I. Đất trồng cây ăn quả trong chậu chất lượng tốt cần đảm bảo những tiêu chí nào:
Cây cà tím trồng tại nhà bằng chậu hoặc thùng xốp
– Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
– Đất giúp cây sinh trưởng tốt và tăng sức đề kháng trong suốt quá trình phát triển khỏe mạnh.
– Giúp chuyển hóa các hợp chất dinh dưỡng vô cơ thành dạng dễ hấp thu.
– Hỗ trợ cho cây con sinh trưởng khỏe với bộ rễ phát triển trọn vẹn.
– Phòng chống một số bệnh thường gặp ở rễ về tuyến trùng, vi khuẩn và nấm.
– Tăng chất lượng của nông sản như hương thơm, hoa quả, màu sắc.
– Đem đến hệ vi sinh vật dồi dào giúp cải tạo chất lượng đất và tăng độ phì nhiêu cho đất trồng.
– Đảm bảo sạch bệnh, an toàn cho nhà vườn và người dùng.
NÀO, hãy xem các loại đất trồng nào được sử dụng nhiều nhất nhé!
II. 4 Loại đất trồng cây ăn quả trong chậu hay dùng nhất
1. Đất thịt tự nhiên
Đất thịt là một loại đất trồng cây ăn quả tốt nhờ có tính chất trung gian có sự kết hợp giữa đất sét và đất cát.
Thành phần cơ bản khoảng:
+ 10 – 30% đất sét.
+ 30 – 50% mùn.
+ 25 – 50% cát.
Bạn lưu ý, nếu đất thịt có thành phần chứa nhiều đất sét hơn thì là đất thịt nặng, còn nhiều cát hơn thì là đất thịt nhẹ.
Ưu điểm và nhược điểm:
+ Ưu điểm: Đất có độ tơi xốp, giữ nước và chất dinh dưỡng tốt, thoáng khí, giàu chất mùn và thành phần hữu cơ, dễ trồng cây vào chậu.
+ Nhược điểm: Nếu không cung cấp đủ độ ẩm thì đất dễ bị vỡ vụn, tưới nhiều nước quá lại dễ ngập úng.
Chú ý: Muốn đất thịt trở thành loại đất trồng cây ăn quả chất lượng tốt nhất thì bạn cần thực hiện định kỳ theo các bước như sau:
+ Bón phân phân chuồng hoại mục, phân xanh, chất mùn.
+ Không để đất quá ẩm hoặc quá khô
+ Chậu/ thùng phải có lỗ bên dưới để thoát nước thuận tiện.
+ Không nên cày bừa nhiều sẽ làm mất chất hữu cơ có trong đất.
Xem thêm về đất thịt tự nhiên của 1989 JSC đã sản xuất và đóng gói bán trên thị trường.
2. Đất cát cũng được dùng trong đất trồng cây ăn quả trong chậu
Đất cát khá thông dụng
Đất cát cũng được khá nhiều người dùng để trồng các loại cây rau xanh, cây lấy củ, cây ăn trái tại nhà. Đặc điểm nổi bật của nó là có những hạt cát rời, sạn, thô.
Thành phần trong đất khoảng:
+ 80 – 100% cát.
+ 0 – 10% mùn.
+ 0 – 10% đất sét.
Ưu điểm và khuyết điểm:
+ Ưu điểm: Đất cát rất thoáng khí, có khả năng thấm nước nhanh, dễ dàng trộn và xới đất nên tiết kiệm sức lực và thời gian xử lý.
+ Khuyết điểm: Khi đất cát khô thì sẽ rời rạc, thế nhưng lúc ướt thì đất dính bí chặt lại với nhau, khả năng giữ nước và phân kém, cỏ xanh dễ mọc nhanh và nghèo mùn.
Cách cải tạo đất cát:
Đất cát mặc dù được sử dụng khá phổ biến nhưng nó khá nghèo chất dinh dưỡng. Vậy làm thế nào để cải tạo nó thành loại đất trồng tốt cho cây?
+ Sử dụng phân bón hỗn hợp NPK đa lượng.
+ Dùng nhiều phân hữu cơ đã hoại mục nhằm tăng lượng vi sinh vật, chất mùn.
+ Bổ sung thêm bùn ao hồ, đất sét hoặc tưới nước phù sa.
+ Nên chọn lựa và trồng các giống cây phủ dưới đất.
+ Phủ xung quanh gốc cây trong chậu bằng những lớp lá cây, rơm rạ, cỏ khô để giữ ẩm.
3. Đất sét
Đất sét dạng viên tròn
Chính là, loại đất mà chúng ta hay nhào nhặn từ thuở nhỏ, thời còn chơi với sình lầy, tắm ao hồ, bắt cá ,chứ không phải đất sét trong bán hàng đồ chơi!!
Bởi vì khi nhắc đến các loại đất trồng cây ăn quả trong chậu thì chắc chắn không nên bỏ qua đất sét.
Với thành phần chứa khoảng:
+ 50 – 100% sét
+ 0 – 45% cát
+ 0 – 45% mùn
Ưu điểm và nhược điểm:
+ Ưu điểm: Chứa hàm lượng chất mùn khá cao, giàu khoáng chất cần thiết cho cây, ít bị rửa trôi, khả năng giữ nước và phân tốt, ổn định nhiệt độ.
+ Nhược điểm: Độ thoáng khí khá thấp, khó thẩm thấu nước vì vậy cây dễ úng nước, mùa nóng khô hạn đất sét dễ bị nứt, khá nghèo chất hữu cơ khiến rễ cây bị kém phát triển.
Cải tạo chất lượng đất sét:
Bất cứ một loại đất trồng cây nào dù tốt nhất thì cũng sẽ bị suy giảm chất lượng sau các vụ thu hoạch. Đất sét cũng vậy, khoảng 5 tháng bạn nên tiến hành cải tạo nó bằng cách:
+ Bạn nhớ bón thêm phân xanh, vôi, phân chuồng trước khi gieo trồng.
(bạn có thể xem thêm về phân gà vi sinh, phân trùn quế, phân bò hoai của 1989 JSC)
+ Trộn thêm với đất cát và tưới nước phù sa thô, nếu đất sét quá nặng.
+ Hạn chế đào xới đất.
+ Thường xuyên bón thêm phân xanh, rải cỏ lá vào đất trong giai đoạn cây phát triển.
4. Đất phù sa gần gũi với bà con sông nước
Đất phù sa
Đất trồng cây trong chậu chất lượng – Đất phù sa được tạo thành do sự phong hóa của đá và phân huỷ của xác thực vật, động vật dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Thông thường thì đất phù sa có mặt nhiều tại các bãi bồi của những dòng sông lớn, thành phần tự nhiên gồm đất sét và đất keo.
Ưu điểm và nhược điểm:
+ Ưu điểm: Có khả năng giữ nước vừa đủ, không chứa lẫn các tạp chất xấu, không có phát sinh mầm cỏ hay các côn trùng gây hại, giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho cây ăn quả, có độ tơi xốp nhất định.
+ Nhược điểm: Do nhiều ưu điểm nổi trội mà đất phù sa sở hữu đều giúp cây trồng sinh trưởng khỏe khoắn, đem lại năng suất cao nên loại đất này gần như không có khuyết điểm.
Chú ý:
Chính vì, đất phù sa có quá nhiều lợi ích nổi bật nên bạn cũng không phải mất quá nhiều thời gian, công sức để cải tạo. Bạn chỉ cần lưu ý:
+ Cho đất phù sa nghỉ ngơi sau khi thu hoạch bằng cách làm sạch cỏ, phơi nắng 3-4 ngày.
+ Thay đổi các giống cây trồng khác nhau nhằm thay đổi đặc tính của đất bằng phương pháp luân canh ( áp dụng cho cây rau xanh, hoa màu ngắn hạn trong chậu). Sau khi thu hoạch nông sản, bạn nên để lại phần rễ, thân nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho vụ sau.
Đất dinh dưỡng 1989 bao gồm: Đất thịt tự nhiên, mụn dừa, tro trấu, phân bò hoai và
men vi sinh với công thức theo “tỷ lệ vàng”
Qua những thông tin chia sẻ bên trên bạn đã lựa chọn được loại đất trồng cây ăn quả trong chậu phù hợp chưa?
VẬY CÒN LOẠI ĐẤT NÀO CHẤT LƯỢNG? Được làm sẵn, đóng bao cẩn thận, không tốn thời gian cải tạo!!
Bạn có thể xem thêm đất thịt dinh dưỡng 1989 JSC tại đây.
III. Hướng dẫn sử dụng đất trồng cho cây ăn quả trong chậu khi mới mua về
Cả nhà cùng nhau trồng cây vào chậu
– Trồng mới hoàn toàn:
Cho đất vào khay chậu, trải đều, độ dày lớp đất đến miệng chậu từ 5cm. Tiếp theo, gieo ươm trực tiếp hạt giống hoặc cấy cây con có sẵn vào chậu, tưới giữ ẩm đều đặn 1 đến 2 lần/ngày.
– Thay chậu (với cây ăn trái dài ngày):
Cho đất trồng mới mua vào chậu mới có kích thước lớn hơn chậu cũ với lượng 1/3-1/2 chậu. Sau đó đặt bầu cây vào chậu mới và cho đất vào lấp đầy cách miệng chậu 4cm, dùng tay ấn xuống đất, cố định để cây đứng vững, tưới nước và giữ độ ẩm tốt cho cây.
IV. Kết luận
Chậu nhỏ vẫn trồng được các cây hoa màu ngắn ngày
Như vậy, chúng ta đã biết chọn đất gì phù hợp cho cây trồng ở nhà đem lại hiệu quả xanh, sạch, sức khỏe cho gia đình. Ngoài ra, bạn có thể xem thêm về các bài viết khác về đất, phân trồng cây xanh, ăn quả của 1989 JSC nhé!