Hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh trĩ nội ngày càng tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen ăn uống không lành mạnh và lối sống sinh hoạt thiếu khoa học. Khi mắc trĩ nội, cuộc sống của người bệnh gặp phải rất nhiều phiền toái. Vậy những phương pháp nào có thể điều trị bệnh trĩ nội và các trường hợp trĩ nội độ 3 có cần phẫu thuật không?
05/12/2021 | Cần lưu ý những gì sau khi phẫu thuật trĩ ngoại?01/12/2021 | Trĩ khi nào cần phẫu thuật và các phương pháp phẫu thuật trĩ29/09/2021 | Giải quyết nỗi khổ sản phụ: búi trĩ nằm ngoài hậu môn sau sinh21/09/2021 | Có chữa dứt điểm trĩ được không và các thắc mắc liên quan
1. Trĩ nội là gì? Bệnh có mấy cấp độ?
Bệnh trĩ nội là gì?
Bệnh trĩ xảy ra khi các tĩnh mạch ở các mô xung quanh hậu môn bị căng giãn quá mức khiến cho tuần hoàn tĩnh mạch bị đình trệ hoặc máu bị ứ đọng và sưng phồng lên. Trong đó, tình trạng trĩ nội là hiện tượng búi trĩ xuất hiện trên bề mặt của lớp niêm mạc bên trong ống hậu môn. Giai đoạn đầu, búi trĩ sẽ có kích thước nhỏ, nhưng càng về sau, búi trĩ có thể phát triển to lên và gây ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sức khỏe người bệnh.
Một số nguyên nhân gây bệnh trĩ nội?
+ Chế độ ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn uống không lành mạnh, chẳng hạn như ăn quá ít hoặc không ăn chất xơ, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ chiên rán,… sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến quá trình tiêu hóa, nhất là thói quen đi đại tiện và chính là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ.
Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ bệnh trĩ
+ Tính chất công việc: Một số công việc cần phải ngồi quá nhiều, thậm chí ngồi liên tục nhiều giờ, chẳng hạn như thợ may, nhân viên văn phòng,… Thói quen ngồi nhiều và không vận động sẽ ảnh hưởng đến việc lưu thông máu đến các tĩnh mạch, khiến cho những tĩnh mạch này sưng phồng lên và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
+ Căng thẳng, mệt mỏi: Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
+ Bị tiêu chảy hoặc táo bón lâu ngày: Các trường hợp bị tiêu chảy và táo bón lâu ngày, nhất là táo bón khiến người bệnh thường xuyên phải rặn sẽ làm cho thành ruột bị co thắt và gây áp lực lên các tĩnh mạch ở phần hậu môn và lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh trĩ.
+ Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân đã nhắc đến ở phía trên, trĩ nội có thể xảy ra ở những đối tượng như phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, người cao tuổi, người thừa cân, béo phì, hoặc do một số loại bệnh lý khác.
Trĩ nội có thể phân thành 4 cấp độ, cụ thể là:
+ Trĩ nội độ 1: Đây là giai đoạn đầu của bệnh, búi trĩ đã xuất hiện nhưng khó quan sát bằng mắt thường và mới chỉ xuất hiện một số dấu hiệu nhẹ hoặc chưa rõ ràng. Bệnh nhân bị táo bón nhiều ngày, cảm giác đau rát, ngứa và khó chịu khi đi đại tiện, có thể xuất hiện máu tươi trên giấy vệ sinh.
+ Trĩ nội độ 2: Bước sang giai đoạn này, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện những triệu chứng nặng hơn, chẳng hạn như lượng máu chảy nhiều hơn, cảm giác đau và rát ở hậu môn nhiều hơn, búi trĩ bắt đầu lòi ra khi đi đại tiện nhưng có thể co lại ngay sau đó.
Trĩ nội độ chia thành nhiều cấp độ khác nhau
+ Trĩ nội độ 3: Ở cấp độ 3, búi trĩ đã phát triển khá lớn về kích thước và không thể tự co lên được, do đó, ngay cả khi không đi đại tiện người bệnh cũng có thể bị đau rát, khó chịu, thậm chí ngồi cũng rất khó khăn. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể dùng tay và đẩy búi trĩ vào trong.
+ Trĩ nội độ 4: Đây là giai đoạn cực kỳ nghiêm trọng của bệnh. Búi trĩ rất lớn và sa ra ngoài ngay cả khi bệnh nhân không đi đại tiện và lúc này bệnh nhân cũng không thể tự đẩy búi trĩ vào trong. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng hay hoại tử búi trĩ, nứt kẽ hậu môn,…
2. Trĩ nội độ 3 có cần phẫu thuật không?
Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc, trĩ nội độ 3 có cần phẫu thuật không. Tuy nhiên, các bác sĩ cần thăm khám và sau đó, tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân mới có thể chỉ định điều trị cho bệnh nhân bằng thuốc hay phẫu thuật.
Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc
Đối với những trường hợp trĩ nội độ 3, đây là giai đoạn khá nặng và nếu không được điều trị sớm, bệnh nhân có thể có nguy cơ bị biến chứng viêm nhiễm, mất máu,…
Một số trường hợp, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Sau một thời gian sử dụng thuốc nếu không đạt hiệu quả tốt, bệnh nhân xuất hiện tình trạng nghẹt búi trĩ và chảy máu hậu môn nhiều hay viêm nhiễm nặng, có thể áp dụng phẫu thuật cắt búi trĩ để điều trị bệnh hiệu quả hơn. Dù là phẫu thuật hay điều trị nội khoa đều có những ưu điểm riêng:
– Với phương pháp điều trị nội khoa: Ưu điểm là chi phí thấp, an toàn và có thể điều trị bệnh dứt điểm. Tuy nhiên thời gian điều trị sẽ lâu và nếu bệnh nhân lạm dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ.
Phẫu thuật giúp cải thiện bệnh trĩ nhanh chóng
– Với phương pháp phẫu thuật: Ưu điểm là giúp bệnh nhân cải thiện bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này tốn kém hơn và bệnh nhân có thể phải đối mặt với nguy cơ rủi ro như nhiễm trùng, hẹp hậu môn, đồng thời búi trĩ có nguy cơ tái phát.
Một số phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng hiện nay là phương pháp đốt laser, chích xơ hóa búi trĩ và phương pháp Longo,… Trong đó, phương pháp longo là phương pháp đang được áp dụng khá phổ biến với nhiều ưu điểm như đem lại hiệu quả cao, hạn chế biến chứng sau mổ và giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh trĩ nội và giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm của các phương pháp điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, đối với thắc mắc trĩ nội độ 3 có cần phẫu thuật không, bạn nên đi khám để biết rõ về tình trạng bệnh của mình và nhờ các bác sĩ tư vấn trực tiếp để lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất.
Nếu bạn muốn đặt lịch khám hoặc muốn được tư vấn thêm về các vấn đề sức khỏe, hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ hỗ trợ bạn.