Thiếu vi chất ở trẻ em – Khám, xét nghiệm & bổ sung đúng cách

Đánh giá bài viết

HẬU QUẢ KHÔNG THỂ CHỦ QUAN CỦA THIẾU VI CHẤT DINH DƯỠNG

Thiếu vi chất dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ mà còn có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng như thấy còi, mù lòa, tổn thương não, dị tật ống thần kinh, giảm chỉ số IQ (chỉ số thông minh)…

Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS.BS Lê Bạch Mai – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia; Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome cho biết 3 vai trò cực kỳ quan trọng của vi chất dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ:

Vai trò cấu trúc tế bào

Tất cả cấu trúc tế bào trong cơ thể trẻ đều cần đến vi chất dinh dưỡng. Tế bào hồng cầu cần B6, B12, axit folic, sắt, kẽm… Tế bào xương cần canxi, phốt pho, magie, vitamin D… Theo đó, mọi tế bào của trẻ em muốn phát triển thành một cơ thể khỏe mạnh, hoàn chỉnh, đạt được tốc độ phát triển sinh lý về cân nặng và chiều cao thì điều tất yếu là cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Chuyển hóa thức ăn

Vai trò thứ 2 của vitamin và khoáng chất là giúp chuyển hoá các thực phẩm mà trẻ ăn mỗi ngày thành chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, giúp trẻ khỏe mạnh và cao lớn. Sự chuyển hóa này chỉ có thể thực hiện thành công nếu có sự giúp sức từ vi chất dinh dưỡng.

Tham gia quá trình miễn dịch của cơ thể

Vi chất dinh dưỡng tham gia cấu trúc nên các enzym, tham gia vào các chất chống oxy hoá. Ví dụ, selen tham gia vào cấu trúc Glutathione vô cùng mạnh mẽ, làm cho các vết thương có thể nhanh lành, tạo “hàng rào bảo vệ” cho cơ thể trước các tác nhân gây hại từ bên, kể cả vi trùng. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ nhỏ, khi trẻ chưa được chủng ngừa vắc xin đặc hiệu.

Trẻ thiếu vitamin D, còi xương, suy dinh dưỡng

Thiếu vi chất như vitamin D, trẻ dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng thấp còi

Dưới đây là một số hậu quả nghiêm trọng xảy ra ở trẻ khi bị thiếu vi chất dinh dưỡng:

  • Thiếu vitamin A: Khô mắt, viêm giác mạc, có thể mù lòa.
  • Thiếu vitamin D: Trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng thấp còi.
  • Thiếu vitamin B1: Phù nề.
  • Thiếu vitamin C: Xuất huyết.
  • Thiếu vitamin E: Hay mắc các bệnh về da và máu.
  • Thiếu vitamin K: Trẻ dễ mắc bệnh máu khó đông.
  • Thiếu sắt: Thiếu máu, đau đầu, rụng tóc.
  • Thiếu kẽm: Suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc bệnh lý, chậm phát triển, ngủ không ngon, ăn không ngon miệng.
  • Thiếu kali: Rối loạn nhịp tim.
  • Thiếu i-ốt: Mắc bệnh về tuyến giáp, chậm phát triển trí não.
  • Thiếu canxi: Trẻ bị loãng xương, chậm phát triển chiều cao, cân nặng.

Related Posts

Cải kale - Loại rau mang giá trị dinh dưỡng tuyệt vời

Cải kale – Loại rau mang giá trị dinh dưỡng tuyệt vời

Cải kale là một trong những loại rau có giá trị dinh dưỡng cao nhất với nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch, chống ung thư…

Đề cương học phần dinh dưỡng học | Thạc sĩ – Dược sĩ Nguyễn Thị Hương

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHOA: CNSH-CNTP BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự…

Bệnh viện quận 11

Trái cherry còn được gọi là quả anh đào. Cherry bắt nguồn từ tiếng Pháp “cerise”, sâu xa hơn là từ tiếng Latinh (Cerasum và Cerasus). Cây…

Chế độ ăn ít chất bột đường, ít chất béo

Chế độ ăn ít chất bột đường, ít chất béo

Béo phì là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Nó gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe con người như tăng huyết áp,…

100g Ngũ cốc chứa bao nhiêu calo? Bạn hỏi – Chuyên gia giải đáp

100g Ngũ cốc chứa bao nhiêu calo? Bạn hỏi – Chuyên gia giải đáp

Ngũ cốc bao nhiêu calo? Theo nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề dinh dưỡng, chúng tôi tổng hợp lại được: Đối với ngũ cốc, cứ…

Ăn bí đỏ có tác dụng gì? và thành phần dinh dưỡng

Ăn bí đỏ có tác dụng gì? và thành phần dinh dưỡng

Cây bí đỏ (bí ngô) được dùng làm thức ăn ngoài quả bí thì nụ, hoa, ngọn và lá non cũng được thu hoạch. Thịt bí đỏ…