Trẻ bị tiêu chảy bác sĩ thường khuyến cáo nên hạn chế uống sữa bò và sử dụng các chế phẩm từ sữa. Trẻ bị tiêu chảy uống sữa đậu nành được không? Cho trẻ uống gì để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị tiêu chảy?
Trẻ bị tiêu chảy uống sữa đậu nành được không?
Trẻ uống sữa đậu nành với men lợi khuẩn giúp rút ngắn thời gian bị tiêu chảy
Trẻ bị tiêu chảy uống sữa đậu nành không làm tình trạng tiêu chảy tăng lên vì không có chứa đường lactose và có rất ít natri. Sữa đậu nành lại cung cấp được nhiều dưỡng chất thiết yếu với sức khỏe, là đồ uống thay thế sữa bò hoàn hảo cho bé đang bị tiêu chảy.
Thành phần dinh dưỡng của sữa đậu nành gồm có chất xơ, chất béo lành mạnh, các khoáng chất như sắt, đồng, canxi, niacin, protein, carbohydrate và nhiều dinh dưỡng thực vật khác. Ngoài ra, đậu nành không có cholesterol và saponin có khả năng trung hòa cholesterol động vật, bảo vệ sức khỏe tim mạch cho bé. Các axit béo chuỗi dài trong đậu nành lại giúp trẻ phát triển não bộ tốt hơn, ổn định đường tiêu hóa.
Mẹ cho bé uống sữa đậu nành với men lợi khuẩn giúp tăng cường lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm tiêu chảy và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác như táo bón, chướng bụng, đầy hơi,… Đồng thời còn bổ sung dưỡng chất, các axit amin, năng lượng,… để nâng cao sức khỏe, nhanh chóng phục hồi khi bị tiêu chảy.
Cho trẻ uống sữa đậu nành cùng men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho con
Mẹ nên cho bé uống sữa đậu nành như thế nào?
Chỉ cho bé uống sữa đậu nành đã đun sôi kỹ để loại bỏ axit phytic có khả năng ức chế enzyme trypsin, làm giảm hấp thụ kẽm, sắt, saponin và nhiều vi chất cơ lợi cho sức khỏe. Uống sữa đậu nành chưa đun sôi kỹ còn gây buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy nghiêm trọng hơn,… thậm chí còn có thể khiến trẻ bị ngộ độc.
Tuy nhiên, uống quá nhiều sữa đậu nành gây chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, không tốt cho hệ tiêu hóa. Trẻ nhỏ mỗi ngày không nên uống quá 300ml, trẻ dưới 1 tuổi không nên uống quá 200ml sữa đậu nành mỗi ngày.
Mẹ cũng nên cho bé uống sữa đậu nành kết hợp ăn một chút bánh mì, bánh bao, bánh ngọt hoặc thực phẩm chứa tinh bột khác để kích thích tiết dịch vị. Nếu mẹ chỉ cho bé uống sữa dậu nành, phần lớn dưỡng chất sẽ được chuyển hóa thành nhiệt lượng, không bổ dưỡng. Dịch vị tiết ra giúp chuyển hóa dưỡng chất sang dạng dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn.
Mẹ chỉ nên cho bé uống sữa đậu nành đã đun sôi kỹ
Lưu ý khi cho trẻ uống sữa đậu nành
Mặc dù sữa đậu nành có nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng nếu không uống đúng cách, không đúng đối tượng sẽ gặp tác dụng không mong muốn làm sức khỏe. Khi cho bé uống sữa đậu nành mẹ cần lưu ý:
- Pha sữa đậu nành với đường đỏ sẽ khiến canxi và protein trong sữa đậu nành kết hợp với axit lactic, axit acetic và các axit hữu cơ khác có trong đường đỏ, ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ và tiêu hóa, thay đổi tính chất và công dụng của các chất dinh dưỡng đó.
- Uống sữa đậu nành và ăn trứng cùng lúc sẽ khiến trypsin trong đậu nành kết hợp với protein trong lòng trắng trứng, khó hấp thụ, giảm giá trị dinh dưỡng.
- Để sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt có tác dụng giữ ấm nhưng lại khiến vi khuẩn sinh sôi, lên men khiến sữa bị chua chỉ sau 3 – 4h.
- Uống kháng sinh cùng sữa đậu nành khiến dinh dưỡng có trong sữa bị phá hủy. Đồng thời cũng khiến kháng sinh bị thay đổi cấu trúc phân tử, không có tác dụng chữa bệnh.
- Trẻ uống sữa đậu nành sẽ giảm hấp thụ kẽm do lectin và saponin trong đậu nành cản trở hấp thụ kẽm. Vì thế mẹ cần chú bý bổ sung kẽm khi thường xuyên cho trẻ uống sữa đậu nành.
- Những trẻ đang mắc bệnh lý hay mệt mỏi, thể chất kém không nên uống sữa đậu nành thường xuyên.
Không cho trẻ uống kháng sinh cùng sữa đậu nành
Bên cạnh sữa đậu nành, trẻ bị tiêu chảy cũng có thể uống các loại sữa hạnh nhân, hạt điều, mắc ca, óc chó hay sữa gạo rang, yến mạch, sữa dừa để thay thế cho sữa bò. Mẹ cho bé uống sữa đậu nành cùng với men vi sinh còn giúp rút ngắn thời gian bị tiêu chảy 1 – 2 ngày.