1. Giấy xác nhận thực tập dành cho sinh viên cuối khóa là gì?
Mẫu giấy xác nhận thực tập dành cho các bạn sinh viên cuối khóa là mẫu giấy dành cho sinh viên cuối khóa sau khi đã kết thúc quá trình thực tập của mình để chuẩn bị tốt nghiệp. Trong giấy xác nhận thực tập dành cho các bạn sinh viên cuối khóa phải có nêu được những thông tin về giáo viên hướng dẫn thực tập, công ty thực tập, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, tiếp đó là những nhận xét, đánh giá của công ty tại nơi bạn thực tập, nhận xét, đánh giá chung lại quá trình thực tập của bạn và thang điểm cho những gì bạn thể hiện tại công ty thực tập.
Giấy xác nhận thực tập dành cho học sinh, sinh viên cuối khóa là văn bản dùng để chứa đựng những thông tin về giáo viên hướng dẫn thực tập, công ty thực tập, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, tiếp đó là những nhận xét, đánh giá của công ty tại nơi bạn thực tập, nhận xét, đánh giá chung lại quá trình thực tập của bạn và thang điểm cho những gì bạn thể hiện tại công ty thực tập. Đồng thời cùng chính là giấy tờ khẳng định kết thúc quá trình thực tập của sinh viên mà trường quy định.
2. Mẫu giấy xác nhận thực tập dành cho sinh viên cuối khóa:
TÊN ĐƠN VỊ THỰC TẬP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP CUỐI KHÓA CỦA NGƯỜI THỰC TẬP
Họ và tên:……
Mã số sinh viên: …
Trường: …….. Lớp: ……
Khoa:… Chuyên ngành: …
Thời gian thực tập: Từ ngày …../…../…… đến ngày …../……/……
Công việc được giao: ..
Thuộc Phòng/Nhóm: ..
Người hướng dẫn: ….
Chức vụ: ……..
ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT
Nội dung Người thực tập Đơn vị thực tập
Thực hiện nội quy làm việc
Thái độ thực tập
Ý thức kỷ luật
Kiến thức chuyên môn
Khả năng hoàn thành công việc
Khả năng hòa nhập và thích nghi công việc
Tính năng động và sáng tạo trong công việc
Nhận xét chung
Địa danh, ngày ….. tháng …. năm…..
Đại diện đơn vị thực tập
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Cán bộ hướng dẫn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người thực tập
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết giấy xác nhận thực tập cuối khóa:
Nội dung của chính của giấy xác nhận thực tập dành cho học sinh, sinh viên cuối khóa phải có những thông tin cơ bản về giáo viên hướng dẫn thực tập, công ty thực tập, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, tiếp đó là những nhận xét, đánh giá của công ty tại nơi bạn thực tập, nhận xét, đánh giá chung lại quá trình thực tập của bạn và thang điểm cho những gì bạn thể hiện tại công ty thực tập. Cuối giấy xác nhận thực tập dành cho học sinh, sinh viên cuối khóa là sự xác nhận của đơn vị thực tập, cán bộ hướng dẫn và người thực tập.
4. Một số quy định về học phần thực tập tốt nghiệp:
Mục đích của học phần thực tập tốt nghiệp:
+ Giúp sinh viên củng cố và bổ sung kiến thức lý luận, nghiệp vụ, nắm vững quy trình nghiệp vụ, vận dụng được kiến thức đã học để phân tích giải quyết các vấn đề của thực tiễn trong tất cả những ngành nghề mà sinh viên theo học; rèn luyện phương pháp công tác và năng lực tổ chức thực hiện công tác chuyên môn, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật; rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học, so sánh giữa lý luận và thực tiễn.
+ Nâng cao chất lượng thực tập và cơ hội việc làm cho sinh viên thông qua sự phối hợp giữa khoa, bộ môn, giảng viên hướng dẫn và các đơn vị có liên quan của nhà trường với các cơ sở thực tập trong công tác quản lí, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên + Giúp các đơn vị triển khai công tác tổ chức thực tập tốt nghiệp cho sinh viên một cách đồng bộ, thống nhất, đúng quy trình và đảm bảo khách quan, công bằng giữa các sinh viên.
Yêu cầu:
+ Thực tập cuối khóa
– Nắm vững tình hình, đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và hoạt động của cơ sở thực tập.
– Nắm vững nội dung công tác tổ chức các nghiệp vụ về chuyên ngành đào tạo tại cơ sở thực tập.
– Biết vận dụng các kiến thức đã được trang bị vào việc phân tích thực tiễn, phát hiện và giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra thuộc phạm vi chuyên môn của ngành và chuyên ngành đào tạo.
– Xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa sinh viên với các cán bộ ở cơ sở thực tập, tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa Học viện và cơ sở thực tế.
+ Khóa luận tốt nghiệp: Nắm vững và khái quát được lý luận, thực tiễn. So sánh, đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn đưa ra các kiến nghị; nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học, diễn giải được những vấn đề trong thực tiễn và lý luận.
Lợi ích khi thực tập tốt nghiệp
+ Sinh viên có dịp quan sát, tiếp cận và tìm hiểu thực tế về tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ sở thực tập, qua đó có thể tổng hợp các kiến thức đã học vào thực tế nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể. +Sinh viên được rèn luyện, trao đổi thêm các kĩ năng mềm cần thiết cho mục tiêu nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường.
+ Học hỏi, rèn luyện phong cách làm việc và ứng xử trong các mối quan hệ, trong công tác, cũng như trong cuộc sống xã hội.
+ Thời gian thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để sinh viên nhận ra giá trị xã hội ủa bản thân, tự giới thiệu với nhà tuyển dụng để có thể tuyển dụng mình làm việc sau tốt nghiệp.
Hình thức thực tập cuối khóa được áp dụng là hình thức sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan, đơn vị liên quan đến chuyên ngành đào tạo.
Nội dung thực tập tốt nghiệp nói chung:
Nội dung thực tập tốt nghiệp được quy định trong chương trình đào tạo của mỗi ngành và được khoa hoặc bộ môn thường xuyên xem xét, điều chỉnh căn cứ trên tình hình thực tế đào tạo và nhu cầu xã hộ đối với tay nghề của sinh viên sau khi ra trường. Nội dung thực tập tốt nghiệp tùy theo các hướng thực tập tốt nghiệp của các nhóm sinh viên như sau:
Thứ nhất, đối với sinh viên thực tập tốt nghiệp theo hướng nghiên cứu:
+ Sinh viên đi thực tập tốt nghiệp và làm khóa luận trong phạm vi của đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, các chương trình, dự án trong và ngoài nước mà các giảng viên hướng dẫn chủ trì, tham gia hoặc các đề tài, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ của các giảng viên hướng dẫn;
+ Khuyến khích các giảng viên đăng kí các đề tài nghiên cứu theo hướng tự túc kinh phí thực hiện, nhà trường cung cấp kinh phí nghiệm thu cấp trường.
Thứ hai, đối với sinh viên thực tập tốt nghiệp theo hướng ứng dụng:
Sinh viên thực tập tốt nghiệp theo hướng ứng dụng để làm các đề tài chỉ đạo, phục vụ công tác chuyên môn tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh; cơ sở đào tạo; nghiên cứu khoa học; cơ quan quản lí và thực hiện các cấp; các địa phương…Theo đó thì sinh viên sẽ đóng vai trò như là người tập sự cho vị trí công tác của chuyên môn được đào tạo, được tham gia vào các hoạt động, các nhiệm vụ, các công việc do cơ sở thực tập hay cơ quan đơn vị tiếp nhận sinh viên thực tập phân công. Sinh viên thực tập công tác chỉ đạo, phục vụ sản xuất và sinh viên phục vụ công tác quản lí nhà nước tại các địa phương, các cơ quan nhà nước.
Thứ ba, đối với sinh viên đi thực tập tốt ở nước ngoài
Sinh viên có đủ điều kiện theo quy định, tự nguyện, được đối tác nước ngoài chấp nhận được đăng kí đi thực tập nước ngoài và được tính tín chỉ tương đương theo đề án đã được nhà trường phê duyệt.
Thời gian thực tập nói chung được quy định theo mỗi trường sẽ quy định riêng về việc thực tập đối với sinh viên, có trường sẽ không cần thực hiện việc thực tập:
+ Đợt 1: Học kì I năm thứ 4, sinh viên hoàn thành tối thiểu 85 tín chỉ, điểm trung bình tích lũy tối thiểu đạt 1,8
+ Đợt 2: Học kì II của khóa học, sinh viên hoàn thành tối thiểu 100 tín chỉ, điểm trung bình tích lũy tối thiểu đạt 1,9