Cháo mực là món ăn giàu chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Nhiều mẹ thường phân vân không biết cách nấu cháo mực như thế nào để đảm bảo độ thơm ngon, cũng như giàu chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho các mẹ 13 cách nấu cháo mực cho bé siêu ngon và bổ dưỡng đến miếng cuối cùng mà mẹ không nên bỏ lỡ, hãy cùng tham khảo nhé.
1. Bé mấy tháng ăn được mực tươi?
Trong số các loại hải sản thì mực chính là món ăn thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng được các mẹ ưa thích để thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày cho con. Trong mực có chứa đạm, khoáng chất cần thiết như: canxi, photpho, đồng, vitamin, axit amin vô cùng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Mặc dù chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhưng rất nhiều mẹ còn lăn tăn vấn đề không biết trẻ bao nhiêu tháng thì có thể ăn được mực tươi.
Khi trẻ được 10 – 12 tháng tuổi thì mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn cháo mực
Theo các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng cho biết: Trẻ từ 10 tháng tuổi trở nên là mẹ đã có thể bắt đầu cho bé làm quen với cháo mực để có thêm sự đa dạng cho thực đơn hàng ngày. Việc bổ sung thêm món cháo mực vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé sẽ giúp trẻ tăng cường dưỡng chất, phát triển toàn diện cả về trí não lẫn thể chất.
Mặc dù trẻ từ 10 tháng tuổi có thể ăn được mực tươi nhưng mẹ cần chú ý về liều lượng trong quá trình sử dụng. Trung bình bé từ 10 – 12 tháng tuổi mỗi bữa chỉ nên dùng từ 20 – 30g mực tươi và nên chia thành 1 – 2 bữa nấu/ tuần. Đối với trẻ ở độ tuổi cao hơn, từ 1 – 3 tuổi thì có thể dùng 30 – 40g mực mỗi bữa còn đối với trẻ từ 4 tuổi có thể ăn từ 1-2 bữa/tuần, mỗi bữa có thể nạp từ 50-60g mực.
>>> Xem ngay: 6 Cách nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi giúp bé ăn ngon
2. 13 cách nấu cháo mực cho bé siêu ngon và bổ dưỡng
Mực nấu cháo gì cho bé ngon là vấn đề đang được đông đảo các mẹ quan tâm. Thấu hiểu vấn đề đó, sau đây Unica sẽ bật mí cho bạn 13 cách nấu đơn giản ngay tại nhà, cùng khám phá ngay nhé.
2.1. Cháo mực bí đỏ
Cách nấu cháo mực cho bé với bí đỏ rất đơn giản, đầu tiên mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
Nguyên liệu chuẩn bị
– Mực tươi: 10g – Bí đỏ: 20g – ½ bát gạo tẻ – Đậu xanh bóc vỏ: 10g – Gia vị
Món cháo mực bí đỏ có hương vị thơm ngon và cách làm đơn giản
Cách thực hiện:
– Bước 1: Đem gạo ninh nhừ. Mực tươi làm sạch băm nhuyễn ước cùng gia vị.
– Bước 2: Đậu xanh đem hấp chín sau đó nghiền nhuyễn. Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín và nghiền nhuyễn rồi để ra bát riêng.
– Bước 3: Xào thơm hành với một thìa cà phê dầu ăn, sau đó cho mực vào xào săn. Cháo nhừ thì cho mực đã xào và bí đỏ, đậu xanh vào nấu cùng, ninh thêm 10 phút thì tắt bếp và cho bé thưởng thức.
2.2. Nấu chào mực cà rốt
Cháo mực cà rốt không chỉ thơm ngon mà còn rất giàu chất dinh dưỡng, vì vậy rất thích hợp để bổ sung vào thực đơn ăn dặm của bé. Đối với món cháo này, mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
Nguyên liệu chuẩn bị
– Mực tươi: 10g – Cà rốt: 20g – ½ bát gạo tẻ – Gia vị Hành khô
Cách thực hiện:
– Bước 1: Mực đem làm sạch sau đó băm nhuyễn và cho vào xào săn với hành khô.
– Bước 2: Cà rốt, gọt vỏ và rửa sạch, sau đó hấp chín và nghiền nhuyễn.
– Bước 3: Ninh cháo thật nhừ, sau đó cho thịt mực đã xào vào cùng cà rốt và ninh thêm 10 phút là được. Cách nấu cháo mực cho bé theo công thức này vừa đơn giản lại vô cùng thơm ngon, chắc chắn sẽ giúp bé yêu của bạn không còn biếng ăn.
Cháo mực cà rốt giúp cơ thể bé phát triển toàn diện hơn
2.3. Cháo mực cà chua cho bé
Mẹ nếu phân vân không biết cách nấu cháo mực cho bé trên 1 tuổi với gì ngon lại đầy đủ chất dinh dưỡng, cà chua chính là một gợi ý tuyệt vời. Cháo mực cà chua là món ăn thơm ngon giúp trẻ hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Về cách nấu thì món cháo mực nấu với cà chua vô cùng đơn giản. Cách thực hiện như sau:
Nguyên liệu
– Mực tươi: 30g.
– Cà chua: 1 quả.
– Hành tây: 10 – 15g.
– Gạo tẻ: 100g.
– Dầu olive cho trẻ
– Gia vị: hạt nêm, muối, nước mắm.
Cách thực hiện
– Bước 1: Đầu tiên các mẹ cần phải sơ chế mực sao cho thật sạch và khử hết mùi tanh, mực sơ chế xong sẽ băm nhỏ ra ướp cùng với 1 ít nước mắm.
– Bước 2: Cà chua rửa sạch sau đó thái hạt lựu để cho nhỏ.
– Bước 3: Hành tây bóc vỏ, băm nhuyễn sau đó cho vào chảo phi thơm, tiếp tục cho cà chua vào xào chín rồi cho mực vào xào sơ qua.
– Bước 4: Vo gạo sau đó cho gạo vào nồi cùng với nước và hỗn hợp mực đã xào trước đó để ninh, chú ý khuấy cháo thật đều tay để không bén nồi.
– Bước 5: Cháo chín mẹ nêm nếm cho vừa miệng rồi múc ra đĩa, đợi nguội một chút là có thể cho bé ăn.
Cháo mực nấu với cà chua cho bé ăn dặm thơm ngon
2.4. Cách nấu cháo mực phô mai cho bé
Cách nấu cháo mực cho bé ngon mà mẹ nhất định phải thử đó là cháo mực phomai. Phomai chứa thành phần chủ yếu là casein – một loại protein giúp trẻ tiêu hoá tốt. Không chỉ vậy phomai còn chứa hàm lượng canxi dồi dào giúp bé phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Sự kết hợp giữa phomai và mực chắc chắn sẽ là một món ăn rất tốt cho sức đề kháng của trẻ.
Nguyên liệu
– Gạo tẻ: 40g
– Mực: 20g
– Súp lơ: 20g
– Hành tây: ¼ củ
– Phomai: 1 lượng vừa đủ dùng
– Dầu olive
– Gia vị: nước mắm, muối, hạt nêm
Cách thực hiện
– Bước 1: Mực mua về mẹ cần phải sơ chế cho thật sạch, bỏ phần da và phần nội tạng đi, khử cho sạch mùi tanh. Sau khi đã sơ chế xong mẹ băm nhỏ mực ra.
– Bước 2: Hành tây, súp lơ rửa thật sạch, thái nhỏ rồi ngâm qua với nước muối một lúc rồi xay nhuyễn hành tây và súp lơ ra.
– Bước 3: Cho chảo lên bếp, đợi chảo nóng rồi cho hành tây, mực vào xào qua một lúc cho chín sơ.
– Bước 4: Gạo vo sạch rồi cho vào nồi ninh cùng với hỗn hợp mực tươi vừa xay nhuyễn cho đến khi nhừ thành cháo là được.
– Bước 5: Khi cháo chín, mẹ cho súp lơ vào rồi đun cho đến khi sôi lại, nêm nếm cho vừa gia vị.
– Bước 6: Cuối cùng mẹ tắt bếp, cho phomai vào đảo đều rồi múc ra bát rồi cho bé ăn.
Cháo mực phomai giúp bé phát triển cả trí tuệ và thể chất
2.5. Cháo tôm mực cho bé
Mực nấu cháo gì cho bé có lẽ luôn luôn là trăn trở của rất nhiều các bậc phụ huynh, đặc biệt là những phụ huynh có con nhỏ dưới 1 tuổi. Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng, mực nấu với tôm là hai thành phần làm cháo mực cho bé cực ngon mà mẹ nên thử. Thành phần chất dinh dưỡng cao ở trong hai loại nguyên liệu này sẽ giúp bé tăng cân và phát triển nhanh chóng.
Nguyên liệu
– Gạo tẻ: 40g
– Tôm sú: 10g
– Mực ống tươi: 10g
– Cà rốt, su su: 10g.
– Dầu ăn: 1 thìa cà phê.
– Gia vị: Hạt nêm, bột canh, nước mắm.
Cách thực hiện
– Bước 1: Sơ chế tôm và mực: Tôm lột vỏ, bỏ đầu, cắt đi phần chỉ lưng rồi rửa sạch. Mực bỏ lớp áo ngoài và phần túi mực, làm sạch nội tạng, khử mùi. Băm nhuyễn mực và tôm ra.
– Bước 2: Cà rốt, su su gọt vỏ, làm sạch rồi băm nhỏ ra.
– Bước 3: Cho tôm và mực cùng ⅓ chén nước vào nấu với nhau, chú ý đun nhỏ lửa và khuấy đều để không bị vón cục. Nấu chín hỗn hợp xong rồi bạn tắt bếp, mang hỗn hợp đi xay nhuyễn.
– Bước 4: Cà rốt, su su luộc chín rồi làm nhuyễn ra để sau cho vào cháo.
– Bước 5: Gạo vo sạch rồi cho vào nồi nấu cho nhuyễn, tiếp tục cho tôm, mực, cà rốt, su su vào nồi cháo rồi khuấy đều tay, chú ý phải khuấy thật đều tay để không bị khê hay vón cục.
– Bước 6: Cháo sôi tắt bếp, đổ ra bát, thêm vào một chút dầu ăn loại dành cho bé rồi trộn đều sau đó cho bé ăn.
Cháo tôm mực cho bé ăn dặm là món ngon mẹ nên thử cho bé
2.6. Hướng dẫn nấu cháo mực khoai lang cho bé
Khoai lang cũng là một sự lựa chọn tốt khi kết hợp với cháo mực. Thành phần dinh dưỡng, chất xơ có trong khoai lang sẽ giúp ngăn ngừa bệnh, tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Cách nấu cháo mực cho bé với khoai lang vô cùng đơn giản, chỉ với một vài những bước cơ bản sau là mẹ đã có ngay một món ăn dặm hoàn hảo cho con.
Nguyên liệu
– Mực tươi: 30g
– Khoai lang: 20g
– Gạo tẻ: 1 chén
– Hành tây: 10g
– Gia vị: Hạt nêm, nước mắm, muối.
– Dầu olive cho trẻ
Cách thực hiện
– Bước 1: Khoai lang đã chuẩn bị mẹ gọt vỏ, thái miếng sau đó mang đi hấp chín.
– Bước 2: Mực mua về sơ chế thật sạch, bỏ hết phần da, mắt và nội tạng đi. Làm sạch xong mẹ băm cho nhỏ nhuyễn ra.
– Bước 3: Cho chảo lên bếp, cho dầu vào phi thơm hành, tiếp tục cho mực vào xào to lửa để mực chín và không bị mất nước.
– Bước 4: Cho mực đã xào và khoai lang đã hấp vào máy xay xay nhuyễn tuỳ theo mức độ ăn và độ tuổi của trẻ.
– Bước 5: Vo gạo rồi cho gạo và nồi đun sôi, đổ hỗn hợp vừa xay vào nồi gạo sau đó khuấy thật đều tay ninh cho đến khi nhuyễn.
– Bước 6: Cháo chín tắt bếp, cho vào một ít dầu ăn rồi trộn đều sau đó múc ra bát cho bé ăn.
Cháo mực khoai lang giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ
2.7. Cách nấu cháo mực cùng súp lơ xanh
Trong số những loại thực phẩm “siêu” tốt cho trẻ không thể không nhắc tới súp lơ xanh. Trong súp lơ xanh chứa thành phần vitamin A, C, K, vitamin nhóm B cùng với Canxi, Axit Folic, Sắt, Omega-3, kẽm, đạm thực vật, chất xơ giúp cơ thể bé phát triển toàn diện hơn bao giờ hết. Súp lơ xanh kết hợp với mực tươi nấu cháo tạo thành món ăn dặm cho bé cực tốt.
Nguyên liệu
– Mực tươi: 20g
– Gạo tẻ: 1 chén
– Súp lơ xanh: 30g
– Gia vị: Hạt nêm, muối, nước mắm.
– Dầu olive
Cách thực hiện
– Bước 1: Đầu tiên mẹ tiến hành sơ chế mực cho thật sạch sẽ rồi xay nhuyễn ra ướp cùng với một chút nước mắm.
– Bước 2: Súp lơ xanh ngâm trong nước muối khoảng 15 phút rồi vớt ra cho vào máy xay nhuyễn.
– Bước 3: Gạo vo sạch rồi cho nước vào bắc lên bếp đun, cho mực vào ninh cùng, chú ý khuấy đều tay trong quá trình đun cháo. Đun sôi rồi mẹ cho súp lơ xanh vào khuấy đều khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
– Bước 4: Tắt bếp rồi cho dầu olive loại dành cho trẻ vào trộn đều, múc ra bát cho bé ăn.
Cháo tôm nấu súp lơ xanh giúp bữa ăn của bé thêm ngon miệng hơn
2.8. Cháo mực hành tây
Nếu bé yêu nhà bạn thường xuyên bị cảm vặt thì món cháo mực hành tây chính là sự lựa chọn hoàn hảo, nhằm điều trị dứt điểm tình trạng này. Để có thể chế biến thành công món cháo này, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
Nguyên liệu chuẩn bị
– Mực tươi: 10g – Hành tây: 1 củ – ½ bát gạo tẻ – Gia vị
>>> Xem ngay: Giải đáp: Cho trẻ 7 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?
Mẹ có thể nấu cháo mực hành tây cho bé nếu bé thường xuyên bị cảm vặt
Cách thực hiện:
– Bước 1: Mực làm sạch, băm nhuyễn và ướp cùng một ít gia vị.
– Bước 2: Hành tây bóc vỏ, thái thành hạt lựu. Cho gạo vào nồi rồi cho hành tây vào cùng lúc để ninh cho mềm.
– Bước 3: Cho một ít dầu ăn vào chảo cho nóng rồi xào săn mực. Khi cháo nhừ hẳn thì bạn cho mực vào ninh cùng, chỉ nên ninh trong khoảng 10 phút là tắt bếp. Vì lúc đầu mẹ đã ướp gia vị vào mực nên sau khi cháo chín mẹ không nên nêm nếm thêm gia vị, tránh món cháo quá mặn ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bé.
2.9. Cháo mực mướp hương
Cháo mực mướp hương có chứa nhiều vitamin và khoáng chất với vị ngọt tự nhiên giúp bé yêu cảm thấy ngon miệng hơn.
Nguyên liệu chuẩn bị:
– 30g mực tươi
– 30g mướp hương
– 1 chén cháo trắng
– 5ml dầu Oliu
– Nước mắm
Cách thực hiện:
– Bước 1: Sau khi bạn chọn được những con mực tươi và đem rửa sạch thì mang đi băm nhỏ. Sau đó ướp với mọt chút bột nêm hoặc nước mắm để mực thêm đậm vị hơn.
– Bước 2: Mướp chọn những quả non, gọt vỏ, rửa sạch sau đó thái nhỏ.
– Bước 3: Làm nóng chảo trên bếp, sau đó phi hành khô cho thơm rồi cho mực đã ướp vào xào cho thấm mỡ. Khi mực gần chín thì cho mướp vào và đảo đều cho đến khi 2 nguyên liệu chín.
– Bước 4: Chuẩn bị nồi và đổ hỗn hợp cháo trắng cùng với mực và mướp hương vào, thêm chút nước và đun cho đến khi các nguyên liệu được hòa quyện vào với nhau. Đun và đảo đều trong khoảng 5 phút, sau đó tắt bếp và múc ra bát cho bé thưởng thức.
Cháo mực mướp hương có chứa nhiều vitamin
2.10. Cháo mực hạt sen cho bé
Cháo mực nấu với hạt sen cũng là một món ăn dặm cho bé rất ngon và bổ sung nhiều dinh dưỡng cần thiết mẹ nên thử. Đối với món ăn này, cách nấu cũng vô cùng đơn giản, chỉ cần mẹ tham khảo qua một lần là có thể thực hiện nhanh chóng.
Nguyên liệu:
– 50g mực tươi
– 1/4 chén gạo nếp
– 1/4 chén hạt sen tươi
– 2 cốc nước
– 1/4 muỗng cà phê muối
– 1/4 muỗng cà phê dầu hào (tuỳ chọn)
Cách thực hiện:
– Bước 1: Đầu tiên vẫn là công đoạn sơ chế, mẹ rửa sạch mực và cắt thành từng miếng nhỏ
– Bước 2: Tiếp theo rửa sạch gạo nếp và hạt sen.
– Bước 3: Đun nước trong nồi đến khi sôi rồi cho gạo nếp vào nồi và đun nhỏ lửa trong khoảng 10 phút cho đến khi gạo nếp mềm.
– Bước 4: Tiếp theo, thêm hạt sen và mực vào nồi. Đun thêm 5-7 phút nữa cho đến khi hạt sen và mực chín. Trong quá trình nấu, bạn có thể thêm nước nếu cần thiết để giữ chất lỏng cho cháo.
– Bước 5: Cuối cùng, thêm muối và dầu hào (tùy chọn) vào cháo. Khuấy đều và nấu thêm 1-2 phút nữa.
– Bước 6: Tắt bếp và để cháo nguội một chút trước khi cho bé ăn.
Cháo mực hạt sen giúp trẻ bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết
2.11. Nấu cháo mực cùng nấm
Mẹ muốn đổi khẩu vị ăn hàng ngày cho bé nhưng nghĩ mãi không biết nên làm món gì, gợi ý lý tưởng dành cho mẹ đó là nấu cháo mực cùng với nấm. Đây là món ăn dành cho bé 1 tuổi được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ nên bổ sung vào thực đơn bữa ăn hàng tuần của trẻ.
Nguyên liệu
– Mực tươi: 30g.
– Nấm rơm: 1g
– Gạo tẻ: 2 nắm tay
– Gia vị: Dầu oliu ăn dặm, nước mắm cho bé
Cách thực hiện
– Bước 1: Mực đem đi rửa cho thật sạch sau đó băm nhỏ.
– Bước 2: Gạo vo sạch rồi cho vào nồi đem đi ninh nhừ thành cháo.
– Bước 3: Nấm rơm rửa cho thật sạch rồi cắt nhỏ thành miếng cho bé ăn.
– Bước 4: Cháo sau khi đã chín nhừ mẹ cho mực và nấm rơm vào khuấy đều rồi nêm nếm gia vị.
– Bước 5: Cho một ít dầu vào trộn đều, múc ra bát cho bé ăn dặm.
Cháo mực nấu cùng nấm dành cho bé 1 tuổi
2.12. Cháo mực nấu rau cải ngọt
Nằm trong top 13 cách nấu cháo mực cho bé ăn dặm thơm ngon, không bị tanh mẹ nhất định không được bỏ qua món cháo mực nấu rau cải ngọt. Đây là một món ăn vừa giàu chất dinh dưỡng lại giàu chất xơ giúp bé đủ chất, phát triển ổn định, hệ tiêu hoá hoạt động ổn định nhất.
Nguyên liệu
– Mực ống: 20g
– Gạo nấu cháo: 180g
– Thịt thăn băm: 10g
– Rau cải ngọt: 1 nhánh
– Cà rốt: ⅓ củ
– Hành tím khô: 4 củ
– Gia vị: Dầu oliu, hạt nêm
Cách thực hiện
– Bước 1: Mực ống mua về lột bỏ vỏ, bỏ nội tạng, làm sạch cho hết mùi tanh rồi đem đi băm nhuyễn
– Bước 2: Thịt heo làm sạch với nước nóng để khử mùi và sạch hơn.
– Bước 3: Cải ngọt cắt bỏ đi phần gốc, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch 2 nguyên liệu này rồi cắt nhỏ ra.
– Bước 4: Hành tím khô bóc vỏ rồi băm nhỏ ra.
– Bước 5: Xay nhuyễn thịt heo, mực, cải ngọt, cà rồi vào gạo tẻ.
– Bước 6: Sau khi đã xay các nguyên liệu xong, mẹ cho lên nồi nấu chín các hỗn hợp đó với lửa vừa cho đến khi nhừ. Chú ý khuấy cháo sao cho thật đều tay.
– Bước 7: Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Cách nấu cháo mực cho bé ăn dặm thơm ngon
2.13. Cháo mực ớt chuông cho bé
Cách nấu cháo mực cho bé ăn dặm cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn đó là nấu với ớt chuông. Cách thực hiện món ăn này như sau:
Nguyên liệu:
– 50g mực tươi
– 1/4 chén gạo
– 1/4 quả ớt chuông đỏ, bỏ hạt và thái nhỏ
– 2 cốc nước
– Gia vị: muối, hạt nêm
Cách thực hiện
– Bước 1: Rửa thật sạch mực, bỏ hết da và nội tạng đi, khử mùi tanh, xong xuôi bạn cắt thành từng miếng nhỏ.
– Bước 2: Vo gạo cho sạch rồi cho nước với gạo vào nồi đun sôi trong khoảng 10 phút cho đến khi gạo mềm.
– Bước 3: Tiếp theo, thêm mực và ớt chuông vào nồi. Đun thêm 5-7 phút nữa cho đến khi mực chín và ớt chuông mềm.
– Bước 4: Nêm nếm gia vị muối và dầu ăn vào cháo. Khuấy đều và nấu thêm 1-2 phút nữa.
– Bước 5: Tắt bếp và để cháo nguội một chút trước khi cho bé ăn.
Cháo mực ớt chuông cho bé dưới 1 tuổi ăn dặm.
3. Lưu ý cần biết khi nấu cháo mực cho bé
Mặc dù cách nấu cháo mực cho bé không khó nhưng nhiều mẹ vẫn không thể nào nấu ngon được, thậm chí món ăn còn bị phản tác dụng. Để giúp mẹ nấu món cháo mực cho bé ăn dặm ngon hơn, sau đây là một vài lưu ý dành cho mẹ.
3.1. Liều lượng
Liều lượng nấu cháo mỗi trẻ mỗi khác, không phải trẻ nào cũng giống trẻ nào, tuỳ theo tháng tuổi mà lượng ăn mỗi bữa sẽ chênh lệch.
– Trẻ 7 – 12 tháng: Mỗi bữa bé sẽ ăn khoảng 20 – 30g mực nấu với cháo, ăn 1 – 2 bữa/tuần.
– Trẻ 1 – 3 tuổi: Mỗi bữa bé sẽ ăn khoảng 30 – 40g mực, mẹ nên kết hợp nấu cùng cháo, bún, mì,…
– Trẻ từ 4 tuổi trở lên: Bé nên ăn từ 1 – 2 bữa mực/tuần, mỗi bữa có thể ăn 50 – 60g thịt mực.
Mẹ nên nắm chắc liều lượng này để giúp món ăn phát huy tác dụng cao nhất nhé.
Cho bé ăn mực với liều lượng đầy đủ bởi vì mực rất nhiều đạm
3.2. Lưu ý khi chế biến
Khi chế biến món cháo mực cho bé, mẹ hãy lưu ý những điều sau đây:
– Hãy chọn những con mực tươi để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
– Chuẩn bị mực đúng cách: Rửa sạch mực và cắt thành miếng nhỏ, phù hợp với khả năng ăn uống của bé.
– Rửa sạch các nguyên liệu khác: Đảm bảo rửa sạch sẽ tất cả các nguyên liệu trước khi sử dụng để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất có thể gây hại cho bé.
– Sử dụng nước sạch và tinh khiết để nấu cháo. Điều này đảm bảo an toàn và sức khỏe cho bé.
– Theo dõi thời gian nấu cháo để đảm bảo rằng mực, gạo và các thành phần khác được nấu cùng cháo chín, không bị quá chín hoặc còn sống.
– Trước khi cho bé ăn, hãy kiểm tra nhiệt độ cháo để đảm bảo rằng nó không quá nóng và an toàn cho bé.
– Thêm muối và dầu ăn để tăng vị ngon cho cháo mực. Tuy nhiên, hãy nhớ sử dụng lượng gia vị phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của bé.
– Khi bé mới bắt đầu ăn cháo mực, hãy thử nghiệm từng thành phần một và quan sát phản ứng của bé. Điều này giúp phát hiện và tránh các tình trạng dị ứng hoặc vấn đề tiêu hóa.
– Với những bé dưới 12 tháng tuổi, mẹ khi nấu cháo không cần phải cho thêm mắm, muối hay nhiều gia vị.
– Mực chứa rất nhiều đạm nên các mẹ chỉ nên cho bé ăn từ tháng thứ 7 trở đi là tốt nhất.
– Quá trình cho bé ăn nên cho ăn dần dần để bé thích nghi tốt.
4. Kết luận
Với các cách nấu cháo mực cho bé mà UNICA chia sẻ ở bài viết trên, chắc chắn mẹ đã nắm được để lên thực đơn ăn dặm bổ dưỡng hơn cho bé. Để có thêm nhiều phương pháp nuôi dạy con hay mời bạn ghé thăm khoá học nuôi dạy con trên Unica, các chuyên gia sẽ tư vấn, chia sẻ đến các bạn những công thức nuôi con khoẻ mạnh, mẹ nhàn hơn.
Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
Unica gợi ý cho bạn: Khóa học “Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ”
XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
Tags: