Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị táo bón, việc ăn thực phẩm trị táo bón cũng là lựa chọn được nhiều người tin dùng. Bởi, thuốc tân dược có tác dụng nhanh nhưng nếu không sử dụng đúng cách vẫn gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, lựa chọn thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa là phương án giải quyết triệu chứng táo bón hàng đầu, được các chuyên gia khuyến cáo thực hiện.
15 thực phẩm trị táo bón và các món ăn dễ làm
Trong nhiều nguyên nhân gây bệnh táo bón, chế độ dinh dưỡng có thể nói là nguyên nhân hàng đầu. Người có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn nhiều thức ăn cay nóng, đồ ăn khó tiêu thường dễ gặp phải tình trạng khó đi tiện trong vài ngày, thậm chí là vài tuần.
Để khắc phục, người bị táo bón có thể sử dụng một số thuốc nhuận tràng để kích thích nhu động ruột, tạo điều kiện giúp đào thải phân thuận lợi hơn. Tuy nhiên, phương án này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là khi người bệnh tự ý uống thuốc, uống quá liều lượng.
Ngoài ra, một số trường hợp nhẹ, việc can thiệp bằng thuốc trị táo bón không quá cần thiết. Bạn có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, cung cấp thực phẩm nhuận tràng để sớm đại tiện trở lại bình thường. Phương án này đảm bảo độ an toàn cao, phù hợp cho đối tượng bệnh nhẹ, giúp cải thiện táo bón đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Bạn đọc có thể tham khảo ngay các thực phẩm trị táo bón dưới dây, cùng với đó là một số cách chế biến món ăn đơn giản từ chúng để bạn cải thiện chất lượng bữa ăn, điều trị bệnh táo bón:
1. Mè đen – Thực phẩm trị táo bón, nhuận tràng an toàn
Mè đen hay còn gọi là vừng đen theo y học cổ truyền ghi chép có tính bình, vị ngọt, béo. Tác dụng tốt đối với chứng táo bón, giúp nhuận tràng, ích khí, dưỡng huyết. Do đó, mè đen được dùng chế biến nhiều món ăn đưa vào thực đơn hàng ngày nhằm khắc phục triệu chứng khó chịu do táo bón gây ra.
Theo y học hiện đại, trong mè đen có chứa chất béo. Chất béo này sẽ giúp phân trở nên mềm hơn, đồng thời làm trơn niêm mạc ruột kết giúp đào thải phân ra ngoài dễ dàng hơn. Giảm táo bón tại nhà với món ăn đơn giản cùng với mè đen. Mời bạn tham khảo ngay công thức cháo mè đen sau đây:
- Chuẩn bị khoảng 100g gạo tẻ, 100g thịt nạc băm cùng với 30g mè đen, gia vị nêm nếm.
- Nấu gạo tẻ với 300ml nước đến khi nhừ.
- Do mè đen vào nấu, sau đó cho hết phần thịt băm vào.
- Ninh thêm khoảng 15 phút rồi tắt bếp, múc cháo ra bát và thưởng thức khi cháo còn nóng.
Bạn có thể ăn cháo mè đen mỗi ngày 1 lần, ăn trong 2-3 ngày liên tục như thế để sớm cải thiện tình trạng khó tiêu, không đi ngoài được trong nhiều ngày. Với món ăn đơn giản thơm ngon này, mẹ bầu hoặc sau sinh đều có thể dùng được để điều trị táo bón không dùng thuốc tại nhà.
2. Dùng đậu đỏ chế biến món ăn trị táo bón
Đậu đỏ là một trong những hạt chứa nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe. Trong đó có thể kể đến các loại vitamin B1, B6, C, E, K,…giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể, đồng thời tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn.
Đậu đỏ mang lại nhiều giá trị sức khỏe, không chỉ giúp chị em phụ nữ giảm cân, làm đẹp da, lợi sữa,….đậu đỏ còn hỗ trợ điều trị chứng táo bón. Do đó, hiện nay nhiều người bệnh đã tìm đến đậu đỏ như một thực phẩm chữa táo bón tại nhà. Bạn có thể tham khảo cách chế biến món ăn trị táo bón từ đậu đỏ đơn giản như sau:
- Chuẩn bị 100g đậu đỏ, 100g nếp cẩm, 1,5 lít nước, đường phèn và nước cốt dừa.
- Vo gạo nếp và đậu đỏ, ngâm 2 tiếng để nấu đậu và nếp mau mềm hơn.
- Sau đó cho gạo nếp và đậu đỏ vào trong nồi, nấu chín mềm.
- Khi gạo và đậu đỏ mềm thì cho thêm đường phèn và nước cốt dừa vào.
- Thêm một ít muối cho chè thêm thơm ngon đậm đà hơn.
- Thưởng thức khi còn nóng hoặc có thể ăn lạnh, tuy nhiên khi đang khó tiêu tốt nhất bạn nên ăn chè khi còn nóng để kích thích tiêu hóa, đại tiện tốt hơn.
3. Thực phẩm trị táo bón hiệu quả – Rau cải xoong
Rau cải xoong là một trong những thực phẩm trị táo bón mà bạn không nên bỏ qua nếu nhận thấy cơ thể nhiều ngày liền chưa đi ngoài được. Rau chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe, ngoài công dụng trị táo bón, tiêu hóa thì cải xoong còn giúp mát gan, chống ung thư, trị giun, lợi tiểu, tăng cường sức khỏe tim mạch,…
Riêng công dụng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, theo các nghiên cứu cho thấy trong rau cải xoong có chứa nhiều chất giúp ổn định hoạt động của hệ tiêu hóa, cân bằng hấp thụ dưỡng chất trong dạ dày và đường ruột. Do chứa nhiều chất xơ và vitamin nên hoạt động tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn, phù hợp cho bệnh nhân đang bị táo bón.
Bạn có thể nấu rau cải xoong thành nhiều món ngon bổ sung vào thực đơn hàng tuần. Tham khảo món canh rau cải xoong nấu với thịt băm đơn giản:
- Chuẩn bị 100g thịt nạc băm, 1 bó rau cải xoong.
- Rau rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng.
- Thịt băm nêm một xíu gia vị cho thấm rồi vắt thành viên nhỏ cho vào nồi nước đang sôi.
- Sau đó cho rau cải xoong đã rửa sạch, cắt khúc vào, nêm gia vị rồi tắt bếp.
- Múc canh ra tô, thưởng thức món canh với cơm nóng.
4. Món ăn trị táo bón chế biến với rau má
Rau má cũng là một loại rau mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Điển hình như hỗ trợ cải thiện các vấn đề về tĩnh mạch, thúc đẩy vết thương mau chóng phục hồi, giảm cảm giác lo âu, giúp tuần hoàn tốt hơn và tăng cường hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Trong đó, các hoạt chất có trong rau má được cho rằng có công dụng giảm đau dạ dày hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt tính chống viêm, chống oxy hóa của rau má giúp bạn cải thiện hoạt động của đường ruột, đại tràng, giúp cho việc đi đại tiện dễ dàng hơn, phù hợp cho đối tượng bị táo bón.
Tương tự như rau cải xoong, bạn có thể chế biến rau má thành nhiều món ăn khác nhau, phục vụ mục đích điều trị chứng táo bón đã diễn ra trong vài ngày. Ưu tiên lựa chọn những món ăn chế biến đơn giản như luộc, nấu canh, không nên chế biến với nhiều gia vị hoặc dầu mỡ. Nấu chung với các loại thịt để bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể.
5. Ăn chuối giúp đại tiện dễ dàng hơn
Chuối chín là một trong những loại quả tự nhiên thơm ngọt dễ ăn. Để điều trị chứng táo bón, bạn có thể ăn mỗi ngày một quả chuối mỗi ngày, bởi hàm lượng chất xơ chứa trong chuối khá cao. Trung bình một quả chuối chín có chứa khoảng 3,1g chất xơ.
Trong khi đó, chất xơ lại được ghi nhận là hoạt chất giúp ngăn ngừa, đồng thời giúp cải thiện tình trạng táo bón. Chúng có thể hòa tan, sau đó hấp thụ nước giúp phân trở nên mềm hơn. Từ đó bạn có thể tống chất thải ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng.
Để cải thiện táo bón, chuyên gia khuyến khích người bệnh ăn chuối chín tốt hơn sử dụng chuối còn xanh. Ngoài ra, trong các loại chuối, chuối tiêu có công dụng trị táo bón tốt nhất. Do đó, mỗi ngày bạn nên ăn 1 quả chuối tiêu chín vàng liên tục trong khoảng 1 tháng sẽ nhận thấy hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
Bên cạnh đó, bạn có thể chế biến chuối tiêu thành món ăn trị táo bón đơn giản. Bằng cách thái chuối tiêu thành lát mỏng rồi nấu cùng với cháo. Ăn khi còn nóng sẽ giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, chữa táo bón vô cùng hiệu quả.
6. Đu đủ hầm xương heo – Món ăn trị táo bón vừa bổ dưỡng
Đu đủ là một trong các loại trái cây “vàng” trong vấn đề điều trị chứng táo bón nhẹ tại nhà. Trong quả đu đủ chứa các loại enzyme hỗ trợ tiêu hóa tự nhiên, đồng thời còn giàu chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, điều trị chứng táo bón nhanh chóng.
Do đó, từ xa xưa khi bị táo bón, dân gian đã lưu truyền nhau sử dụng đu đủ ăn để chữa bệnh. Bạn có thể sử dụng quả đu đủ tươi, chín mềm để ăn bổ sung mỗi ngày để nhanh chóng thúc đẩy nhu cầu đi đại tiện. Xay sinh tố đu đủ, làm nộm đu đủ với nhiều loại rau cũng vô cùng hấp dẫn.
Ngoài ra, để bổ sung dinh dưỡng, bạn có thể dùng đu đủ tươi, còn cứng hầm với xương heo ăn mỗi tuần. Xương heo chứa nhiều dưỡng chất cung cấp năng lượng cho cơ thể. Kết hợp với các hoạt chất hỗ trợ tiêu hóa trong quả đu đủ giúp bạn đi đại tiện trơn tru, thuận lợi hơn.
7. Rau đay kích thích đại tiện, thực phẩm trị táo bón
Rau đay chữa táo bón là một trong những phương pháp được nhiều người tin dùng. Bởi theo ghi nhận của cả y học hiện đại và y học cổ truyền, trong rau đay có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
Bên cạnh trị táo bón, rau đay còn giúp cải thiện tình trạng hen suyễn, giúp kháng viêm, cầm máu và giải nóng mùa hè,…Hạt của loại cây này còn được dùng để chuyển máu, bổ tim. Không những thế, loại rau này còn có công dụng lợi sữa, nên còn được dùng cho phụ nữ sau sinh ăn trong tuần đầu để tăng lượng sữa về cho bé bú.
Trị táo bón bằng rau đay với cách dùng đơn giản. Bạn có thể ăn như các loại rau bình thường khác hoặc nấu nước lá rau đay uống mỗi ngày 2 – 3 lần. Kiên trì sử dụng một thời gian, tình trạng táo bón trong mấy ngày liền nhanh chóng thuyên giảm.
8. Nấu canh mồng tơi ăn trị táo bón
Rau mồng tơi là loại rau có thân mềm nhớt, được dùng phổ biến trong bữa cơm của người Việt, nhất là những trưa hè nóng bức. Bạn có thể chế biến mồng tơi thành nhiều món ăn khác nhau. Đặc biệt là khi nấu cùng với thịt, cá, tôm nước dùng sẽ ngọt thanh, kích thích vị giác.
Khi bị táo bón, nhiều người đã tìm đến loại rau này để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày với mục đích kích thích đại tiện, giúp việc đào thải chất thải trơn tru hơn do rau có tính nhớt tự nhiên. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ, khoáng chất, vitamin có trong rau cũng khá dồi dào, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm triệu chứng táo bón khó chịu.
9. Lá rau lang – Thực phẩm “vàng” trong làng trị táo bón
Củ khoai lang là một trong những thực phẩm trị táo bón. Bên cạnh đó, lá rau lang hay đọt rau lang cũng là loại rau có công dụng trị táo bón mà không phải ai cũng biết. Tương tự như một số loại rau khác, rau lang có nhiều chất xơ, vitamin và hoạt chất cần thiết cho hệ tiêu hóa.
Khi nhận thấy cơ thể không đi ngoài được, bạn có thể bổ sung vào thực đơn ăn uống của mình món ăn trị táo bón với rau lang. Cách chế biến đơn giản như sau:
- Bạn dùng một nắm lá rau lang non, sử dụng phần đọt non.
- Rửa rau thật sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
- Sử dụng một ít dầu vừng, xào rau lang ăn với bữa cơm hàng ngày.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể nấu canh lá rau lang và thịt băm, tôm băm, luộc rau lang ăn với thịt kho,…đều có tác dụng nhuận tràng tốt.
10. Bổ sung rau diếp cá vào thực đơn trị táo bón
Rau diếp cá là thực phẩm trị táo bón được nhiều người sử dụng. Loại rau này có tính mát, giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể. Ngoài giúp điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa, rau còn giúp cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ điều trị các vấn đề về đường ruột.
Với loại rau này, bạn có thể ăn sống kèm với bữa cơm hàng ngày. Ngoài ra, bạn có thể nấu nước rau diếp cá uống để kích thích tiêu hóa, bài tiết, tống phân ra ngoài dễ dàng hơn. Một số người không thích mùi của loại rau này có thể sử dụng loại rau hoặc thực phẩm khác.
11. Món ăn trị táo bón hiệu quả với đậu xanh
Đậu xanh giúp trị táo bón được nhiều mẹ bỉm áp dụng cho trẻ nhỏ. Thực phẩm này đối với tình trạng táo bón của người trưởng thành cũng có hiệu quả. Bởi trong đậu có chứa nhiều dưỡng chất phong phú, đặc biệt là hàm lượng lớn chất xơ cải thiện tiêu hóa, giúp nhuận tràng và ngăn tình trạng táo bón.
Ngoài ra, những chất như sắt, photpho, calci, vitamin,…trong đậu xanh cung cấp dưỡng chất cho cơ thể thêm khỏe mạnh. Chế biến đậu xanh thành món ăn nhuận tràng đơn giản theo công thức cháo như sau:
- Sử dụng 50g đậu xanh, 50g gạo, 50g thịt nạc băm, gia vị.
- Bạn nên ngâm rửa đậu xanh với nước ấm trước khi nấu 3 – 4 tiếng giúp đậu mềm và mau nhừ hơn.
- Sau đó bạn cho gạo và đậu xanh vào nồi nấu cho đến khi cháo nở mầm, không bị bén nồi.
- Khi cháo nhừ cho thịt băm vào, đảo đều, nêm nếm gia vị rồi múc ra tô thưởng thức.
- Ăn khi còn nóng cháo sẽ ngon hơn và kích thích tiêu hóa tốt hơn.
12. Đậu bắp tạo độ trơn tru cho đại tiện dễ dàng
Đậu bắp là một trong những loại quả mang đến nhiều giá trị sức khỏe. Lượng chất nhầy tự nhiên trong đậu bắp hỗ trợ làm trơn tru các khớp xương, đối với người đang gặp vấn đề về xương khớp. Bên cạnh đó, chúng còn hỗ trợ làm mềm phân, kích thích nhu động ruột,…nhuận tràng, tiêu hóa tốt hơn.
Ngoài ra, đậu bắp còn chứa một lượng nước dồi dào, giúp người bị táo bón cải thiện chứng đầy hơi, khó tiêu, tạo cảm giác muốn đi vệ sinh tự nhiên mà không gây đau bụng như một số loại thuốc tân dược. Do đó, khi bị táo bón, bạn có thể bổ sung đậu bắp vào trong thực đơn hàng ngày. Chế biến thành món luộc, hấp hoặc nấu canh cũng khá ngon miệng.
13. Ăn rau dền cải thiện tình trạng táo bón
Ăn rau dền đỏ giúp trị táo bón tự nhiên được nhiều người áp dụng. Loại rau này có tính mát, giúp thanh nhiệt, lợi máu, lợi tiểu,….đặc biệt là hỗ trợ cải thiện tình trạng đại tiện khó khăn. Bạn có thể tìm mua rau dền đỏ ở các cửa hàng, siêu thị, chợ,…với giá cả không quá đắt đỏ.
Đây được xem là một loại thực phẩm trị táo bón hữu hiệu. Có khá nhiều loại rau dền, trong đó thường rau dền đỏ sẽ hiệu quả hơn trong việc cải thiện tiêu hóa, kích thích nhu động ruột. Với loại rau này, bạn có thể chế biến thành món canh hoặc luộc ăn với các món ăn mặn kèm theo.
14. Bổ sung thêm rau đắng vào thực đơn
Rau đắng là một loại cây thân thảo, sống lâu nấm, mọc dại ở những nơi đất ẩm như bờ ruộng, bãi sông,…hoặc được trồng như hoa màu ở nhiều nơi. Trong loại rau này có nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, chẳng hạn như tinh dầu, tanin, axit silicic,…cùng các axit amin khác,…
Ngoài các công dụng như lợi tiểu, tăng khả năng đông máu, hạ huyết áp, lợi mật, hạ sốt, tăng cường hô hấp,…rau đắng còn hiệu quả đối với trường hợp gặp vấn đề về đường ruột, đặc biệt là táo bón. Bạn có thể sử dụng rau đắng chế biến món ăn thêm vào thực đơn hàng ngày để giúp việc đại tiện diễn ra thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, do rau đắng có vị đắng tự nhiên nên một số người không thể sử dụng. Bạn có thể thay đổi thành thực phẩm trị táo bón khác phù hợp hơn. Ngoài ra, để giảm độ đắng, bạn không nên chế biến rau quá lâu, đồng thời khi nấu cho vào nồi một ít đường để giúp rau không quá đắng, dễ sử dụng hơn.
15. Nha đam có tính mát, hỗ trợ trị táo bón
Nha đam là một thực phẩm có hiệu quả trong việc nhuận tràng, thanh mát cơ cơ thể. Trong phần thịt trong suốt của nha đam có chứa nhiều nước, vitamin, chất kháng viêm, kháng khuẩn. Đồng thời, nha đam còn chứa chất xơ, giúp cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ điều trị chứng táo bón an toàn tại nhà.
Bạn đọc có thể sử dụng nha đam nấu chung với đậu xanh thành món chè thanh nhiệt, giải độc vào mùa hè. Nấu với đường phèn sẽ tốt hơn trở dụng đường tinh chế. Ngoài cách chế biến này, bạn cũng có thể uống nước ép nha đam hỗ trợ tiêu hóa, mau chóng đẩy lùi các triệu chứng táo bón khó chịu cho cơ thể.
Một số lưu ý khi lựa chọn thực phẩm trị táo bón
Những thực phẩm trị táo bón được nhắc đến trong nội dung trên được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều thực phẩm khác, bạn có thể lựa chọn theo nhu cầu và sở thích của mình. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thực phẩm, cần lưu ý những vấn đề sau:
- Lựa chọn thực phẩm sạch, còn tươi, không bị dập úa, các loại hạt nên chọn hạt đầy, không bị sâu mọt cắn. Chọn những thực phẩm được trồng và chăm sóc không phân thuốc hay nhiều hóa chất độc hại.
- Sơ chế sạch sẽ, nên ngâm với nước muối các loại rau trước khi chế biến để đảm bảo loại bỏ bụi, vi khuẩn trên lá. Đặc biệt nếu bạn ăn sống rau nên rửa thật sạch và chọn loại không phân thuốc hóa học độc hại để ăn.
- Cân bằng dinh dưỡng, không tập trung ăn quá nhiều nhóm thực phẩm trị táo bón. Thay vào đó, bạn nên cân bằng bữa ăn hàng ngày, bổ sung xen kẽ các thực phẩm, món ăn giúp nhuận tràng để kích thích tiêu hóa, nhu động ruột.
- Kết hợp chế độ dinh dưỡng với thay đổi thói quen sinh hoạt. Nên tập đi vệ sinh ngay khi cơ thể có nhu cầu, không nên nhịn, mỗi ngày xây dựng thói quen đi đại tiện để ngăn tình trạng táo bón tái phát gây khó chịu cho sinh hoạt và ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Ăn những món ăn mềm, dễ tiêu hóa, hạn chế ăn nhiều gia vị, dầu mỡ có thể làm tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn. Không nên sử dụng nhiều rượu bia, hút thuốc lá hoặc các chất kích thích không có lợi cho sức khỏe.
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, hạn chế căng thẳng, stress ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe và tốt cho quá trình tiêu hóa thức ăn.
Những thực phẩm trị táo bón trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm sự lựa chọn trong việc tìm kiếm loại thực phẩm có tác dụng nhuận tràng, kích thích đại tiện. Việc chữa bệnh bằng thay đổi chế độ ăn uống góp phần giúp người mắc táo bón nhẹ cải thiện tình trạng mà không cần sử dụng thuốc. Tuy nhiên, trường hợp táo bón nặng, bạn cần phải thăm khám và nhờ sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm:
- 10+ cách trị táo bón cho trẻ đơn giản, hiệu quả nhanh
- 5 mẹo chữa táo bón cấp tốc (khỏi ngay lập tức)
- 10 thuốc nhuận tràng tốt nhất 2021 – lưu ý khi dùng