Thận hư là hội chứng lâm sàng và sinh hóa được đặc trưng bởi: protein niệu nhiều (> 3,5g/24giờ), protein máu giảm (<60g> hội chứng thận hư tiên phát thường xảy ra ở độ tuổi từ 2 – 8, tỉ lệ trẻ trai nhiều hơn trẻ gái (tỉ lệ nam /nữ là 2/1).
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho trẻ bị hội chứng thận hư
Năng lượng: đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng như trẻ bình thường, nhu cầu hàng ngày của trẻ theo nhóm tuổi: trẻ từ 1 – 3 tuổi là 1.300kcal, trẻ từ 4 – 6 tuổi 1.600kcal, trẻ từ 7 – 9 tuổi 1.800kcal, trẻ từ 10 – 15 tuổi 2.200 – 2.400kcal.
Tăng chất đạm (protein): do mất nhiều protein qua nước tiểu, làm giảm protein máu… Vì vậy, chế độ ăn phải bù đủ lượng đạm cho chuyển hóa của cơ thể và số lượng đạm mất qua nước tiểu, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều đạm vì có thể sẽ làm xơ hóa cầu thận dẫn đến suy thận.
Lượng protein hàng ngày là 1,5 – 3g/kg/ngày, tỉ lệ protein động vật/protein tổng số là ≥ 50% (2/3 là protein động vật, 1/3 là protein thực vật), sử dụng nguồn protein giá trị sinh học cao từ thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa. Protein nguồn gốc thực vật từ gạo, mì, đậu… Nhu cầu protein hàng ngày theo từng nhóm tuổi như sau: trẻ từ 1 – 3 tuổi là 30 – 35g, trẻ từ 4 – 6 tuổi là 40 – 45g, trẻ từ 7 – 9 tuổi là 45 – 50g, trẻ từ 10 – 15 tuổi là 60 – 70g.
Chất béo (lipid): năng lượng do chất béo cung cấp đảm bảo 15 – 20% tổng số năng lượng, tỉ lệ các loại axít béo chiếm tỉ lệ là 1/3 (axít béo một nối đôi, axít béo nhiều nối đôi, axít béo no). Nhu cầu lipid hàng ngày theo từng nhóm tuổi như sau: trẻ từ 1 – 3 tuổi là 20 – 30g, trẻ từ 4 – 6 tuổi là 27 – 35g, trẻ từ 7 – 9 tuổi là 30 – 35g, trẻ từ 10 – 15 tuổi là 35 – 40g.
Do rối loạn chuyển hóa lipid máu, tăng cholesterol, vì vậy không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol như óc, lòng, các loại phủ tạng động vật, bơ, mỡ, trứng, thận. Tổng lượng cholesterol có trong các loại thực phẩm 200mg/ngày.
Khi chế biến thức ăn nên hấp, luộc; hạn chế xào, rán, quay. Nên dùng các loại dầu thực vật như: dầu đậu tương, dầu hạt cải, dầu lạc, dầu vừng.
Các vitamin, muối khoáng và nước:
– Hạn chế nước khi có phù, thiểu niệu hoặc vô niệu. V nước = V nước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt, nôn, tiêu chảy…) + 35 – 45ml/kg cân nặng (tùy theo mùa).
– Ăn nhạt khi có phù hoặc tăng huyết áp. Lượng natri 25 – 50mg/kg cân nặng/ngày (khoảng 1 – 2g muối/ngày).
– Ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, beta caroten, vitamin A, selenium (như các loại rau xanh, quả chín có màu đỏ và vàng: đu đủ, cà rốt, xoài, giá đỗ, cam…) vì các loại vi chất dinh dưỡng nêu trên có tác dụng chống oxy hóa, chống tăng các gốc tự do – những chất gây xơ hóa cầu thận, chóng dẫn đến suy thận.
Trong các trường hợp đi tiểu ít và có kali máu tăng thì phải hạn chế rau quả.
Những lưu ý
– Chất đường bột: các loại gạo, mì, khoai sắn. Không cần kiêng bất cứ loại nào.
– Chất béo: các loại dầu thực vật (dầu đậu tương, dầu mè, lạc vừng…).
Giảm số lượng, hạn chế ăn mỡ động vật.
Nên chế biến bằng cách hấp, luộc; hạn chế xào, rán.
– Chất đạm:
Ăn thịt nạc, cá nạc, trứng sữa, đậu đỗ… Không sử dụng các phủ tạng động vật như: tim, gan, thận, óc, dạ dày… Hạn chế trứng: 1 – 2 quả/tuần.
Nên sử dụng sữa bột tách bơ (sữa gầy) để tăng cường lượng đạm và canxi.
– Các loại rau quả:
Ăn được tất cả các loại rau quả như người bình thường, trừ trường hợp tiểu ít thì phải hạn chế rau quả có hàm lượng kali cao như cam, chanh, chuối, dứa, mận…
Nguồn: suckhoedoisong.vn