn sẽ khốn khổ tới 6 tháng.
Đơn giản là chỉ cần thiết lập UVB đúng cách và quản lý thuốc cùng với điều chỉnh lượng canxi. Và hơn hết là cung cấp những chất dinh dưỡng bổ sung cho thằn lằn để tạo ra sự khác biệt lớn về thể trạng chỉ sau 2 tuần.
Tại sao thằn lằn bị chuyển hóa xương?
Không có “hung thủ” duy nhất nào chịu trách nhiệm cho xương chuyển hóa ở những con thằn lằn. Mặc dù thông thường người ta hay cho rằn nguyên nhân đơn giản nhất là chăm sóc không đầy đủ. Tác nhân phổ biến nhất gây ra MBD bao gồm những yếu tố dưới đây.
Thiếu canxi
Thằn lằn cần canxi (giống như rất nhiều các sinh vật sống khác) để giữ cho xương khỏe mạnh. Với một chế độ ăn lành mạnh giau canxi, những con thằn lằn có thể tạo ra vitamin D3. Chịu trách nhiệm không chỉ cho sức khỏe của xương, mà còn của cơ bắp và nhiều hơn thế nữa.
Không tiếp xúc đủ với UVB
Khác biệt giữa UVB và UVA
UVA là loại ánh sáng có thể nhìn thấy. Có tác dụng kích thích thèm ăn, cung cấp nhiệt, điều chỉnh chu kỳ sinh học và gia tăng cảm xúc. UVB là ánh sáng tự nhiên, giúp chuyển hóa vitamin D thành vitamin D4. Thông qua hấp thụ trên da làm tăng cường sức khỏe của xương.
Tác dụng của UVB
- UVB tự nhiên giúp tăng cường trao đổi chất cho thằn lằn ở mọi lứa tuổi.
- UVB cho phép tổng hợp vitamin D3 nhờ đó mà hấp thụ canxi tốt hơn.
- Tăng cường sự dẻo dai cho xương.
Không có UVB, những con thằn lằn không thể hấp thụ và sử dụng canxi đúng cách. Vì vậy, bạn có thể cho thằn lằn ăn nhiều canxi. Với những người đã cho chúng ăn đủ mà vẫn vô ích thì là bởi không thiết lập đủ UVB!
Cho ăn các thực phẩm có hàm lượng phốt pho cao
Thực phẩm có hàm lượng phốt pho cao ở đây chẳng hạn như là chuốt. Nếu không cân bằng được tỉ lệ phốt pho và canxi. Vậy thì chắc chắn sẽ tiềm tàng nguy cơ bị chuyển hóa xương.
Thằn lằn thường nhận được tất cả lượng phốt pho mà chúng cần từ các loại rau. Như vậy thì chúng ta không cần cung cấp thêm nữa. Trên thực tế, nếu mua bột canxi KHÔNG CÓ phốt pho sẽ làm giảm tỷ lệ bệnh hơn nữa.
Các loại thực phẩm giàu oxalat
Như rau bina hay cải xoăn chẳng hạn. Oxalate là một chất xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm bao gồm hai axit cacboxylic. Oxalate được biết đến là đóng vai trò phá vỡ khả năng hấp thụ và sử dụng canxi của cơ thể.
Vì điều này, bạn nên thử tránh cho thực phẩm của thằn lằn có chứa nhiều oxalate. Như cải xoăn và rau bina. Vì chúng có thể phá vỡ một cách đáng kể lượng canxi của thằn lằn.
Nhiệt độ không phù hợp
Thằn lằn dựa vào nhiệt để giúp chúng tiêu hóa hoàn toàn thức ăn. Đồng thời giúp hấp thụ khoáng chất và các vitamin, canxi. Nếu để nhiệt độ trong chuồng nuôi quá thấp. Thì rất có thể chúng sẽ không thể hưởng được lợi nhiều từ canxi trong chế độ ăn. Và do đó, cũng có thể phát triển bệnh chuyển hóa xương.
Các triệu chứng của bệnh chuyển hóa xương ở thằn lằn
Rất may mắn là một số dấu hiệu nhận biết thằn lằn có bệnh MBD khá là rõ ràng. Nếu như bạn tin rằng con thằn lằn của mình đang có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây. Vậy thì hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y chuyên về bò sát để kiểm tra bệnh.
- Run rẩy và/hoặc co giật.
- Ốm yếu và thờ ơ, chán ăn.
- Hội chứng hàm cao su: tức là gương mặt và quai hàm bị mềm đi và biến dạng.
- Khả năng tăng trưởng chậm lại.
- Tê liệt.
- Sưng ở hàm dưới.
- Dễ gãy xương.
Chuyển hóa xương nặng ở những con thằn lằn sẽ trông thế nào?
Những con thằn lằn bị MBD nghiêm trọng sẽ trông biến dạng rất rõ ràng. Thông thường, chân tay sẽ rất là yếu ớt và khập khiễng. Cảm giác chao đảo khi chúng đi bộ vì không thể chống đỡ được trọng lượng.
Ngoài ra, các chi sẽ có thể xuất hiện tình trạng cong bất thường do gập xương cành tươi. Đây là tình trạng uốn cong xương mềm chứ không phải gãy hoàn toàn.
Ngoài những biến dạng vật lý rõ ràng này, đôi khi MBD nghiêm trọng sẽ dẫn đến co giật cơ và co thắt. Khiến những con thằn lằn xuất hiện sự run rẩy liên tục. Trong trường hợp nghiêm trọng, thằn lằn có thậm chí có thể co giật thường xuyên.
Những con thằn lằn phải chịu đựng căn bệnh MBD tiến triển. Cũng sẽ mất đi cảm giác ngon miệng, do đó chúng từ chối cho ăn. Và cần phải cho ăn bằng một chiếc ống xi-lanh bơm vào.
Đương nhiên, nếu thằn lằn gần như ngừng hoạt động và hoàn toàn không muốn ăn. Bạn cũng sẽ nhận thấy chúng cực kỳ lờ đờ.
Đối phó và phục hồi bệnh chuyển hóa xương
Một khi nghi ngờ những con thằn lằn của bạn bị chuyển hóa xương. Bạn nên dành thời gian rảnh và đặt một lịch khám với bác sĩ thú y càng sớm càng tốt. Trong khi bạn chờ đợi để đưa chúng đến cơ sở y tế. Điều tốt nhất lúc này là đảm bảo một chế độ ăn uống và chăm sóc tốt.
Chế độ ăn
Đối với chế độ ăn, hãy cho thằn lằn của bạn ăn những thức ăn hữu cơ. Kết hợp một số chế độ ăn như thịt gà xay nhuyễn, quả bí hoặc bí ngô. Bạn cũng nên mix một ít bột canxi với vitamin D3 vào trong đó.
Bạn sẽ cần phải đảm bảo rằng con thằn lằn của bạn được cung cấp đủ canxi. Trước khi bắt đầu bất cứ phương pháp điều trị nào. Nhưng tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y về việc bổ sung dưỡng chất. Nếu họ kê đơn tiêm canxi hoặc uống. Thì bạn nên thực hiện theo đúng liều lượng chứ không nên quá lạm dụng.
Nhiệt độ
Như đã nói ở trên, thằn lằn cần một nguồn nhiệt ổn định để có thể tiêu hóa thức ăn đúng cách. Với một điểm cố định đủ nóng (làm nơi cho chúng phơi nắng) và một điểm mát mẻ trong bể của chúng.
Đối với những con thằn lằn trưởng thành. Điểm nóng nên khoảng từ 35 – 40 độ C. Điểm mát mẻ hơn có nhiệt độ dao động từ 26.5 đến 29.5 độ C. Với những con non thì sẽ cần thêm một chút nhiệt. Nên điểm phơi nắng hãy nhắm đến từ 50 – 43 độ C.
Vào ban đêm, nên giữ cho chuồng nuôi của thằn lằn ấm hơn một chút. Nhất là trong khi chúng đang bệnh, để có thể tăng cường hệ thống miễn dịch. Hãy nhắm đến nhiệt độ trung bình toàn bể từ 24 – 26.5 độ C. Cho đến khi bạn kiểm soát được bệnh chuyển hóa xương tốt hơn.
Bạn có thể mua một chiếc đèn sưởi gốm sứ hồng ngoại (như hình với giá từ 60 nghìn VNĐ). Giúp giữ ấm cho bể của chúng.
Loại đèn sưởi gốm sứ này là lựa chọn thay thế tốt hơn cho các loại máy sưởi bể. Bởi vì từng có những con thằn lằn bị bỏng nặng. Thậm chí đốt thành thằn lằn nướng, do đó dẫn đến tử vong! Đừng mạo hiểm vì tăng nhiệt độ mà làm tổn thương vật nuôi của bạn.
Đèn UVB
Nếu không thể cho thằn lằn trực tiếp tiếp xúc với tia UVB thích hợp. Chúng sẽ không thể sử dụng bất kỳ lượng canxi nào mà chúng hấp thụ được. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng có loại bóng đèn UVB phù hợp để đảm bảo cung cấp UVB bao phủ toàn bộ bể chứa.
Thông thường, đèn UVB ống dài sẽ làm tốt hơn trong nhiệm vụ cung cấp UVB so với đèn cuộn. Vì chúng phân tán UVB trên một khoảng diện tích lớn hơn. Mà đèn cuộn UVB chỉ tập trung ở một khu vực nhỏ đặc biệt trong bể.
Do ánh sáng là một vấn đề rất khó hiểu. Cũng bởi vì các cửa hàng bán đồ thú cưng đôi khi gây hiểu lầm trong quảng cáo. Cho nên tốt hơn hết bạn nên mặc định một bóng đèn UVB được sử dụng phổ biến trong cộng đồng. Ở đây loại UVB đáng tin cậy nhất là ZooMed ReptiSun (hơn 700 nghìn VNĐ).
Hãy để cố định đèn UBV trực tiếp trên đầu con thằn lằn của bạn. Mà không được có vật gì che chắn (như nắp hay bất cứ thứ gì). Ngoài ra, đảm bảo khi chúng leo lên tảng đá, kệ hay gì khác cao nhất thì đèn cũng chỉ cách đầu chúng khoảng từ 15 – 20 cm.
Điều trị xương chuyển hóa ở thằn lằn
Kế hoạch điều trị sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào tiến triển của MBD. Có khả năng cần phải lấy máu, chụp x-quang để phán đoán bệnh. Bác sĩ sẽ phải kê đơn uống 1 – 2 lần/ngày hoặc tiêm một mũi. Cách tốt nhất để đối phó với bệnh là hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ thú y. Cùng với đó là điều chỉnh lại môi trường sống của thằn lằn.
Bệnh xương chuyển hóa khó chữa khủng khiếp. Nhưng không hẳn là sẽ kết thúc cuộc đời của thằn lằn. Các chủ sở hữu nên nhận thức rõ về bệnh. Chìa khóa mấu chốt là phải phòng ngừa thật tốt.