TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA HỌC SINH 15-18 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2020 Trương Thị Thu Hường1, Trần Thuý Nga2, Đăng Thị Hạnh2, Trần Khánh Vân2, Nguyễn Thị Lan Phương2, Lê Văn Thanh Tùng2, Trần Thị Thoa3 1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ 2 Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội 3 Trường Đại học Y Hà Nội Nội dung chính của bài viết Tóm tắt Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 2352 học sinh từ 15 đến 18 tuổi nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của học sinh tại 6 trường trung học phổ thông (THPT) tỉnh Điện Biên năm 2020. Thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn với bộ câu hỏi được thiết kế sẵn và cân đo chỉ số nhân trắc. Sử dụng chuẩn tham chiếu của WHO 2006 để đánh giá TTDD. Kết quả cho thấy 23,4% học sinh suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi, xếp ở mức cao về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng theo phân loại của WHO năm 2018. 4,5% học SDD gầy còm và 4,5% học sinh thừa cân – béo phì (TC – BP). Nhóm học sinh miền núi có tỷ lệ SDD thấp còi cao nhất 32,9%, sau đó là nhóm học sinh nông thôn 19,1% và thấp nhất ở nhóm học sinh thành thị 11,1% với p<0,001. Tỷ lệ SDD thấp còi thấp nhất ở nhóm kinh tế bình thường 17,1%, sau đó là nhóm cận nghèo 26,1% và cao nhất ở nhóm hộ nghèo 44,9% (xếp ở mức rất cao theo phân loại của WHO). Do vậy, cần có các chương trình can thiệp dinh dưỡng đặc thù, trọng tâm, theo địa bàn cho nhóm đối tượng này để mở ra các cơ hội tốt về học tập và công việc trong tương lai.
MÃ TÀI LIỆU
TCYDH.2022.00897
Giá :
20.000đ
Liên Hệ
0915.558.890
Suy dinh dưỡng (SDD) vẫn còn là một vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam mặc dù đã cónhiều nỗ lực can thiệp nhằm cải thiện tình trạng này nhưng tỷ lệ SDD thấp còi lứa tuổi 5 -19 trên toàn quốc vẫn còn ở mức cao là 14,8% [1]. Bên cạnh đó, gánh nặng kép của ngành dinh dưỡng cũng được báo động khi tỷ lệ TC -BP lứa tuổi 5 -19 cũng gia tănggấp hơn hai lần trong một thập kỷ qua (8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020) [1]. Lứa tuổi 15 -18 là chìa khoá gần nhất để cải thiện tình trạng SDD và TC -BP ở người trưởng thành trong tương lai, mở ra cơ hội tốt về học tập và công việc. Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá TTDD ở trẻ dưới 5 tuổi và người trưởng thành, trong khi chỉ có một số ít các nghiên cứu thực hiện đánh giá ở lứa tuổi này. Hơn nữa các nghiên cứu phần lớn tập trung đến học sinh THPT khu vực thành thị [2-4]. Do đó, đề tài này được tiến hành nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng của học sinh 15 -18 tuổi tại một số trường THPT tỉnh Điện Biên năm 2020. Cung cấp các số liệu làm cơ sở để xây dựng các chương trình can thiệp nhằm giảm thiểu các vấn đề sức khoẻ liên quan đến dinh dưỡng góp phần xây dựng thế hệ tương lai của đất nước vững mạnh
Chi tiết bài viết Từ khóa Tình trạng dinh dưỡng, học sinh, 15-18 tuổi, tỉnh Điện Biên
Tài liệu tham khảo 1. Bộ Y tế. Kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2019-2020. 2. Naeeni MM, Jafari S, Fouladgar M, et al. (2014), “Nutritional Knowledge, Practice, and Dietary Habits among school Children and Adolescents”, Int J Prev Med, 5(Suppl 2), S171-S178. 3. Trần Thị Minh Hạnh, cộng sự (2012), “Tình trạng dinh dưỡng học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp Chí Dinh Dưỡng Và Thực Phẩm, 8(3). 4. Lê Thị Hợp, Lê Nguyễn Bảo Khanh (2012), “Tình trạng dinh dưỡng và phát triển thể lực của học sinh phổ thông khu vực thành thị, nông thôn và miền núi tại 3 tỉnh/thành phía Bắc”, Tạp Chí Dinh Dưỡng Và Thực Phẩm, 8(2). 5. Nguyễn Văn Tâm (2012), “Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của học sinh tại trường phổ thông trung học Y Jut, huyện CưKuin, tỉnh Đăk Lăk”, Published online. 6. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2010), “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của học sinh hai trường trung học phổ thông nội và ngoại thành Hà Nội năm 2010”, Khoá luận tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội. 7. Đặng Thị Hạnh (2018), “Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn thực tế ở nữ học sinh lớp 10-11 tại trường trung học phổ thông huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá năm 2018”, Luận văn Thạc sỹ Dinh dưỡng Đại học Y Hà Nội. 8. Lê Trần Tuấn Anh và cộng sự (2019), “Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi và một số yếu tố liên quan ở học sinh một trường trung học phổ thông tại Hải Phòng năm 2019”, Tạp chí Y học dự phòng, 33(1) 66-71.