Một số người khi đi thăm khám tại Bệnh viện Bình Dân đều tỏ ra bối rối khi không nắm rõ được quy trình khám bệnh cũng như thời gian làm việc tại đây. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin bổ ích về quy trình khám chữa bệnh tại bệnh viện. Hy vọng các bạn sẽ có những quyết định hợp lý khi đi thăm khám tại đây.
1. Một số thông tin về Bệnh viện Bình Dân
Bệnh viện Bình Dân được thành lập từ năm 1954. Nơi đây là cái nôi của ngành Ngoại khoa ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam.
Cùng với bề dày truyền thống giảng dạy và học tập, Bệnh viện Bình Dân là lựa chọn tin cậy của người dân và là ngôi trường thực hành lâm sàng chất lượng của các thế hệ giảng viên và học viên y khoa.

Với 790 giường bệnh, số ca phẫu thuật hằng năm của Bệnh viện Bình Dân lên đến hơn 10.000 ca phẫu thuật tổng quát và 13.000 ca phẫu thuật niệu khoa. Bên cạnh đó, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú mỗi năm gần 400.000 người.
Bệnh viện Bình Dân hiện nay là bệnh viện chuyên khoa hạng I. Đồng thời, đây là bệnh viện tuyến trung ương về phẫu thuật tổng quát và niệu khoa với trang thiết bị hiện đại. Bệnh viện phát triển nhiều lĩnh vực chuyên sâu do các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên gia đảm trách.
- Trụ sở chính: 371 Điện Biên Phủ – Phường 4 – Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh.
- Khu kỹ thuật cao: 408 Điện Biên Phủ – Phường 11 – Quận 10 – TP. Hồ Chí Minh. Khi đến bệnh viện, bạn sẽ để ý thấy khu phía bên phải là Khu khám thường. Bên trái là Khu khám kỹ thuật cao. Vì vậy địa chỉ bệnh viện có 2 số: 371 và 408 Điện Biên Phủ. Thực ra là hai khu khám đối diện nhau.
- Điện thoại: (028) 38394747.
- Chăm sóc khách hàng: 19007123.
- Cấp cứu: 24/24 – Hotline: 19007174.
3. Những giấy tờ cần chuẩn bị khi đi thăm khám tại Bệnh viện Bình Dân
Bạn nên chuẩn bị trước một tập hồ sơ để đựng các giấy tờ, biên nhận, hóa đơn cần thiết để tránh thất lạc giấy tờ.

Các giấy tờ bạn cần phải mang theo khi làm các thủ tục đăng ký:
- Sổ khám bệnh và giấy xuất viện (nếu có).
- Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc thẻ hình có dấu giáp lai, ghi nhận họ tên, năm sinh của người bệnh.
- Bảo hiểm y tế (BHYT).
- Giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới đối với người bệnh có BHYT.
- Giấy hẹn khám tái của bác sĩ.
- Các giấy tờ liên quan đến việc khám chữa bệnh từ các bệnh viện khác:
- Các chẩn đoán cận lâm sàng (hình ảnh, xét nghiệm,…).
- Chỉ định điều trị của bác sĩ.
- Các toa thuốc đang sử dụng.
4. Giờ làm việc của Bệnh viện Bình Dân
4.1. Trụ sở chính
Từ thứ hai đến thứ sáu
- Sáng: 6:30 – 11:30.
- Chiều: 13:00 – 16:00.
- Khám ngoài giờ (trong tuần): 16:00 – 18:00.
- Khám ngoài giờ (thứ bảy, lễ): 7:00 – 11:30.
4.2. Khu kỹ thuật cao
Từ thứ hai đến thứ sáu:
- Sáng: 6:30 – 11:30.
- Chiều: 13:00 – 16:00.
- Khám ngoài giờ nam khoa (thứ bảy): 7:00 – 11:30.
Ngoài ra, bệnh viện còn tiếp nhận cấp cứu 24/7.
Xem thêm: Top 5 địa chỉ khám thận uy tín tại TP.HCM
5. Quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bình Dân
5.1. Đối với trường hợp có BHYT
1. Bạn ký khám tại quầy hướng dẫn và nhận số thứ tự.
2. Nhận số thứ tự để vào các phòng khám chuyên khoa phù hợp và thanh toán tiền khám.
3. Khám bệnh với bác sĩ tại các phòng khám chuyên khoa.
4. Thanh toán chi phí đồng chi trả và thực hiện các xét nghiệm (nếu bác sĩ có chỉ định làm các cận lâm sàng).
5. Sau khi có kết quả xét nghiệm, trở lại phòng khám ban đầu để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định (kê toa, nhập viện).
6. Làm thủ tục nhập viện (nếu có chỉ định).
7. Thanh toán chi phí đồng chi trả và nhận thuốc tại quầy thuốc BHYT.

5.2. Đối với trường hợp không có BHYT
1. Bạn đăng ký khám chữa bệnh tại quầy hướng dẫn.
2. Nhận số thứ tự để vào các phòng khám chuyên khoa phù hợp và thanh toán tiền khám.
3. Khám bệnh với bác sĩ tại các phòng khám chuyên khoa.
4. Đóng phí xét nghiệm và làm các cận lâm sàng theo chỉ định của bác sĩ (nếu có).
5. Khi có kết quả xét nghiệm, trở lại phòng khám ban đầu để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định (kê toa, nhập viện).
6. Làm thủ tục nhập viện (nếu có chỉ định).
7. Mua thuốc tại nhà thuốc bệnh viện rồi ra về.
Xem thêm: Địa chỉ khám Nam Khoa chất lượng tốt và uy tín tại TP.HCM 2019

6. Phương tiện công cộng đến bệnh viện
Bãi giữ xe của bệnh viện thường quá tải vào giờ cao điểm. Vì vậy, để tránh mất thời gian tìm kiếm nơi giữ xe, bệnh nhân và thân nhân nên lựa chọn di chuyển bằng phương tiện công cộng.
- Trạm xe buýt Bệnh viện Bình Dân
- Mã trạm: Q3 023
- Trạm dừng: Nhà chờ xe buýt dưới cầu bộ hành
- Địa chỉ: 371 Điện Biên Phủ, Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh
Một số tuyến xe buýt đi ngang qua Bệnh viện Bình Dân
Khởi hành Số xe Bus Khoảng cách (km) Thời gian di chuyển bằng xe bus
(phút)
Thời gian di chuyển bằng taxi (phút) Bến xe Chợ Lớn 07 4.4 33 14 Bến xe Miền Đông 54, 91 6.6 40 20 Bến xe Miền Tây 14 9.4 49 (14 phút đi bộ từ ngã 3 Hồ Thị Kỷ) 22 Sân bay Tân Sơn Nhất 109 7.6 70 25 Ngã 4 Hàng Xanh 54, 91, 150 5.6 40 15
Với một số thông tin về Bệnh viện Bình Dân được chia sẻ trên đây, Youmed hy vọng các bạn sẽ rút ra được những lưu ý để rút ngắn quy trình thăm khám tại đây. Tránh tình trạng nhầm lẫn gây mất thời gian và ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như tiền bạc.