Cây ăn quả là loại cây cung cấp thức ăn cho con người và có giá trị kinh tế cao. Ở nước ta nghề trồng cây ăn quả đã xuất hiện từ lâu, ngày nay càng được đầu tư phát triển. Vậy Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là vùng nào?
Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc nắm rõ vấn đề này thông qua bài viết Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là vùng nào?
Những giá trị mà cây ăn quả mang lại
Nước ta có truyền thống phát triển về việc trồng cây công nghiệp bởi những điều kiện tự nhiên về khí hậu, đất đai thuận lợi. Cây ăn quả ở nước ta được trồng khá nhiều, và dần dần người dân chọn lọc các loại giống tốt cũng như những cách thức trồng và chăm sóc hiệu quả để cho năng suất cao.
Những giá trị mà cây ăn quả mang lại đối với con người chúng ta là rất lớn, dưới đây là một số giá trị nổi bật mà cây ăn quả mang lại:
+ Cây ăn quả cung cấp thức ăn bổ dưỡng của con người, nâng cao giá trị dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Hầu hết các loại cây ăn quả đều có giá trị dinh dưỡng cao. Nếu được sử dụng đúng cách sẽ rất tốt cho sức khỏe, bảo vệ sức khỏe một cách tự nhiên và an toàn nhất. Theo nghiên cứu, trái cây là nguồn dinh dưỡng vô cùng tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng và làm đẹp da.
+ Cây ăn quả cho sản lượng cao hàng năm, do đó làm tăng sản lượng tiêu thụ, tạo ra công ăn việc làm và giá trị kinh tế cho người dân. Hiện nay trồng cây ăn quả đã trở thành nghề nghiệp của nhiều người dân.
+ Cây ăn quả tạo ra giá trị kinh tế cao, ngoài việc bán trong nước thì nhiều loại cây ăn quả được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, đem lại nguồn thu kinh tế lớn.
Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là vùng nào?
Ở nước ta các vùng trong cả nước đều trồng cây ăn quả và có những vùng có những loại cây ăn quả khác nhau. Tuy nhiên để nói vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta thì có hai vùng đó là vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Vì những điều kiện tự nhiên thuận lợi như đất đai, khí hậu, sông ngòi mà hai vùng này trở thành hai vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước. Cụ thể như sau:
– Vùng đồng bằng sông Cửu Long
+ Địa hình: ở đồng bằng sông Cửu Long có địa hình khá thấp, độ cao trung bình là 3-5m, có nơi chỉ cao 0,5 -1m so với mực nước biển.
+ Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng nằm tại đồng bằng sông Cửu Long từ 24 đến 27 độ C, biên độ nhiệt từ 2 đến 3 độ/ năm.
+ Mùa: bị chia rõ 2 mùa rõ rệt là mùa mưa từ tháng 5 ->10, mùa khô từ tháng 12 -> 4 năm sau.
+ Đất đai: Vô cùng phong phú, đất phù sa có nhiều ở ven và giữa 2 con sông Tiền và sông Hậu. Diện tích đất tự nhiên chiếm 12,2% trên tổng diện tích đất cả nước.
+ Nguồn nước: đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của sông Mê Công, cung cấp nguồn nước vô cùng dồi dào, tạo thuận lợi cho việc tới tiêu nông nghiệp.
+ Hạ tầng giao thông thuận lợi, giúp cho việc vận chuyển cũng như quá trình tiêu thụ cây ăn quả.
+ Điều kiện về nguồn lao động dồi dào, cần cù, linh hoạt, có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thị trường tiêu thụ lớn.
– Vùng đồng bằng Nam Bộ
+ Địa hình: Địa hình của Đông Nam Bộ với đồi núi thấp, bề mặt thoải. Độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam; chủ yếu là bán bình nguyên, trung du và đồi núi thấp dưới 1000m; thấp dần từ Tây Ninh ra tới Biển Đông.
+ Đất đai tại Đông Nam Bộ hầu như chủ yếu là đất xám, đất ba dan… điều kiện thuận lợi về đất đai là yếu tố quan trọng đối với phát triển của việc trồng cây ăn quả của vùng Đông Nam Bộ.
+ Khí hậu tại Đông Nam thuộc loại cận gió mùa xích đạo, nóng ẩm quanh năm thích hợp cho việc trồng trọt cả 4 mùa trong năm.
+ Sông ngòi: có sông Đồng Nai là sông cung cấp số lượng nước lớn cho sản xuất và sinh hoạt của con người, giúp cho việc tưới tiêu đối với trồng cây ăn quả dồi dào.
Các cây ăn quả đặc trưng của Nam Bộ: sầu riêng, chôm chôm, vú sữa, măng cụt, sa pô.
Như vậy, từ những phân tích trên có thể thấy rằng hai vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng phát triển cây ăn quả nhất nước ta vì những điều kiện tự nhiên thuận lợi đó là có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nắng nóng quanh năm thích hợp trồng cây ăn quả có nguồn gốc nhiệt đớ; Đất xám phù sa cổ, đất badan phân bố trên các vùng đất rộng lớn ở Đông Nam Bộ, hay đất phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả lớn; Nguồn nước dồi dào (từ sông ngòi, kênh rạch, nước ngầm), ven các con sông ở đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành các khu miệt vườn trù phú, nhiều loại quả đặc sản; Người dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc cây ăn quả; Cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi giúp cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng hơn.
Trên đây là nội dung bài viết về Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là vùng nào? Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này. Nếu có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp. Xin cảm ơn!