Antoanvesinh.com
  • Bệnh thường gặp
  • Gia đình xanh
    • Dinh dưỡng
    • Thực phẩm theo mùa
    • Tư vấn sử dụng thực phẩm
    • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Thực đơn ăn uống
    • Thực Đơn Mỗi Ngày
  • Tin Sức khỏe
    • Tin tổng hợp
    • Tổng hợp
  • Công thức ăn uống
    • Đồ ăn
    • Làm bánh
    • Đồ uống
    • Địa điểm ăn ngon
No Result
View All Result
  • Bệnh thường gặp
  • Gia đình xanh
    • Dinh dưỡng
    • Thực phẩm theo mùa
    • Tư vấn sử dụng thực phẩm
    • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Thực đơn ăn uống
    • Thực Đơn Mỗi Ngày
  • Tin Sức khỏe
    • Tin tổng hợp
    • Tổng hợp
  • Công thức ăn uống
    • Đồ ăn
    • Làm bánh
    • Đồ uống
    • Địa điểm ăn ngon
No Result
View All Result
HealthNews
No Result
View All Result

Cây rau bợ: công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng

SecuritybySecurity
in Sống xanh
Đánh giá bài viết

Cây rau bợ hay dân gian thường gọi là cây cỏ bợ, cỏ chữ điền có tên khoa học là Marsilea quadrifolia L. Cây rau bợ thường phân đó ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây rau bợ hay sống ở những vùng đồng bằng và trung du ở những môi trường có vùng nước nông.

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn trồng rau bằng đất sạch tribat tại nhà hiệu quả nhất | Nông

Nên Xay Rau Sống Hay Chín ? Nên Ăn Rau Sống Hay Nấu Chín

2 Cách làm trứng cuộn rau củ thơm ngon, bổ dưỡng cho gia đình

Cây rau bợ xuất hiện rất nhiều ở nước ta
Cây rau bợ xuất hiện rất nhiều ở nước ta

Thông tin chung về cây rau bợ

1/ Mô tả cây rau bợ

Cây rau bợ là loài cây thân thảo thuộc loại cỏ bán thủy sinh thường cao từ 15 đến 20 cm. Thân cây là loại thân rễ mảnh bò ngang mặt bùn, có nhiều mấu và mỗi mấu sẽ có rễ và 2 lá có cuống dài 5 -10 cm.

Lá cây có 4 lá mảnh, mỗi mảnh lá là một hình tam giác ngược được xếp thành hình chữ thập. hai mặt lá đều nhẵn và có màu xanh nhạt.

Ở nước ta, cây thường được tìm thấy ở những vùng đồng lưa, bờ mương, mép nước hoặc các vũng lầy. Với khả năng sinh sản nhanh bằng bào tử, cây bợ nước dễ dàng tạo thành một hệ thống thân và rễ cây dày đặc dưới ruộng.

2/ Thành phần hóa học của cây

Giá trị dinh dưỡng và những thành phần hóa học có lợi trong cây bợ nước rất cao, vì vậy nó được xem là một dược liệu quý để chữa bệnh. Trong rau bợ nước chứa:

  • Nước 84,2 %.
  • Protid 4,6%.
  • Glucid 1,6%.
  • Caroten 0,72 mg %.
  • Vitamin C 76 mg%.
  • Ngoài ra, rau bợ nước còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, acid nucleic…

Công dụng của rau bợ nước

Cây rau bợ thường được biết đến là một loại rau có vị ngọt, hơi đắng, có tính mát vì vậy rất hiệu quả trong việc giúp cơ thể thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, giải độc, nhuận gan, sáng mắt, trấn tĩnh.

Bên cạnh đó, rau bợ nước còn được xem như một vị thuốc giúp chữa trị các bệnh như:

  • Viêm thận phù sỏi tiết niệu.
  • Tiểu ra máu.
  • Tiểu đường.
  • Các bệnh về thần kinh như suy nhược thần kinh, động kinh, co giật do sốt cao.
  • Các triệu chứng sưng đau như viêm gan, viêm kết mạc, viêm lợi, đau răng, mụt nhọt,…
  • Chữa trị bệnh khí hư, bạch đới và rắn độc cắn.
Cây rau bợ thường sống ở môi trường đầm lầy
Cây rau bợ thường sống ở môi trường đầm lầy

Cách sử dụng rau bợ nước

Rau bợ nước có thể được dùng tươi hoặc phơi khô đều có tác dụng chữa bệnh. Dưới đây là một số cách chữa bệnh bằng rau bợ nước:

1/ Chữa bệnh tiểu đường

Cách 1:

  • Có thể sử dụng khoảng 156 – 20 gram rau bợ đã phơi phô đem đi nấu nước để uống hằng ngày.
  • Chia thành nhiều đợt uống từ 15 -20 ngày, cứ cách 7 ngày thì tiếp tục uống như ban đầu.

Cách 2:

  • Dùng hai nguyên liệu là cây rau bợ đã phơi khô và qua lâu nhân với một lượng như nhau.
  • Đem đi tán mịn 2 loại này và trộn lẫn vào nhau.
  • Mỗi ngày dùng 8 – 12 gram bột đã chế biến khuấy với sữa hoặc vò thành viên để uống.
  • Mỗi ngày nên uống từ 2 – 3 lần sẽ giúp cải thiện bệnh.

2/ Chữa trị viêm gan, viêm thận

  • Cỏ bợ sau khi cắt về hãy rửa cho thật sạch để loại bỏ bùn đất bám trên cây.
  • Đem cỏ vừa rửa sạch để ráo nước và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
  • Sau khi cỏ bợ được phơi khô hãy lấy 20 – 30 gram cỏ khô sắc với nước uống mỗi ngày 2 – 3 lần.

3/ Chữa trị sốt rét

  • Lấy khoảng 50 – 60 gram cây rau bợ đem rửa sạch và bắt lên bếp sao vàng.
  • Đem rau bợ vừa sắc cho vào ấm sắc với nước lạnh.
  • Dùng nước này uống trước khi lên cơn sốt từ 2 -3 tiếng sẽ có tác dụng.

4/ Chữa mụn nhọt hay vết rắn cắn

  • Lấy một nắm cây rau bợ tươi đã rửa sạch đem đi giã nát rồi đắp trực tiếp lên vết tương.
  • Sử dụng băng hoặc mảnh vải để cố định lại và thay thuốc mỗi ngày 2 lần.

5/ Thông tiểu, cải thiện tình trạng sỏi thận

  • Đem cây rau bợ tươi rửa thật sạch để loại bỏ bụi bặm. Bạn có thể chuẩn bị thêm cây ngải cứu, ngọn cây dứa dại, cây phèn đen để dùng chung.
  • Giã nát rau bợ đã rửa sạch và các dược liệu còn lại, sau đó cho thêm nước vào để gạn lấy nước uống vào mỗi buổi sáng.
  • Mỗi lần nên uống 1 bát và sử dụng liên tục trong vòng 5 ngày sẽ mang lại hiệu quả.

6/ Chữa bệnh bạch đới ở nữ giới

  • Rau bợ sau khi hái về hãy rửa sạch và phơi khô tự nhiên trong mát.
  • Đem 20 gram rau bợ phơi khô này sắc với 3 chén nước.
  • Đến khi nước sắc lại còn khoảng 1 chén thì chắt ra và chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi lần uống cách nhau 3 – 4 giờ và nên uống nóng.
  • Bên cạnh đó, hãy dùng khoảng 30 gram rau bợ khô đem nấu với một nồi nước, sau khi nước sôi đổ ra chậu và pha thêm một ít nước lạnh để bớt nóng rồi ngâm âm hộ vào chậu nước này.

7/ Chữa chứng sưng vú

  • Dùng một nắm rau bợ tươi rửa sạch, sau đó giã nát rồi trộn với một ít nước lọc để vắt lấy nước.
  • Hòa tan một ly nước đun sôi để nguội với lượng nước vừa vắt được để uống.
  • Mỗi lần vắt hãy chia ra làm 2 phần để uống trong ngày, bã rau sau khi vắt xong thì đem đắp lên chỗ bị sưng.

8/ Chữa tắc tia sữa

  • Đem 20 gram rau bợ khô sắc với 1/ 2 ấm nước.
  • Khi nước trong ấm còn lại khoảng 1 chén thì chì chắt ra chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi lần cách nhau 4 tiếng.
  • Bã rau bợ hãy lấy vải bọc lại khi còn nóng rồi chườm lên và vuốt từ trên xuống dưới.

Lưu ý khi sử dụng cây rau bợ

Mặc dù cây rau bợ được sử dụng có thể chữa được nhiều bệnh nhưng chúng ta vẫn nên cẩn thận và lưu ý khi dùng:

  • Cây rau bợ thường sống ở nơi có nhiều bùn đất nên trước khi dùng phải rửa thật cẩn thận và sạch sẽ.
  • Chỉ nên sử dụng phần thân hoặc lá non để ăn hoặc chữa bệnh.
  • Nên ngâm qua nước muối để khử mùi tanh của bùn.
  • Nếu bạn có các biểu hiện như lạnh bụng, đi ngoài phân lỏng, khó tiêu thì không nên dùng vì cây rau bợ có tính hàn.

Trên đây là những thông tin tham khảo về cây rau bợ bạn có thể xem qua và áp dụng trong một số trường hợp. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Don't Miss

Viêm đại tràng nên uống thuốc gì nhanh khỏi và hiệu quả?

Viêm đại tràng nên uống thuốc gì nhanh khỏi và hiệu quả?

25 Tháng Ba, 2023
Hướng dẫn trồng rau bằng đất tribat

Hướng dẫn trồng rau bằng đất sạch tribat tại nhà hiệu quả nhất | Nông

5 Tháng Ba, 2023
Lời chúc sinh nhật mẹ chồng tương lai

Lời chúc sinh nhật mẹ chồng ngắn gọn, hài hước – Máy nén khí không dầu

10 Tháng Ba, 2023
Câu thơ chúc ngủ ngon hài hước

Thơ Chúc Ngủ Ngon Chế Độc Hài Hước ❤️ Chúc Bá Đạo

10 Tháng Ba, 2023

Next Post
Lời chúc năm mới cho người yêu và gia đình

Lời chúc năm mới 2023 ý nghĩa dành tặng gia đình, người yêu | Báo Giáo dục và Thời đại Online

Antoanvesinh.com

An toàn vệ sinh cho cuộc sống khỏe mạnh. Website tổng hợp và chia sẻ thông tin hữu ích cho cuộc sống

Follow us

Recent News

Viêm đại tràng nên uống thuốc gì nhanh khỏi và hiệu quả?

Viêm đại tràng nên uống thuốc gì nhanh khỏi và hiệu quả?

25 Tháng Ba, 2023
Hướng dẫn trồng rau bằng đất tribat

Hướng dẫn trồng rau bằng đất sạch tribat tại nhà hiệu quả nhất | Nông

5 Tháng Ba, 2023

Categories

Website liên kết

onehousing.us

  • Bệnh thường gặp
  • Gia đình xanh
  • Thực đơn ăn uống
  • Tin Sức khỏe
  • Công thức ăn uống

© 2023 An toàn vệ sinh

No Result
View All Result
  • Bệnh thường gặp
  • Gia đình xanh
    • Dinh dưỡng
    • Thực phẩm theo mùa
    • Tư vấn sử dụng thực phẩm
    • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Thực đơn ăn uống
    • Thực Đơn Mỗi Ngày
  • Tin Sức khỏe
    • Tin tổng hợp
    • Tổng hợp
  • Công thức ăn uống
    • Đồ ăn
    • Làm bánh
    • Đồ uống
    • Địa điểm ăn ngon

© 2023 An toàn vệ sinh