Thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật cho bé cần chú ý điều gì? Những món ăn nào nên sử dụng cho bé ăn dặm? Hãy cùng bTaskee tham khảo những món ăn dặm kiểu Nhật cho bé đa dạng, giàu dinh dưỡng, chế biến nhanh chóng dưới đây.
Ngày 1 – 2: Cháo trắng
Hai ngày đầu các mẹ có thể cho bé ăn cháo trắng thanh đạm. Cháo cho bé được nấu theo tỷ lệ bột gạo, nước là 1:10. Sau khi nấu bột gạo nở đều thì các mẹ lọc qua rây 1 lần cho thật nhuyễn mịn. Sau đó thêm nước dùng dashi vào, nấu cho đến khi đạt được độ loãng tương tự như sữa mẹ là được.
Ngày 3 – 4: Cháo rau củ
Với ngày thứ 3, các mẹ vẫn có thể cho bé tiếp tục ăn cháo trắng nhẹ nhàng.
Ngày ăn thứ 4, các mẹ có thể bổ sung thêm vào cháo những loại rau củ xay nhuyễn như cà rốt, củ dền, bí đỏ,…
Ngày 5: Cháo susu
Ngày thứ 5 trong thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật của bé là món cháo su su. Các mẹ thực hiện theo công thức sau:
- Bước 1: Bột gạo nấu cùng nước dashi theo tỉ lệ 1:10
- Bước 2: Gọt vỏ, rửa sạch susu. Sau đó, hấp chín, nghiền hoặc xay nhuyễn và trộn đều vào cháo.
- Bước 3: Có thể lọc rây qua một lần cho cháo thật nhuyễn rồi cho bé thưởng thức.
Ngày 6: Cháo bí đỏ
Bí đỏ mềm thơm, hấp dẫn, bổ sung thêm nhiều vitamin, chất xơ cho bé. Vì vậy loại thực phẩm này cũng được nhiều mẹ ưa chuộng sử dụng trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé.
- Bước 1: Nấu cháo theo tỉ lệ bột gạo, nước là 1:10
- Bước 2: Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành những miếng nhỏ. Sau đó đem hấp chín, nghiền hoặc xay nhuyễn.
- Bước 3: Trộn bí đỏ chung vào với cháo. Lọc qua rây một lần cho cháo thật mịn trước khi cho bé ăn.
Ngày 7: Cháo củ dền
Ngày thứ 7, các mẹ tiếp tục cho bé ăn dặm với món cháo củ dền. Công thức thực hiện tương tự như các món cháo bí đỏ, su su như trên.
Trong củ dền có chứa nhiều dưỡng chất như vitamin A, B1, B6 và C. Ngoài ra, loại củ này còn chứa nhiều sắt, magie, đồng, phốt pho, kali, chất xơ,… Đây đều là những chất có vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Ngày 8: Súp khoai tây nghiền
Sau một tuần với thực đơn cho bé với các món cháo, sang tuần thứ 2, các mẹ có thể thực hiện các món ăn “cứng” hơn một chút. Bắt đầu là với món khoai tây nghiền.
Cách chế biến súp khoai tây nghiền cho bé ăn dặm:
- Bước 1: Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ rồi đem đi hấp chín.
- Bước 2: Nghiền hoặc xay nhuyễn khoai tây. Sau đó thêm nước dashi vào và nấu đến khi súp đạt đến độ loãng vừa phải.
- Bước 3: Lọc qua rây một lần để súp thật mịn rồi cho bé ăn nhé.
Ngày 9 – 10: Súp khoai lang
Cách chế biến súp khoai lang cho dành cho bé ăn dặm như sau:
- Bước 1: Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ rồi đem hấp chín.
- Bước 2: Nghiền hoặc xay nhuyễn khoai lang. Tiếp theo, cho sữa đậu nành hoặc nước dashi vào khoai và nấu cho đến khi đạt đến độ sệt vừa ý.
- Bước 3: Lọc qua rây hỗn hợp một lần sao cho thật mịn trước khi cho bé thưởng thức.
Ngày 11: Cháo cải bó xôi, cà chua xay nhuyễn
Cải bó xôi có chứa nhiều vitamin A, K, hỗ trợ phát triển mắt, hệ xương của trẻ. Vì vậy các mẹ hãy bổ sung loại thực phẩm này vào thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ nhé. Món cháo cải bó xôi được chế biến như sau:
- Bước 1: Cải bó xôi rửa sạch, cắt nhỏ rồi hấp hoặc luộc chín. Sau đó đem nghiền hoặc xay cho thật nhuyễn.
- Bước 2: Nấu cháo theo tỉ lệ bột gạo và nước dashi là 1:10.
- Bước 3: Cho cải bó xôi vào cháo và trộn đều. Lọc qua rây một lần nữa cho cháo thật mịn rồi cho bé thưởng thức.
Thời gian này, bữa ăn của bé có thể tăng thêm về số lượng. Các mẹ có thể xay thêm cà chua để đa dạng hơn bữa ăn cho bé. Với cà chua, các mẹ luộc chín, bỏ vỏ, bỏ hạt rồi xay nhuyễn, lọc qua rây và cho bé ăn.
Ngày 12: Cháo phô mai, cà chua xay, sữa chua
Ngày thứ 12 đa dạng với 3 món ăn cho bé ăn dặm: cháo phô mai, cà chua xay và sữa chua.
- Cháo ăn dặm: Chế biến theo tỉ lệ bột gạo, nước dashi là 1:10. Các mẹ có thể cho thêm phô mai vào cháo để tạo hương vị thơm ngậy, kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
- Cà chua xay: Luộc chín cà chua, lột vỏ, bỏ hạt rồi đem xay nhuyễn
- Sữa chua tráng miệng: Các mẹ có thể tự làm sữa chua tại nhà hoặc lựa chọn loại sữa chua không đường dành cho bé.
Ngày 13: Sữa đậu nành, cháo su su, đậu hũ non
Bữa ăn dặm đa dạng dành cho bé với các món nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa như sữa đậu nành, cháo su su và đậu hũ non. Các mẹ hãy tự chuẩn bị, nấu cho bé món sữa đậu nành thơm ngon này nhé.
- Bước 1: Ngâm đậu nành từ 12 – 16 tiếng cho nở đều rồi vớt ra và để ráo nước. Lá dứa rửa sạch, để ráo.
- Bước 2: Cho đậu nành vào máy và xay nhuyễn theo tỉ lệ đậu, nước là 1:2. Tiếp theo lọc qua rây để lấy phần nước cốt đậu nành.
- Bước 3: Cho lên bếp, đun sôi nước đậu nành cùng lá dứa trong lửa nhỏ. Nấu sữa trong khoảng 1 tiếng là hoàn thành.
Lưu ý các mẹ không nên nêm thêm gia vị vào sữa đậu nành cho bé mà nên giữ nguyên chất.
Với món cháo su su, các mẹ có thể thực hiện theo công thức đã hướng dẫn như trên. Với đậu hũ non, các mẹ có thể mua sẵn ở ngoài siêu thị cho trẻ.
Ngày 14: Cháo bột gạo, bí đỏ nghiền phô mai, hành tây nghiền
Các món ăn ngày 14 chothực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật của trẻ với 3 món là cháo bột, bí đỏ nghiền phô mai và hành tây nghiền.
Với cháo bột, các mẹ thực hiện chế biến theo tỉ lệ 1 phần bột, 7 phần nước để đạt được độ sệt phù hợp nhất.
Với món bí đỏ nghiền phô mai, các mẹ thực hiện như sau:
- Bước 1: Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ và hấp chín.
- Bước 2: Nghiền hoặc xay nhuyễn bí đỏ, lọc qua rây cho thật mịn
- Bước 3: Trộn thêm phô mai lạt để tăng thêm hương vị béo thơm cho món ăn.
Với món hành tây nghiền, bạn cũng thực hiện tương tự theo các bước hấp chín rồi xay nhuyễn nhé.
Ngày 15: Khoai tây nghiền nước dashi, cháo bí đỏ phô mai, nước ép táo
Thực hiện bữa ăn dặm cho bé thơm ngon, hấp dẫn với 3 món: khoai tây nghiền, cháo bí đỏ phô mai và nước ép táo.
Với món khoai tây nghiền, các mẹ thực hiện tương tự như những hướng dẫn trên. Tuy nhiên lưu ý rằng, các mẹ có thể trộn thêm nước dashi vào món ăn này để gia tăng thêm hương vị thơm ngon hơn.
Với món cháo bí đỏ phô mai, các mẹ thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Nấu cháo với tỉ lệ 1 phần bột, 10 phần nước
- Bước 2: Bí đỏ hấp chín, nghiền hoặc xay nhuyễn. Sau đó trộn cùng một miếng phô mai nhạt.
- Bước 3: Cho bí đỏ trộn cùng với cháo trắng. Lọc qua rây một lần nữa để đảm bảo thật mềm mịn trước khi cho bé ăn.
Cuối cùng, nước ép táo các mẹ pha chế theo tỉ lệ 1 phần nước táo cùng 10 phần nước lọc.
Ngày 16: Cháo su su nước dashi cùng dầu óc chó, cà chua nghiền cùng nước dashi
Với món cháo su su quen thuộc, các mẹ hãy chế biến theo công thức đã hướng dẫn như trên. Ngoài ra, các mẹ có thể cho thêm 1 muỗng nhỏ dầu óc chó vào món cháo để bổ sung thêm chất béo lành mạnh cho trẻ.
Tương tự với món cà chua nghiền cũng vậy, các mẹ hãy cho thêm 1 muỗng nước dashi vào trộn cùng để gia tăng thêm hương vị cho món ăn, kích thích vị giác của trẻ.
Ngày 17: Sữa chua táo nghiền, cháo bí đỏ trộn sữa
Cách thực hiện sữa chua táo nghiền:
- Bước 1: Táo gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, đem hấp chín rồi nghiền mịn.
- Bước 2: Trộn táo cùng sữa chua không đường rồi cho bé thưởng thức
Cách thực hiện món cháo bí đỏ trộn sữa:
- Bước 1: Nấu cháo với tỉ lệ bột, nước là 1:10
- Bước 2: Hấp chín, nghiền nhuyễn bí đỏ. Sau đó trộn cùng sữa mẹ hoặc sữa công thức để tạo thành hỗn hợp với độ loãng phù hợp.
- Bước 3: Trộn bí đỏ với cháo, rây lọc cho mịn trước khi cho bé ăn.
Ngày 18: Súp hành tây, khoai tây trộn sữa, bắp cải tím nghiền
Gợi ýthực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật ngày thứ 18 với các món súp hành tây, khoai tây trộn sữa, bắp cải tím nghiền. Các món ăn trên đều khá quen thuộc, cách chế biến đơn giản, nhanh chóng mà các mẹ có thể thực hiện.
Ngày 19: Cháo bột gạo, súp hành tây phô mai, táo nghiền
Công thức chế biến thực đơn ăn dặm cho trẻ kiểu Nhật ngày thứ 19:
- Cháo bột gạo chế biến với tỉ lệ 1:10
- Hành tây xay nhỏ, nấu cùng nước dashi rồi trộn thêm phô mai để thơm ngon hơn.
- Táo hấp chín, nghiền nhuyễn
Ngày 20: Khoai lang, cà chua nghiền, cháo bột gạo
Các mẹ thực hiện chế biến các món ăn trong thực đơn ngày 20 cho bé theo hướng dẫn như trên.
Công việc quá bận rộn khiến bạn không có thời gian chuẩn bị những bữa ăn dặm ngon, dinh dưỡng cho bé? Hãy đặt ngay dịch vụ nấu ăn gia đình bTaskee để được hỗ trợ. Các “đầu bếp Ong Cam” sẽ mang đến những món ngon giàu dưỡng chất, đảm bảo vệ sinh cho các bé.
Tải app bTaskee ngay hôm nay!
Ngày 21: Bắp cải tím nghiền, bí ngòi nghiền, súp đậu nành khoai lang
Với món bắp cải tím, bí ngòi nghiền khá đơn giản, các mẹ chỉ cần hấp chín các nguyên liệu sau đó đem xay hoặc nghiền nhuyễn.
Với món súp đậu nành khoai lang, các mẹ thực hiện theo công thức sau:
- Bước 1: Hấp chín, nghiền nhuyễn khoai lang.
- Bước 2: Cho khoai lang vào nấu cùng với sữa đậu nành đến khi đạt được độ sệt như mong muốn.
- Bước 3: Lọc qua rây lọc sao cho mềm mịn rồi cho bé thưởng thức.
Ngày 22: Cà rốt nghiền trộn cùng sữa mẹ, cháo yến mạch, bí ngòi nghiền
Công thức chế biến cháo yến mạch ăn dặm kiểu Nhật cho bé:
- Bước 1: Yến mạch ngâm trước 6 – 7 tiếng cho mềm nở. Sau đó, rửa sạch, để ráo nước.
- Bước 2: Nấu cháo theo tỉ lệ yến mạch, nước trắng (hoặc nước dashi) là 1:10.
Với 2 món ăn còn lại, các mẹ hãy hấp chín cà rốt, bí ngòi rồi cũng xay nhuyễn.
Ngày 23: Khoai tây nghiền trộn đậu hũ non, cháo bột dashi, chuối nghiền
- Khoai tây nghiền trộn đậu hũ non: Khoai tây hấp chín, nghiền nhuyễn rồi trộn cùng đậu hũ non.
- Cháo bột: Nấu theo tỉ lệ bột gạo, nước dashi là 1:7
- Chuối chín nghiền hoặc xay nhuyễn
>>>Xem thêm: Thực Đơn Cho Bé 1 Tuổi Kiểu Nhật Đầy Đủ Dinh Dưỡng
Ngày 24: Đậu hũ non, bí ngòi nghiền, cháo bột gạo trộn dầu óc chó
Các mẹ có thể mua đậu hũ non tại các siêu thị uy tín cho bé. Với món bí ngòi nghiền thì có thể thực hiện theo những hướng dẫn trên nhé.
Với món cháo bột, các mẹ vẫn chế biến theo tỉ lệ bột, nước là 1:7. Sau đó trộn thêm một muỗng nhỏ dầu óc chó vào để giúp món cháo thêm ngon miệng hơn.
Ngày 25: Súp bí đỏ nước dashi, cháo bột, su su nghiền
- Súp bí đỏ nước dashi: Bỉ đỏ hấp chín, nghiền nhuyễn rồi trộn cùng nước dashi.
- Cháo bột: Nấu theo tỉ lệ bột, nước 1:7
- Su su nghiền: Hấp chín su su, nghiền nhuyễn
Ngày 26: Đậu hũ non, cà rốt nghiền, cháo su su
- Cà rốt nghiền: Hấp chín rồi xay nhuyễn cà rốt
- Cháo su su: Nấu cháo bột theo tỉ lệ 1:7 rồi trộn cùng su su đã hấp chín và nghiền nhuyễn
- Đậu hũ non: Nghiền nhỏ rồi cho bé ăn
>>>Xem thêm: Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Cho Bé Ăn Dễ Dàng
Ngày 27: Bí ngòi nghiền, bắp cải tím nghiền, cháo bột
Thực đơn ăn dặm ngày thứ 27 dành cho bé gồm 3 món: bí ngòi nghiền, bắp cải tím nghiền và cháo bột. Các mẹ có thể thực hiện chế biến những món ăn đơn giản này theo những hướng dẫn như trên nhé.
Ngày 28: Đậu hũ non, hành tây nghiền, cháo dashi
- Hành tây nghiền: Sau khi hấp chín hành tây, đem xay nhuyễn
- Cháo bột nấu theo tỉ lệ 1:7 rồi trộn cùng nước dashi cho bé
- Đậu hũ non nghiền nhỏ rồi cho bé ăn
Ngày 29: Bí đỏ nghiền, súp khoai tây, cháo bột
Các món như bí đỏ nghiền, súp khoai tây, cháo bột đều đã được bTaskee hướng dẫn cách làm cụ thể như trên. Các mẹ có thể chế biến bữa ngon cho bé nhanh chóng và dễ dàng với những món ngon này nhé.
>>>Xem thêm: Cách Lên Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 7 Tháng
Ngày 30: Cháo bí đỏ, nước trái cây pha loãng, chuối nghiền
- Cháo bí đỏ: Trộn bí đỏ hấp chín, xay nhuyễn vào cùng với bột loãng (tỉ lệ bột, nước là 1:7)
- Nước trái cây pha loãng cùng nước lọc theo tỉ lệ 1:10
- Chuối chín nghiền nhuyễn
Câu hỏi thường gặp
Trên đây là gợi ý thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ tiết kiệm, tăng cân đều mà các mẹ có thể tham khảo. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích, giúp các con ăn ngoan chóng lớn, bé khỏe mẹ vui.
>>>Xem thêm các bài liên quan:
- Xây Dựng Phương Pháp Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé
- Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 5 Tháng Dinh Dưỡng
- Thực Đơn Ăn Dặm Truyền Thống Cho Bé 6 Tháng Dinh Dưỡng
Hình ảnh: Canva