Bệnh động vật ký sinh là những bệnh và những hiện tượng nhiễm ký sinh trùng qua lại tự nhiên giữa động vật có xương sống và người ( parasitic zoonoses are parasitic diseases and infection which are naturally transmitted between vertebrate animals and man)
Phân loại động vật ký sinh
Bệnh động vật ký sinh gồm những bệnh động vật bắt buộc (obligate zoonoses) truyền từ động vật có xương sống sang người và bệnh động vật tùy nghi (facultative zoonoses) truyền từ người sang người hoặc từ thú sang thú nhưng có thể sang người.
Xem thêm:: Bệnh động vật ký sinh là gì
Nói chi tiết hơn: bệnh động vật giả khi nguồn bệnh sống tự do ở môi trường bên ngoài, xâm nhập người và thú như một ký sinh trùng tùy nghi (ví dụ: vi nấm Cryptococcus neoformans, Histoplasma capsulatum, Aspergillus…).
Bệnh động vật ký sinh lây nhiễm cho con như thế nào?
Bệnh động vật thật (euzoonoses) khi nguồn bệnh là một ký sinh trùng bắt buộc, xâm nhập và truyền qua lại giữa động vật xương sống và người. Có thể chia bệnh động vật thật thành
Bệnh động vật hoàn chỉnh (holozoonoses) khi nguồn bệnh truyền qua lại giữa người và động vật có xương sống
Bệnh động vật chưa hoàn chỉnh (parazoones) khi ký sinh trùng xâm nhập có khả năng đẻ trứng nhưng tuổi thọ của trứng giảm rất nhiều)
Bệnh động vật một chiều (hemizoonoses) khi ký sinh trùng truyền từ thú sang người chỉ phát triển đến giai đoạn ấu trùng, đây chính là những trường hợp ngõ cụt ký sinh (impasse parasitaire )
Cở sở sinh học động vật ký sinh
Quá trình ký sinh trùng chuyển từ ký chủ này sang ký chủ khác tùy thuộc nhiều yếu tố: tính đặc hiệu ký sinh (sténoxène, oligoxène, euryxène hay holonoxène), vị trí ký sinh: nói chung ngoại ký sinh trùng thuận lợi hơn nội ký sinh trùng, yếu tố cộng đồng trong một sinh cảnh (thành phố, nông thôn, rừng núi…), điều kiện sống chung liên tục giữa người và thú
Khả năng tiếp nhận ký sinh trùng của từng cơ thể cảm thụ ( dinh dưỡng, thiếu đạm,thiếu sinh tố, suy giảm miễn dịch, v.v…).
Mức độ thích hợp sẽ cho phép ký sinh trùng hoặc chỉ tồn tại được ở một ký chủ duy nhất (sténoxène), hoặc ở 1-2 ký chủ (oligoxène), hoặc ở nhiều ký chủ (euryxène), hoặc ở bất kỳ ký chủ nào (holoxène), cũng như cho phép nó phát triển đến giai đoạn trưởng thành hoàn chỉnh.
Khi ấy ký chủ được gọi là ký chủ viễn vĩnh hoặc chỉ phát triển đến giai đoạn ấu trùng ( vì còn thiếu một số điều kiện nào đó cần cho sự lột xác, khi ấy kỳ chủ gọi là ký chủ trung gian ).
Động vật ký sinh trùng sống bao lâu trong cơ thể người?
Những ký sinh trùng từ các động vật ( chó, mèo, trâu, bò, chuột…) vào cơ thể người sẽ chết sau một thời gian ngắn hoặc chỉ phát triển đến giai đoạn ấu trùng do chưa thích ứng với điều kiện nôi sinh thái của cơ thể người.
Vì thường người không bị các động vật khác ăn thịt nên chúng không có điều kiện thay đổi nôi sinh thái để tiến đến giai đoạn trưởng thành. Người ta gọi những trường hợp này là ngõ cụt ký sinh ( impasse parasitaire )
Hiện tượng ngõ cụt ký sinh là gì?
Ấu trùng giun đũa đi từ vách ruột lên gan, phải lột xác ở phổi mới có thể thành giun trưởng thành trong ruột; ấu trùng Ancylostoma caninum ở da người, vì không thoát lên phổi được nên không thể phát xa hơn, đành phải lâm vào tình trạng ngõ cụt ký sinh.
Những ấu trùng giun có tính năng động cao, trong khi di chuyển một cách vô vọng đến cơ quan thích hợp cho việc lột xác, gây ra bệnh cảnh lâm sang rất đặc trưng gọi là hội chứng Larva migrans. Trái lại, các ấu trùng sán dải hoặc sán lá đơn tính và một số ít giun không hoặc có ít tính năng động.
Chúng bị dòng máu cuốn đi và mắc kẹt ở một cơ quan nào đó, hoặc sau khi xâm nhập qua da, niêm mạc, chúng ở lại tại chỗ và gây bệnh cảnh lâm sang khác hẳn các loại giun .