Rau tự trồng trong thùng xốp có thực sự an tâm?

Đánh giá bài viết

tieu chuan nhua

Ký tự dưới đáy chai, hộp nhựa

Theo các chuyên gia về cây trồng, có 5 yếu tố ảnh hưởng tới việc sinh trưởng cũng như chất lượng an toàn, chất lượng dinh dưỡng của rau khi trồng: đất, phân, nước, ánh nắng và hạt giống.

Vì khi tự trồng thì đất chỉ bó hẹp trong thùng xốp nên việc chúng ta chăm bón không đúng cách (bón phân quá nhiều hay quá ít) đều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của rau.

Ngoài ra, việc chọn giống rau cũng rất quan trọng. Trên thực tế, nếu hạt giống đó là loại trôi nổi trên thị trường thì nguy cơ gây độc hại là rất cao vì có thể đã bị xử lý qua hóa chất mà bằng mắt thường chúng ta không thể nào thấy được.

Hạt giống nói chung có quy trình bảo quản rất nghiêm ngặt, phải để trong kho lạnh, nhiệt độ thấp mới bảo quản được lâu. Nếu đưa ra thị trường muốn đảm bảo các điều kiện về phát triển, chống mối mọt thì buộc phải dùng chất bảo quản, nếu không xử lý sẽ có một số nấm bệnh lây truyền qua hạt giống, chất lượng hạt giống không đảm bảo.

Hiện nay người ta thường dùng Metalaxil để chống mốc và dùng một số chất khác để chống mối mọt cho hạt giống, là một dạng của thuốc trừ sâu. Hạt giống xử lý hóa chất thì không được ăn do có thuốc trừ sâu và thuốc trị bệnh.

Lưu ý khi tự trồng rau ăn: Khi trồng rau tại nhà, người dân phải hết sức chú ý trong các khâu chọn giống, chăm sóc, tưới bón. Đặc biệt, đối với các loại rau mầm, khi trồng cần hết sức cẩn trọng vì rau mầm sinh trưởng trong thời gian ngắn. Nếu các loại giống rau mầm không được bảo quản theo quy trình thì việc trồng rau ăn rất nguy hiểm, có thể nhiễm các hóa chất bảo quản.

Vì vây, khi mua hạt giống trồng rau mầm chỉ nên mua những loại hạt được đóng gói cẩn thận có đầy đủ thông tin cụ thể của nhà sản xuất và nên kiểm tra, có nguồn gốc xuất xứ.

Bất kể là rau mầm, rau tự trồng hay mua, trước khi sử dụng người tiêu dùng nên rửa sạch và rửa trước vòi nước cho hết bẩn. Và nấu chín trước khi ăn, tránh ăn các loại rau sống.

Theo NLĐ

rau trong thung xop

Kiểm tra thùng xốp nhà bạn đang trồng Rau là loại gì, hoặc là loại không có tiêu chuẩn gì còn nguy hại hơn

95% người dân không biết ý nghĩa của các con số dưới đáy chai, hộp nhựa

Một số gia đình và cửa hàng thực phẩm thấy sử dụng lại chai, hộp nhựa để đựng nước, dầu ăn, dấm… Nhiều người cho rằng, các chai, hộp nhựa này sau khi đã được rửa sạch thì an toàn mà không biết rằng độc tính vẫn có thể phát tác trong quá trình sử dụng.

Gần đây, câu chuyện về cô bé 12 tuổi sống tại Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất liên tiếp dùng một chai nước khoáng để đựng nước uống và mắc bệnh ung thư, đang trở thành chủ đề nóng trên nhiều diễn đàn.

Nguyên nhân chính là do chai nước chứa chất liệu gây độc hại khi sử dụng quá nhiều lần và gây bệnh ung thư. Chai nước khoáng thông thường hoặc chai soda khi đến nhiệt độ 70 độ C sẽ dễ bị biến dạng và giải phóng ra các độc chất.

Phía dưới đáy chai nước, hộp đựng thuốc hay thức ăn thường có ký hiệu hình tam giác với các mũi tên. Ở giữa hình tam giác là một con số cụ thể.

Chẳng hạn, bình nước uống của học sinh hay có số 7; chai nước tinh khiết, chai sữa hoặc nước ép trái cây thường có số 1; các chai dầu ăn, các lọ mỹ phẩm hay có số 2; còn các hộp mỳ ăn liền bằng nhựa có số 5 dưới đáy…

Thế nhưng, ít ai quan tâm hay tìm hiểu đến ý nghĩa của hình tam giác và những con số này. Thậm chí, những khảo sát về thói quen tiêu dùng của các tổ chức quốc tế cho thấy, có tới hơn 95% người tiêu dùng không biết đến ý nghĩa của các con số dưới đáy chai, hộp nhựa

Số 1 có nghĩa là PET (nhựa polyethylene terephthalate). Các chai nhựa đựng đồ uống khi tái sử dụng nếu đựng nước nóng quá 70 độ C không chỉ biến dạng mà còn phân giải ra các chất có hại cho sức khỏe.

Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng, chế phẩm nhựa này nếu sử dụng quá 10 tháng có thể sinh ra các chất gây ung thư.

Số 2 có nghĩa là lượng HDPE – polyethylene có mật độ cao. Các chai nhựa này có khả năng chịu nhiệt tới 110 độ C, thường được dùng đựng thực phẩm, sữa tắm hoặc các vật có độ tinh khiết cao.

Khi tái sử dụng cần hết sức lưu ý, vì loại nhựa này khó làm sạch, các chất còn sót lại rất dễ trở thành ổ vi khuẩn.

Số 3 là chất PVC – nhựa PVC. PVC thường có trong áo mưa thông thường, vật liệu xây dựng, đồ nhựa, hộp nhựa, tuy có độ dẻo tốt, giá rẻ nhưng thường chỉ sử dụng được đến độ nóng 81 độ C.

Chất này có thể giải phóng rất nhiều khi ở nhiệt độ cao nên hiếm khi dùng làm bao bì sản phẩm, đồng thời cũng rất khó làm sạch và không thể tái sử dụng.

Số 4 là LDPE – polyethylene mật độ thấp. LDPE khá phổ biến trong các hộp mì và vỏ bim bim. Sản phẩm chứa chất này sẽ không thể làm nóng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao vì sẽ giải phóng hóa chất.

Mọi người không nên để đồ ăn vặt đóng gói trong nhiệt độ cao và không dùng lò vi sóng để nấu mì ăn liền.

Số 5 là PP (nhựa polypropylene). PP thường có trên nắp hoặc đáy cốc cà phê, chai sữa thường, sữa chua hoặc chai nước trái cây. Chất này thường chịu được ở nhiệt độ 167 độ C nên có thể tái sử dụng, quay trong lò vi sóng.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số hộp đựng thức ăn dưới đáy có hình tam giác với số 5 nhưng trên nắp là số 1. Số 1 là PET, chất không chịu được nhiệt độ cao nên khi đặt trong lò vi sóng cần phải bỏ nắp hộp.

Số 6 là chất PS (polystiren). PS thường có ở các hộp mỳ ăn liền, hộp đựng đồ ăn nhanh. Dù chúng có khả năng chịu nhiệt và lạnh cao, nhưng không được dùng trong lò vi sóng vì khi bị nóng sẽ giải phóng ra các chất hóa học.

Bên cạnh đó, cũng không được dùng đựng đồ có chất acid mạnh, chất kiềm mạnh, vì sẽ phân giải ra chất polystyrene có hại cho cơ thể.

Số 7 là PC – nhựa PC. PC được sử dụng rất phổ biến, nhất là làm chai sữa, cốc dùng một lần. Nếu chai nhựa PC có sử dụng chất BPA (Bisphenol A) thì sẽ rất có hại cho cơ thể.

Đối với cốc nhựa thông thường, bạn chú ý không đựng nước nóng. Nếu nhận thấy trên bề mặt nhựa có vết thì lập tức bỏ ngay vì đó có thể là các ổ vi khuẩn mà mắt thường không thấy.

Bên trên là thông tin vô cùng quan trọng vì có liên quan đến sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, mọi người nên đặc biệt chú ý đến con số dưới đáy hoặc trên nắp mỗi sản phẩm mình mua.

Theo Một thế giới

Đọc thêm: Tiêu chuẩn nhận biết các loại nhựa, xốp, có hại cho sức khỏe không?

  • Những kiến thức để hiểu và chọn thực phẩm hữu cơ thực sự an toàn cho gia đình
  • Cảnh báo nguy cơ trồng rau sạch trên sân thượng nhiễm độc
  • WHO cảnh báo khả năng glyphosate gây ung thư

Related Posts

Trồng rau trong thùng xốp

Xu hướng về quê trồng rau, nuôi gà | VOV.VN

Năm 2020, khi dịch covid-19 bùng phát trên thế giới khiến cho cuộc sống con người thay đổi. Chưa khi nào sự sống và cái chết lại…

Biết cách kết hợp trồng rau sạch với nuôi cá cho năng suất cao | mô hình trồng rau sạch kết hợp nuôi cá

Để đảm bảo thực phẩm sạch cho gia đình, không ít người dân thành phố đã và đang thực hiện mô hình trồng rau sạch kết hợp…

Trồng và chăm sóc cây rau dăm

Cách trồng rau răm lớn nhanh vùn vụt cực tốt tại nhà – Sfarm

Ngày nay, việc sở hữu vườn rau mini tại gia được nhiều người quan tâm. Trong đó, rau răm được nhiều gia đình lựa chọn trồng nhất….

Cách làm nhà kính trồng rau sạch đơn giản & đúng kỹ thuật

Hiện nay cách làm nhà kính trồng rau đang được sử dụng rộng rãi. Đây là phương pháp mang lại năng suất cây trồng và hiệu quả…

Bật mí địa chỉ bán đất trồng rau uy tín tại HCM

THÔNG TIN SẢN PHẨM Xã hội ngày càng hội nhập và phát triển hơn khi Việt Nam mở cửa giao lưu mua bán với nước ngoài, khi…

So sánh phân Compost và phân vi sinh sử dụng trong nông nghiệp

Phân Compost và phân vi sinh đang được bà con sử dụng ngày càng rộng rãi trong việc cung cấp dinh dưỡng, cải tạo môi trường cho…