Tiêu chảy là một căn bệnh thường gặp, ảnh hưởng lớn đến tâm trạng của người mắc và khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về tiêu chảy, cách bù nước và điện giải như thế nào để mau khỏi bệnh nhé!
1Dấu hiệu cơ thể mất nước do tiêu chảy
Các dấu hiệu giúp phát hiện sớm tình trạng mất nước của cơ thể:
- Mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn.
- Đi tiểu ít, nước tiểu sẫm màu hơn bình thường.
- Da bị giảm độ đàn hồi (nếp véo da mất rất chậm)
- Mắt trũng.
- Ngủ li bì khó đánh thức hoặc khó ngủ.
- Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ khóc không có nước mắt.
- Người lớn tuổi thường mệt mỏi, chóng mặt và dễ mất phương hướng.
Khi bị mất nước người bệnh thường thấy mệt mỏi, chóng mặt.
2Tại sao cần phải bù nước và điện giải khi bị tiêu chảy?
Biến chứng của mất nước rất nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng vì nước là môi trường cho các phản ứng tạo năng lượng của cơ thể.
Khi thiếu nước các tế bào trở nên yếu dần, có thể suy đa tạng, tụt huyết áp. Điện giải là yếu tố giúp duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu, khi cân bằng này bị phá vỡ, nước trong nội bào sẽ mất nhanh hơn. Vì vậy, việc bổ sung nước và chất điện giải khi bị tiêu chảy là vô cùng cùng thiết.
Mất nước và điện giải có thể làm bạn bị tụt huyết áp.
3Uống gì để bù nước và điện giải
Nước lọc
Khi bị tiêu chảy nhẹ, bạn nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày, chia thành từng ngụm nhỏ. Nước lọc giúp bù nước nhanh chóng, giúp bạn không bị khô miệng, duy trì tính đàn hồi cho da.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng nước khoáng thay cho nước lọc.
Nước lọc giúp bổ sung lượng nước bị mất một cách nhanh chóng.
Uống oresol
Oresol là hỗn hợp của glucose và chất điện giải như: Natri, Kali, Canxi, Magie, Clo, Phosphate, bicarbonate,… Khi bị tiêu chảy kéo dài cơ thể không những mất nước, mà còn mất chất điện giải. Bên cạnh đó, glucose và chất điện giải có vai trò trong duy trì áp suất thẩm thấu tế bào, giúp tế bào giữ nước.
Cần lưu ý trên mỗi gói Oresol có hướng dẫn lượng nước cần pha, tránh pha quá đậm đặc vì có thể khiến tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng hơn. Oresol không khuyến khích sử dụng qua ngày và hãy hỏi dược sĩ cách sử dụng nếu bạn chưa rõ.
Nên pha Oresol theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có thể làm giảm tình trạng tiêu chảy của bạn, đồng thời có lợi trong trường hợp tiêu chảy do viêm đường ruột. Tanin có trong trà hoa cúc có khả năng làm lành tổn thương dạ dày, kháng khuẩn, giảm đầy bụng, khó tiêu. Bạn có thể sử dụng trà tự ủ hoặc trà dạng túi lọc.
Khi bị tiêu chảy, một cốc trà hoa cúc có thể cải thiện tình trạng của bạn.
Nước gạo rang
Nước gạo rang không chỉ cung cấp nước mà còn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bởi những loại nước có tinh bột giúp bổ sung năng lượng mà không khiến dạ dày co bóp quá nhiều.
Tuy nhiên, khi chế biến, bạn không nên cho quá nhiều đường và muối vì có thể làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
Nước gạo rang cung cấp nước và năng lượng cho cơ thể.
Nước trái cây
Nước trái cây ngoài bổ sung chất điện giải, nước còn bổ sung cho cơ thể nhiều vitamin quan trọng như vitamin A, E, K,… giúp cơ thể không bị mất nước, giảm mệt mỏi, nhanh hồi phục.
Một số nước trái cây dễ làm như táo, cam, mận,… Lưu ý, khi pha nước trái cây bạn không nên sử dụng đường vì có thể làm tiêu chảy nặng hơn.
Nước trái cây cung cấp vitamin giúp giảm mệt mỏi, nhanh hồi phục khi bị tiêu chảy.
Trà vỏ cam
Vỏ cam chứa một lượng chất xơ tương đối cao hỗ trợ cải thiện các vấn đề về tiêu chảy, táo bón.. Ngoài cung cấp nước, sản phẩm còn bổ sung cho cơ thể một lượng Pectin (chất xơ hòa tan trong nước) có tác dụng kích thích lợi khuẩn đường ruột, cân bằng hệ vi sinh.
Trà vỏ quả cam có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Trà gừng
Trà gừng là lựa chọn tuyệt vời cho người gặp vấn đề về tiêu hóa. Khi bị tiêu chảy ngoài bổ sung nước, trà gừng còn bổ sung hợp chất Gingerol giúp giảm đau, kháng viêm, ấm bụng khiến cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn khi bị tiêu chảy.
Trà gừng cung cấp nước, làm ấm bụng cho người bị tiêu chảy.
Nước dừa
Nước dừa giúp giải nhiệt và chữa tiêu chảy cực kỳ hiệu quả bởi nước dừa chứa rất nhiều điện giải mà cơ thể chúng ta cần. Vì vậy bổ sung nước dừa khi bị tiêu chảy là cực kỳ hiệu quả và cần thiết.
Tuy nhiên, chúng ta nên uống nước dừa không pha thêm đường, không ăn cùi dừa (cơm dừa) để tránh ảnh hưởng đến ruột khi bị tiêu chảy.
Nước dừa chứa nhiều chất điện giải phù hợp cho người bị tiêu chảy.
4Những loại đồ uống nên tránh
Khi bị tiêu chảy không nên sử dụng một số loại thức uống kích thích hệ bài tiết như cà phê, rượu, bia hoặc đồ uống có gas vì sẽ dể dẫn đến mất nước hơn. Thành phần cafein có trong cafe sẽ làm tăng nhu động ruột, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn.
Uống cà phê khi bị tiêu chảy làm bạn bị mất nước nhiều hơn.
5Khi nào cần gặp bác sĩ
Dấu hiệu nên đi khám bác sĩ
Khi phát hiện các triệu chứng sau đi kèm với tiêu chảy bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức
- Nôn, buồn nôn
- Co giật.
- Sốt.
- Ngất xỉu.
- Nhịp tim nhanh.
- Mất phương hướng.
Nơi khám chữa bệnh uy tín
Bạn nên đến chuyên khoa tiêu hóa của các bệnh viện uy tín hoặc cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ:• Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.• Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Quân đội 198,…
6Cách phòng ngừa tiêu chảy
Đảm bảo vệ sinh cá nhân và môi trường sống
- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Giữ nhà vệ sinh sạch sẽ, không đi vệ sinh bừa bãi.
- Không đổ rác thải, phân xuống ao, hồ.
- Không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý đảm bảo vệ sinh để bón cây trồng.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh.
- Hạn chế ra vào vùng đang có dịch.
Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh giúp giảm nguy cơ bị tiêu chảy.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Không ăn thức ăn khi chưa được chế biến kĩ hoặc còn sống như… thức ăn chưa được chế biến, còn sống như gỏi cá, tiết canh, nem chua,… Thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã.
Chọn mua thực phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng.
Bảo quản thức ăn cẩn thận như đậy lồng bàn, để nơi thoáng mát nếu sử dụng ngay sau đó. Cho vào tủ lạnh và bảo quản trong hộp kín để tránh nhiễm khuẩn từ các thực phẩm khác nếu muốn bảo quản thực phẩm lâu hơn.
Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và chế biến thức ăn để tránh nhiễm mầm bệnh từ tay vào thức ăn.
Hạn chế lui tới những nơi đông người như đám cưới, liên hoan, tiệc tùng… khi có dịch bệnh xảy ra.
Rửa tay trước khi trước khi chế biến thức ăn để tránh nhiễm mần bệnh sang thực phẩm.
Đảm bảo nguồn nước dùng sạch
Sử dụng nước sạch để nấu ăn, uống, sinh hoạt. Dụng cụ chứa nước phải có nắp đậy.
Ở những nơi không có nước sạch mà đang có dịch tiêu chảy thì sử dụng nước đã được sát khuẩn bằng cloramin B.
Không đổ phân, chất thải, nước giặt rửa và đồ dùng của người bệnh xuống giếng, ao, hồ, sông, suối…
Dùng nước sạch để chế biến thức ăn.
Nhà thuốc vừa cung cấp đến bạn các loại thức uống nên uống để bù nước khi bị tiêu chảy. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nhé!
Nguồn: Healthline, Webmd, Bộ y tế.