1/ Nội dung cần có trong thông báo tăng giá sản phẩm
Các Hợp đồng kinh tế ban đầu thông thường sẽ có điều khoản về giá cố định của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nào đó, do đó khi có sự thay đổi về giá, tăng giá sản phẩm, dịch vụ, nếu các bên không có thông báo trước hoặc không có thỏa thuận về sự điều chỉnh đó mà áp dụng mức giá mới sẽ bị coi là một vi phạm hợp đồng.
Trong đó, mẫu Thông báo tăng giá sản phẩm là văn bản được các cá nhân, tổ chức kinh doanh soạn thảo để gửi tới các nhà phân phối, các cửa hàng, khách hàng cá nhân để thông báo về việc tăng giá sản phẩm, hàng hóa.
Việc thông báo thay đổi giá còn thể hiện sự chuyên nghiệp của chủ kinh doanh và sự tôn trọng dành cho khách hàng. Thông qua đó, khách hàng có thể nắm bắt thông tin về mức giá cụ thể sau khi thay đổi để chuẩn bị tài chính, đồng thời không bị đưa vào thế bị động khi mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Thông báo tăng giá sản phẩm sẽ gồm các nội dung sau:
– Thông tin đầy đủ tên của công ty, doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
– Lời chào và lời cảm ơn đến khách hàng khi đã và đang sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm của công ty trong thời gian vừa qua.
– Lý do doanh nghiệp cần thực hiện việc tăng giá cho sản phẩm
– Thông tin cụ thể về việc tăng giá sản phẩm, dịch vụ: Sản phẩm hoặc dịch vụ nào sẽ tăng giá? Tăng giá bao nhiêu, tăng giá như thế nào?…
– Thời gian chính thức áp dụng tăng giá để khách hàng nắm được.
– Lời cảm ơn đối với khách hàng của doanh nghiệp.
2/ Một số mẫu Thông báo tăng giá sản phẩm được dùng phổ biến
2.1 Mẫu số 01
2.2 Mẫu số 02
2.3 Mẫu số 03
3/ Hướng dẫn viết Thông báo tăng giá sản phẩm
Việc tăng giá sản phẩm là vấn đề tương đối nhạy cảm do đó nếu không biết cách đưa ra Thông báo một cách tinh tế và khôn khéo có thể sẽ làm phật ý đối tác, khách hàng.
Do vậy, khi làm Thông báo tăng giá sản phẩm cần lưu ý một số nội dung sau đây:
– Lời cảm ơn tới khách hàng vì đã tin dùng sản phẩm, dịch vụ trong suốt thời gian qua.
Trước khi đưa ra vấn đề chính, doanh nghiệp cần gửi lời cảm ơ chân thành tới khách hàng vì đã sửu dụng dịch vụ, sản phẩm trong suốt thời gian qua. Điều này cũng sẽ giúp khách hàng cảm thấy được tôn trọng và thể hiện được tính chuyên nghiệp của công ty.
– Giải thích lý do tăng giá một cách phù hợp:
Các doanh nghiệp đưa ra những lý do thuyết phục và mang tính khách quan dẫn đến việc công ty phải tăng giá sản phẩm, dịch vụ và cho khách hàng thấy rõ điều này hoàn toàn nẳm ngoài mong muốn của công ty.
Việc sử dụng ngôn từ một cách khéo léo, tinh tế chính là cách để doanh nghiệp lấy lòng khách hàng ngay cả khi tăng giá sản phẩm mà khách hàng vẫn luôn tin dùng và tiếp tục mua, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của công ty.
– Đưa thông tin đầy đủ về sản phẩm, dịch vụ tăng giá
Trong mẫu Thông báo tăng giá cần cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩ, dịch vụ sẽ tăng giá để khách hàng nắm bắt một cách chính xác, cụ thể thông tin, gồm:
+ Sản phẩm, hàng hóa nào tăng giá?
+ Tăng bao nhiêu so với trước đây?…
– Nêu rõ thời gian bắt đầu áp dụng giá mới, thời gian kết thúc (nếu có) để khách hàng chủ động trong việc mua bán sản phẩm, hàng hóa.
4/ Lưu ý khi tiến hành tăng giá sản phẩm, dịch vụ
4.1 Khi tăng giá, doanh nghiệp phải niêm yết và bán đúng theo giá niêm yết
Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật giá 2012, niêm yết giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo công khai bằng các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam.
Đồng thời, tại Điều 13 của Luật này cũng nêu rõ người tiêu dùng có quyền được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về giá, chất lượng, xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ.
Theo đó, quyền được cung cấp thông tin về giá bao gồm các quyền sau: Quyền được tiếp nhận thông tin về giá; quyền tìm kiếm thông tin về giá; quyền phổ biến, chia sẻ thông tin về giá; quyền góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả…
Như vậy, khi thay đổi giá hàng hóa, dịch vụ, nhà cung cấp phải niêm yết giá mới và thông báo tới khách hàng để họ có thể nắm được.
4.2 Sẽ bị phạt nặng nếu tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý
Tại Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP, hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý có thể bị xử phạt nặng, cụ thể:
– Phạt tiền từ 01- 05 triệu đồng nếu hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị đến 50 triệu đồng, đối với một trong những hành vi tăng giá sau:
+ Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
+ Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá.
– Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng đối với hành vi tăng giá nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 50. – 100 triệu đồng.
– Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi tăng giá nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 100 – 200 triệu đồng.
– Phạt tiền từ 20 – 40 triệu đồng đối với hành vi tăng giá nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 200 – 500 triệu đồng.
– Phạt tiền từ 40 – 60 triệu đồng đối với hành vi tăng giá nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị trên 500 triệu đồng.
– Phạt tiền từ 25 – 55 triệu đồng hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi kiểm tra yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trên đây là mẫu Thông báo tăng giá sản phẩm. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.
>> 3 mẫu Báo giá đẹp và chuyên nghiệp để gửi cho khách hàng