3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn bé yêu phát triển rất nhanh, đòi hỏi mẹ cung cấp năng lượng phù hợp để bé phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất. Mẹ băn khoăn không biết nên ăn gì sau một đêm dài vừa đủ dinh dưỡng cho bé lại không khiến mẹ tăng cân quá nhiều. Hiểu được nỗi lo âu đó của mẹ, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến mẹ 20+ bữa sáng cho bà bầu 3 tháng cuối giàu dưỡng chất và lành mạnh, mẹ lưu lại ngay nhé!
1. 7+ bữa sáng bổ dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối có con bị thiếu cân
Thai nhi thiếu cân chứng tỏ bé đang không được cấp đủ nguồn dưỡng chất cần thiết, dẫn đến đề kháng yếu, con dễ mắc các bệnh như viêm phổi, đa hồng cầu, hạ đường huyết,… Mẹ ăn sáng như thế nào để khắc phục được tình trạng thiếu cân này và nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh? Cùng tìm hiểu ngay sau đây mẹ nhé!
1.1. Nguyên tắc chọn món ăn sáng cho mẹ
Đối với mẹ bầu có con bị thiếu cân, mẹ nên chọn ăn sáng các món ăn giàu dinh dưỡng, hỗ trợ tăng cân vào con không vào mẹ. Nguyên tắc chọn bữa sáng cho mẹ đây ạ:
1- Cân bằng bữa sáng với nhiều thực phẩm đa dạng
Cân bằng bữa sáng với nhiều thực phẩm phong phú không chỉ giúp đảm bảo chất dinh dưỡng cho mẹ và bé mà còn hỗ trợ tăng cảm giác ngon miệng nữa ạ. Mẹ phối hợp đa dạng thực phẩm gồm thịt, cá, rau xanh, các loại hạt,… trong bữa sáng và thường xuyên thay đổi món một cách linh hoạt để kích thích vị giác, thay vì chỉ ăn mỗi một món mẹ nhé. Như vậy, lượng dinh dưỡng vào cơ thể mẹ rồi đi đến thai nhi sẽ đầy đủ và trọn vẹn nhất. Cụ thể, mẹ kéo xuống dưới để tham khảo gợi ý thay đổi bữa sáng phù hợp trong một tuần nha:
Ví dụ, thứ 2 – 4 – 6 – Chủ Nhật, mẹ tăng cường bổ sung nhiều đạm, canxi như thịt bò, trứng, sữa, các loại nước ép cam, bưởi, ổi,…. Vào thứ 3 – 5 – 7, mẹ bổ sung thêm chất xơ, sắt, đạm thông qua yến mạch, hạnh nhân, nước cà rốt, nước ép rau củ, rau bina, ngũ cốc, trái cây sấy khô nhé.
Về phần trái cây và rau xanh, có một lưu ý nhỏ mùa nào thì mẹ nên chọn hoa quả mùa nấy để vị tươi ngon và tràn đầy dưỡng chất nhất nhé. Chẳng hạn:
- Mùa hè: mẹ nên ăn vải, xoài, bơ, nhãn, mít,….
- Mùa thu: ưu tiên lựu, ổi, hồng, bưởi, thanh long,…
- Mùa xuân: chọn vú sữa, hồng xiêm, đu đủ, quýt,…
- Mùa đông: chắc chắn nên chọn cam, chuối, táo, lê,…
2- Bổ sung sắt và acid folic
Sắt và acid folic rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi trong suốt quá trình mang thai, nó thúc đẩy vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng cho bé. Đặc biệt, trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, sắt không chỉ đóng vai trò ngăn ngừa thiếu máu hoặc xuất huyết sinh non ở mẹ bầu mà còn giúp thai nhi hấp thụ dưỡng chất hiệu quả nhất. Đối với thai nhi thiếu cân, mẹ cần lưu ý bổ sung khoảng 27mg sắt/ngày mang đến dưỡng chất đầy đủ cho cả mẹ và bé.
Những thực phẩm chứa nhiều sắt mà mẹ nên đưa vào khẩu phần ăn của mình như rau có màu xanh đậm (rau cải xanh, rau bina,..), thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn), thịt gia cầm, đậu nành, hoa quả khô (vừng, nho khô, trái cây khô),…
Acid folic hay còn được gọi là vitamin B9 thúc đẩy sự phát triển của thai nhi rất hiệu quả. Đồng thời, dưỡng chất này còn giúp bé tránh mắc những khiếm khuyết cơ thể như sứt môi, hở hàm ếch,… Vì thế, mẹ cần bổ sung ít nhất từ 600 – 800mg acid folic/ngày thông qua thực phẩm phong phú cho bữa ăn sáng ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, chẳng hạn như rau cải xanh, bột yến mạch, súp lơ, các loại đậu,…
3- Ưu tiên thực phẩm nhiều đạm
Chất đạm (hay còn được gọi protein) là hợp chất không thể thiếu trong quá trình xây dựng và hình thành các mô tế bào cho bé, đặc biệt là não. Đồng thời, chúng còn hỗ trợ các hoạt động trong cơ thể mẹ diễn ra “mượt mà” hơn, tạo kháng thể tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé.
Mẹ cần bổ sung 75g đạm trong bữa sáng mỗi ngày của mình mẹ nhé. Một ổ bánh mì thịt bò kèm theo một quả trứng, 1 ít rau cải hay rau bó xôi, rau cải xoăn cũng đủ mang đến một bữa sáng giàu đạm và sắt cho mẹ rồi.
4- Kết hợp sữa tươi không đường tách béo cùng phô mai
Tuy có ít chất béo hơn sữa bầu nhưng sữa tươi không đường tách béo lại cung cấp được nguồn dưỡng chất dồi dào, hỗ trợ tăng cân cho bé ở những tháng cuối thai kỳ. Lượng canxi lớn trong sữa giúp bổ sung thêm cho sự phát triển xương, răng, phục vụ cho quá trình phát triển sau này của con.
Không chỉ thế, dưỡng chất trong sữa như vitamin, đạm, chất béo,… còn giúp hỗ trợ tiêu hóa phát triển và ổn định, bổ sung lượng nước dồi dào cho cơ thể của mẹ. Thế nên, 1 ly sữa vào mỗi buổi sáng cho mẹ bầu rất cần thiết, mẹ nên xây dựng thói quen này từ bây giờ. Mỗi ngày, mẹ uống từ 400 – 600ml sữa tươi không đường, chia thành nhiều bữa để dễ hấp thụ và giúp mẹ đỡ ngán hơn.
Ngoài ra, nếu ngán sữa, mẹ chuyển sang phô mai tiệt trùng ở dạng cứng hoặc mềm cung cấp lượng protein và canxi dồi dào thúc đẩy xương và thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Thực hiện nguyên tắc chọn bữa sáng như trên giúp bé yêu tăng lên số cân tiêu chuẩn an toàn, đảm bảo bé phát triển toàn diện và cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất cho mẹ trong cuộc “vượt cạn sắp tới”.
1.2. Mẹ không nên ăn gì vào bữa sáng?
Mẹ cần tránh ăn đồ ngọt, nước ngọt có ga, kem tươi và thức ăn nhanh vào bữa sáng, vì các loại thực phẩm này thường chứa rất nhiều đường, cholesterol khiến mẹ tăng cân rất nhanh nhưng lại không bổ sung được các dưỡng chất cần thiết cho bé. Ngoài ra, ăn quá nhiều chất béo bão hòa cũng khiến mẹ tăng lượng cholesterol trong máu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ. Ví dụ như hamburger, gà chiên, pizza, khoai tây chiên,..
1.3. Gợi ý thực đơn bữa sáng bổ dưỡng cho mẹ
Dưới đây, Góc của mẹ sẽ gợi ý đến mẹ những thực đơn bữa sáng cho mẹ bầu ăn vào con không vào mẹ, mẹ tham khảo và áp dụng nhé:
- Thứ 2: Bắt đầu bữa sáng đầu tuần với một bát bún bò và 1 loại nước ép trái cây yêu thích như nước cam, táo, dưa hấu,… để cung cấp dinh dưỡng mẹ nhé.
- Thứ 3: Cháo gà và sữa tươi không đường. Đây là hai món ngon giúp mẹ biến bữa sáng trở nên hoàn hảo và ngon miệng.
- Thứ 4: Tuyệt vời hơn khi bữa sáng cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng với miến lươn và nước cam.
- Thứ 5: Một bữa sáng cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé với phở và nước ép dưa hấu.
- Thứ 6: Bắt đầu bữa sáng bằng một bát hoành thánh đầy dinh dưỡng để thay đổi khẩu vị mẹ nhé.
- Thứ 7: Ăn cháo cá chép vào bữa sáng là một cách thanh lọc cơ thể và bổ sung chất dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và bé.
- Chủ nhật: Kết thúc cuối tuần, mẹ có thể thay đổi khẩu vị theo phong cách Tây bằng trứng ốp la và bông cải xanh rất hoàn hảo đó ạ.
2. 7+ bữa sáng cho mẹ bầu có thai nhi nặng cân hơn tiêu chuẩn
Đối với thai nhi vượt tiêu chuẩn, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học đảm bảo dinh dưỡng, bồi bổ không dư thừa, nhồi nhét cho bé. Để thực hiện được điều đó, mẹ cần thực hiện duy trì thực đơn buổi sáng theo nguyên tắc dưới đây.
2.1. Thai nhi thừa cân – buổi sáng mẹ nên ăn gì?
Thai nhi thừa cân do chế độ dinh dưỡng của mẹ chứa quá nhiều chất, bé hấp thụ tốt dẫn đến tăng cân quá mức. Nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thai nhi vượt quá số cân cân tiêu chuẩn vẫn là mẹ ăn quá nhiều đường, tinh bột, ngủ nhiều, lười vận động,.. Thế nên, để giúp bé trở lại số cân tiêu chuẩn, mẹ cần chọn bữa ăn sáng có các món ăn lành mạnh, ít đạm, hạn chế chất béo, đường, tinh bột nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cả mẹ và bé. Cụ thể như sau:
1- Tăng cường trái cây và nước ép
Trái cây, nước ép trái cây chứa nhiều nhóm dinh dưỡng khác nhau vô cùng tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Chúng có khả năng kiểm soát chất béo và cân nặng cực tốt, ngoài ra còn giúp ngăn chặn các bệnh như tiểu đường, ung thư,… Mẹ nên uống các loại nước ép như cà rốt, cà chua, cam,… chứa rất ít calories thích hợp cho mẹ bầu có thai nhi thừa cân và chỉ nên uống mỗi ngày 1 ly khoảng 150 – 200ml thôi mẹ nhé.
2- Ăn nhiều rau xanh
Một phần ăn khoa học cho mẹ bầu có thai nhi thừa cân không thể nào thiếu sự góp mặt của rau xanh. Đây là nguồn cung cấp chất xơ giúp cải thiện nhu động ruột và hệ tiêu hóa giúp ngăn chặn được nguy cơ táo bón. Ngoài ra, rau xanh còn có tác dụng giúp mẹ bầu ăn ngon miệng hơn, giảm cảm giác thèm ăn từ đó cải thiện được cân nặng. Mẹ nên ưu tiên chọn các loại rau xanh có màu đậm như rau chân vịt, rau cải xanh, rau muống,… hay một số loại quả màu đỏ, vàng như bí đỏ, ớt chuông,…
3- Thay sữa tươi bằng sữa không đường, ít béo
Sữa rất tốt cho mẹ bầu đặc biệt vào giai đoạn cuối thai kỳ. Tuy nhiên, với mẹ bầu có con thừa cân cần thay sữa tươi bằng sữa không đường, ít béo để bổ sung đủ canxi cho xương bé phát triển khỏe mạnh mà không gây tăng cân nhiều. Mẹ có thể uống sữa không đường từ các loại hạt như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân,… Ngoài ra, khi uống sữa, mẹ cho thêm một ít yến mạch vừa ngon vừa lành mạnh mẹ ơi!
4- Làm bạn với thịt nạc và yến mạch
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần tăng cường bổ sung thực phẩm chứa protein, bởi dưỡng chất này không chỉ giúp thai nhi khỏe mạnh, phát triển mà còn giúp mẹ bầu không mau đói. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu có nhi thừa cân chỉ nên ăn thịt nạc và yến mạch để bổ sung protein bởi chúng chứa ít calo, giúp mẹ no lâu và duy trì được mức cân nặng ổn định.
2.2. Mẹ tránh ăn sáng các món này nếu thai nhi nặng vượt mức
Ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng mà không khiến mẹ bầu tăng cân, mẹ cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và cần tránh các thực phẩm sau: Các loại đồ ngọt như bánh kẹo, đồ uống có ga, quả ngọt, đồ uống đóng chai chứa hương liệu hay những thực phẩm chứa nhiều chất béo no như đồ chiên xào, rán, bơ, mỡ động vật.
Chúng không chỉ thu nạp những chất béo có hại khiến mẹ tăng cân quá mức, còn tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường, gây nguy cơ mắc phải các vấn đề như tiền sản giật, huyết áp,… ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé yêu và khiến mẹ khó lấy lại vóc dáng sau sinh.
Ngoài ra, rượu, bia, đồ uống chứa cồn, cà phê, nước chè,… cũng không nên sử dụng mẹ nhé. Trong chúng tồn tại một lượng lớn “Calo rỗng” – calo có thể biến thành năng lượng, mà không chứa bất kỳ chất dinh dưỡng nào làm rối loạn quá trình trao đổi chất dẫn đến tăng cân. Không chỉ thế, những thức uống này còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé, bởi cơ thể mềm yếu, non nớt của bé chưa đủ khả năng sống trong môi trường độc hại này.
2.3. Gợi ý thực đơn bữa sáng lành mạnh cho mẹ
Mẹ bầu hoàn toàn có thể xây dựng thực đơn với các món ăn, thực phẩm hợp với khẩu vị của mẹ, tuy nhiên cần lưu ý nguyên tắc nêu trên để tránh nạp quá nhiều calo vào cơ thể. Mẹ tham khảo theo thực đơn khoa học được chia sẻ dưới đây:
- Thứ 2: 1 bát mì gạo lứt nấu rau cải thịt nạc + 1 ly nước ép cà rốt
- Thứ 3: 1 bát cháo thập cẩm + 1 ly sinh tố bơ + 1 hộp sữa chua không đường
- Thứ 4: Bánh pancake yến mạch + 1 ly sữa không đường + 1 ly sinh tố mãng cầu
- Thứ 5: 2 quả trứng luộc + 2 lát bánh mì đen + 1 ly nước ép mật ong + 1 ly sữa đậu nành
- Thứ 6: 1 súp gà nấm + 2 bìa đậu hũ hấp + 1 quả táo + 1 quả chuối
- Thứ 7: 200g thịt xông khói + 1 đĩa salad cà chua + 1 ly sữa tươi không đường
- Chủ nhật: 1 tô phở gà + 2 – 3 múi bưởi + 1 ly nước ép nho
3. 7+ bữa sáng cho mẹ tiểu đường thai kỳ
Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ phải cân bằng giữa chế độ dinh dưỡng và đường huyết. Bởi nếu ăn kiêng không đúng cách sẽ khiến mẹ bầu thiếu chất, đề kháng suy giảm, dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngược lại, nếu mẹ sợ con thiếu chất mà ăn quá nhiều, không kiểm soát được lượng đường huyết cũng rất nguy hiểm. Vậy xây dựng bữa sáng như thế nào là tốt nhất? Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu nhé:
3.1. Nguyên tắc chọn bữa sáng cho mẹ bị tiểu đường
Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ cần chọn món ăn sáng thanh đạm, ít đường và cần tránh xa chất béo, đồ uống có ga, bánh ngọt,… Cụ thể như sau:
1- Bắt đầu với gạo lứt và yến mạch
Gạo lứt và yến mạch là lựa chọn hoàn hảo cho mỗi bữa sáng của mẹ bầu tiểu đường thai kỳ bởi chúng chứa beta glucan – một loại chất xơ hòa tan cao giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường, không làm tăng đường huyết đột ngột và kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra, chất sterolin và sterol trong gạo lứt và yến mạch còn có khả năng kháng virus, vi khuẩn, phòng chống ung thư cho cả mẹ và bé nữa.
2- Ưu tiên rau xanh và đồ luộc
Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên tăng cường bổ sung rau xanh vào trong thực đơn dinh dưỡng, bởi rau xanh đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn dinh dưỡng tự nhiên và các dưỡng chất như protein, vitamin, chất xơ,… giúp hạn chế đường, tăng cường sức khỏe cho mẹ và cả thai nhi trong bụng.
Ngoài ra, Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ cũng đã chỉ ra rằng, hàm lượng chất xơ có trong rau xanh có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột, kiểm soát được tình trạng mỡ máu, huyết áp và hạn chế lượng đường trong máu tăng cao.
Bên cạnh đó, thay vì ăn rau xào, rau trộn, mẹ bầu nên ưu tiên rau luộc và hạn chế ăn nhiều dầu mỡ gây rối loạn mỡ máu tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, ảnh hưởng không tốt đến tim mạch, sức khỏe của mẹ và thai nhi. Không chỉ rau, với những thực phẩm khác mẹ bầu cũng nên ưu tiên ăn luộc nhé.
3- Tăng cường đậu hũ và hạt các loại
Đậu hũ và các loại hạt như hạt đậu nành, hạt lạc, đậu,.. chứa hàm lượng lớn chất xơ và có lượng calo rất thấp không chỉ làm thay đổi chỉ số đường huyết mà còn giúp bổ sung canxi và protein. Bên cạnh đó, dưỡng chất polypeptide có trong đậu hũ và chất isoflavone trong các loại hạt còn có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết. Chính vì thế, mẹ bổ sung hai chất này trong 3 tháng cuối sẽ cải thiện tình trạng tiểu đường cho mẹ bầu rất tốt.
Mẹ bổ sung đậu hũ, các loại hạt với thịt nạc, rau, thực phẩm từ trứng để hỗ trợ giảm tình trạng bệnh, mang đến nguồn dinh dưỡng dồi dào, có ích cho sức khỏe của mẹ và bé.
4- Kết hợp sữa không đường và không béo
Sữa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mẹ và thai nhi, tuy nhiên, mẹ lại lo lắng lượng đường và chất béo trong sữa gây tác động xấu đến cơ thể. Thực ra,chọn dùng sữa tươi không đường và không béo sẽ bổ sung đủ lượng canxi và các chất dinh dưỡng cần thiết mà không làm thay đổi lượng đường trong máu đầu mẹ ạ.
Mẹ nên uống sữa không đường được làm từ các loại hạt như sữa đậu nành, sữa yến mạch, sữa hạnh nhân,… vừa ngon, vừa lành mạnh lại tốt cho sức khỏe nhé.
5- Chia bữa sáng làm hai, không ăn quá no trong một lần
Ăn sáng đúng giờ và thực hiện chia bữa ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ giúp mẹ no lâu, không bị đói, hạn chế thèm đồ ngọt, thèm ăn, giảm thiểu lượng đường trong máu, hạn chế nguy cơ tăng đường huyết, kiểm soát cân nặng.
Song song với việc ăn đúng giờ, mẹ nên chia bữa sáng ra làm hai hỗ trợ cải thiện chứng tiểu đường thai kỳ, nhưng cần lưu ý đảm bảo chia lượng protein, lượng tinh bột hợp lý để không trở thành bữa ăn lớn. Theo nguyên tắc của Hội tiểu đường Hoa Kỳ cung cấp, mỗi bữa ăn đảm bảo 25% tinh bột, 25% đạm và 50% không chứa thực phẩm như rau, salad, trái cây,…. Bữa sáng chính, mẹ nên ưu tiên ăn đủ lượng đạm và ½ lượng rau củ, trái cây, bữa phụ sáng mẹ bổ sung tinh bột và phần trái cây còn lại là được nhé.
Chọn bữa sáng theo nguyên tắc này giúp mẹ bầu giúp mẹ bầu kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, giảm nguy cơ có những biến chứng nguy hiểm cho mẹ trước và sau khi sinh như nhiễm trùng tiết niệu, tăng huyết áp thai kỳ, đa ối, viêm đài bể thận,… Mẹ nhớ kết hợp những loại thực phẩm kể trên để kiểm soát lượng đường huyết tốt nhất.
3.2. Mẹ không nên ăn sáng với các món này
Để có một thai kỳ khỏe mạnh và ngăn chặn tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần chú trọng chế độ ăn lành mạnh với những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Đặc biệt, để tránh tình trạng tiểu đường thai kỳ chuyển nặng, mẹ không nên ăn sáng với các nhóm thức ăn sau đây:
1- Thực phẩm nhiều đường, chất béo cao
Mẹ bầu cần tránh những thực phẩm có nhiều đường và chất béo cao bởi lượng đường trong máu sẽ tăng rất nhanh nếu ăn phải 2 loại này. Đặc biệt, mẹ bầu tiểu đường thai kỳ lại càng phải tránh những loại đồ ăn này Cụ thể như bánh kẹo, trái cây ngọt (na, mít), lòng đỏ trứng gà, đồ ăn chiên xào, rán, bơ,….
2- Đồ ăn quá nhiều muối
Ăn đồ quá mặn, có lượng muối cao không chỉ làm tăng chỉ số đường huyết mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp và tim mạch – đều là những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường. Vì thế, để cắt giảm lượng muối, mẹ không nên ăn đồ có sẵn mà thay vào đó, mẹ mua đồ ăn tươi sống chế biến tại nhà và giảm bớt lượng muối đi so với khẩu vị bình thường nhé.
3- Tránh xa mỡ động vật
Chất béo từ mỡ động vật rất không tốt cho sức khỏe nếu mẹ thường xuyên sử dụng trong chế độ ăn uống. Đặc biệt khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ, nạp mỡ động vật sẽ gây tích tụ mỡ, mẹ không kiểm soát được lượng đường trong máu và ảnh hưởng đến tiến trình xử lý bệnh.
Ngoài ra, thường xuyên ăn mỡ động vật còn gây thừa cân, béo phì, mắc các bệnh lý gan, tim mạch, huyết áp,… làm ảnh hưởng đến đến sức khỏe, khiến quá trình phát triển của bé có vấn đề.
4- Đồ nướng và chất kích thích
Mẹ cần hạn chế ăn đồ nướng bởi hợp chất methylglyoxal tìm thấy trong loại thực phẩm này làm hạn chế khả năng bảo vệ cơ thể trước những phản ứng viêm hay gây ra một số bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư, viêm khớp.
Đối với các chất kích thích, theo khuyến cáo của bác sĩ, mẹ tiểu đường thai kỳ không nên động vào dù chỉ một ít. Bởi chất kích thích thường chứa carbohydrate ẩn khiến lượng đường trong máu tăng không kiểm soát. Ngoài ra, nó còn tác động tiêu cực đến sự phát triển trí não của thai nhi, làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị tiểu đường nếu mẹ bầu phải dùng thuốc.
3.3. Gợi ý thực đơn bữa sáng ít đường cho mẹ
Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có thể tham khảo thực đơn bữa sáng 1 tuần đầy đủ dinh dưỡng, lành mạnh, ít đường và chất béo dưới đây để cơ thể nhẹ nhàng và khỏe mạnh nhất:
- Thứ 2: 2 quả trứng gà luộc + 1 quả bắp + 1 đĩa vừa rau bina
- Thứ 3: 1 – 2 phần bánh mì ngũ cốc + 2 quả trứng gà luộc + 1 ly sữa tươi không đường
- Thứ 4: 1 quả trứng ốp la + ⅓ quả thanh long
- Thứ 5: 1 bát vừa bột yến mạch nấu chín + 20g hạt điều +⅓ quả thanh long
- Thứ 6: 2 lát bánh mì nguyên cám + 1 bát salad nấm và cà chua
- Thứ 7: 1 đĩa mì xào rau củ + 20g hạt điều + 6 miếng bánh quy nguyên cám
- Chủ nhật: 1 ly sinh tố trái cây tùy loại + 200g sữa chua + ½ quả chuối
4. Chỉ mẹ ăn sáng chuẩn khoa học vừa khỏe vừa đẹp
Một bữa ăn sáng chuẩn khoa học vừa giúp bé khỏe mạnh, phát triển toàn diện, vừa giúp mẹ có sức khỏe vượt qua “cuộc vượt cạn” sắp tới. Mẹ cũng không cần tốn quá nhiều thời gian giảm cân bởi “ăn vào con không vào mẹ” nếu đảm bảo áp dụng theo những nguyên tắc dưới đây:
1- Nguyên tắc lỏng – mềm – rắn
Để đảm bảo dạ dày co bóp nhịp nhàng và hoạt động tốt hơn, mẹ bầu mỗi sáng khi thức dậy cần uống 1 ly nước để thanh lọc và đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Tiếp đến, để dạ dày thích nghi với việc ăn uống vào buổi sáng, mẹ bầu cần ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, nước ép trái cây, sữa, ngũ cốc nấu chín,… Cuối cùng, mẹ tăng dần thức ăn rắn như thịt, rau củ, cơm, bún, phở,…. giúp cơ thể no lâu và hoạt động tốt hơn.
2- Đảm bảo bữa sáng có đủ 4 nhóm chất thiết yếu
Trong giai đoạn cuối thai kỳ này, mẹ có đảm bảo bữa sáng có đủ 4 nhóm chất thiết yếu sau đây để mẹ bầu khỏe mạnh, bé sinh ra thông minh và cứng cáp:
- Vitamin và khoáng chất: bổ sung vitamin và khoáng chất đúng cách sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể mẹ và bé hoạt động tốt hơn. Mẹ cần bổ sung các loại vitamin như C, A, B1, B5, B12, D,…và các khoáng chất như kẽm, sắt, canxi, đồng, kali,… Đặc biệt, sắt và canxi rất cần thiết trong bữa sáng của mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ tránh được tình trạng sinh non, bé bị thiếu cân và giúp duy sức khỏe xương cho mẹ. Mẹ bổ sung vitamin và khoáng chất bằng cách ăn thật nhiều trái cây, rau củ vào bữa sáng nhé.
- Omega 3: đóng vai trò quan trọng giúp hoàn thiện chức năng não cho thai nhi, hỗ trợ phát triển hệ miễn dịch, mắt và hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, Omega 3 còn ngừa chuyển dạ sớm, dị ứng ở trẻ sơ sinh, tăng cân nặng đều đặn cho mẹ và thai nhi. Mẹ dễ dàng bổ sung omega qua các loại hải sản, một số loại cá đặc biệt là cá béo, các loại thịt động vật,…
- Protein: là chất cơ bản để cấu thành máu và thịt. Để 3 tháng cuối thai kỳ tử cung và tuyến sữa phát triển, tránh mất nhiều máu khi sinh và cung cấp đủ sữa cho bé, mẹ cần cung cấp một lượng protein lớn cho cơ thể. Protein có nhiều trong những thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa và các loại hạt,…
- Glucid: có vai trò quan trọng nhất trong việc cung cấp năng lượng, giúp cơ thể giảm phân hủy các chất dinh dưỡng và tập trung protein tạo nên tế bào và các mô cơ thể, điều hòa hoạt động cơ thể chuyển hóa lipid. Glucid có nhiều trong gạo lứt, yến mạch, bột gạo,…và ngũ cốc, khoai củ khô.
3- Tăng thêm bữa phụ nếu mẹ ốm nghén, bận rộn
Cho dù mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn ốm nghén hay bận rộn công việc, mẹ cũng nhớ ăn sáng đầy đủ, không để bé cưng bị đói nhé. Mẹ có thể tăng thêm 1 – 2 bữa phụ với đồ ăn nhẹ như bánh quy, sữa chua trộn với trái cây, trái cây sấy khô, rau củ luộc,… để đa dạng dinh dưỡng cho hai mẹ con.
4- Uống đủ nước để cơ thể sảng khoái
Bổ sung đủ nước giúp mẹ bầu tránh tình trạng mất nước, giảm chứng buồn nôn, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và hạn chế được hiện tượng táo bón thai kỳ. Ngoài ra, nước còn giúp cơ thể mẹ bầu luôn sảng khoái, có năng lượng, hạn chế cảm giác thèm ăn dẫn đến ăn quá no.
Thông thường, người bình thường cần uống đủ 2 lít nước, tương đương với 8 ly nước mỗi ngày. Tuy nhiên, với mẹ bầu, con số này cần tăng thành 3 lít, tương đương với 12 ly nước mỗi ngày, để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể mẹ bầu.
5- Cân nhắc sử dụng bữa sáng nấu sẵn
Các bác sĩ khoa sản cho biết bữa ăn sáng rất quan trọng, nhiều khi mẹ không kịp nấu, đồ ăn sẵn là một lựa chọn dành cho mẹ. Nhưng mẹ cần lưu ý không chọn các loại đồ ăn nằm trong danh mục hạn chế cho mẹ bầu như đồ ăn có chứa thực phẩm tươi sống, sản phẩm chưa tiệt trùng, tập thói quen xem kỹ hạn sử dụng và bảo quản đúng cách để bảo vệ sức khỏe của cả hai mẹ con.
Lưu ý cho mẹ: Dù trước hay sau khi ăn sáng, mẹ cần đảm bảo vệ sinh tay miệng thật kỹ để tránh vi khuẩn gây hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, vào 3 tháng cuối thai kỳ, việc đi lại của mẹ cũng tương đối khó khăn, phải đứng lâu để rửa sạch thay khiến cơ thể mẹ đau nhức. Thay vào đó, mẹ nên dùng sản phẩm Khăn ướt Mamamy bổ sung chất kháng khuẩn được WHO khuyên dùng trong viêm nướu miệng, hoàn toàn đảm bảo an toàn mẹ ơi.
Mamamy đang có chương trình Mua 1 tặng 1 khăn ướt và giảm 60% set sản phẩm chăm sóc bé, giúp mẹ tiết kiệm được một khoản chi phí, siêu hời luôn nha mẹ. Tích dần từ bây giờ, vừa tiện lợi, an toàn cho mẹ, lại chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ đồ chào đón bé cưng chào đời nha mẹ!
Qua 20+ bữa sáng cho bà bầu 3 tháng cuối chắc hẳn mẹ đã lựa chọn được cho mình một thực đơn phù hợp, có nguyên tắc ăn đúng cách nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé, giúp bé phát triển toàn diện. Nếu mẹ còn thắc mắc nào khác, hãy để ngay bình luận phía dưới mẹ nhé. Góc của mẹ sẽ giải đáp “tần tần tật” những thắc mắc mắc của mẹ.