1. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu tiên
Tháng thứ nhất trong thai kỳ, cơ thể bà bầu có sự biến đổi mạnh mẽ về nội tiết tố, gây ra cảm giác mệt mỏi, uể oải và chán ăn. Tuy vậy, đây lại là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với bào thai, nếu không chú ý giữ gìn có thể dẫn đến những điều đáng tiếc. Vì thế chế độ dinh dưỡng trong thời điểm này cũng cần được lưu ý. Bà bầu nên ăn đầy đủ dưỡng chất, chú trọng bổ sung protein, sắt và quan trọng nhất là axit folic nhé.
2. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 2
Đến tháng thứ 2, bà bầu sẽ có sự thay đổi rõ rệt với những dấu hiệu mang thai dễ nhận thấy như dừng hẳn vòng kinh, thường xuyên đau đầu, cảm giác chóng mặt kèm với buồn nôn, núm vú sậm màu và đau tức… Cũng trong giai đoạn này, các cơn ốm nghén sẽ làm phiền bà bầu nhiều hơn, gây cảm giác vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Vì thế, điều quan trọng nhất là bạn hãy nghỉ ngơi thật nhiều và cố gắng bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, cho dù bạn không muốn ăn một chút nào. Bà nầu nên ăn nhiều trái cây và các thực phẩm dễ tiêu hóa như: cháo, bánh mì, ngũ cốc…
Giai đoạn này nếu bạn chưa uống được sữa bầu thì cũng không cần quá lo lắng nhé, bởi lúc này thai nhi còn rất nhỏ và chưa cần quá nhiều dinh dưỡng.
3. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3
Bước vào tháng thứ 3, các cơn ốm nghén vẫn làm phiền bạn liên tục nên việc ăn uống khá khó khăn. Dù vậy thì hãy cố gắng khắc phục và chú ý nghỉ ngơi để làm giảm bớt cơn nghén nhé. Nếu bạn bỏ ăn sẽ rất có hại cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi đấy. Trong giai đoạn này, bạn hãy chú ý bổ sung cho cơ thể phong phú các dưỡng chất, ăn những món bổ dưỡng như canh gà, các loại cá, thịt, nhiều hoa quả và rau xanh nhé.
4. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 4
Đến tháng thứ 4, các cơn ốm nghén đã giảm hẳn, sức khỏe của bà bầu cũng tốt lên rất nhiều. Đây được gọi là thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2, là thời kỳ khỏe mạnh nhất của bà bầu đấy nhé. Lúc này thai nhi sẽ cần rất nhiều dưỡng chất để có thể phát triển khỏe mạnh và hoàn thiện các cơ quan, bộ phận của cơ thể.
Vì thế mà chế độ dinh dưỡng cho bà bầu đặc biệt quan trọng. Bạn hãy ăn thành nhiều bữa trong ngày, giúp hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả hơn. Chú ý nhai đều hai bên và nhai kỹ trước khi nuốt thức ăn. Chế độ ăn cần phong phú các loại thực phẩm và tránh xa những chất kích thích. Bà bầu cũng nhớ bổ sung đầy đủ các loại vitamin thiết yếu nhé.
- Vitamin A: Có thể tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như trứng, sữa, tôm, cá, các loại gan động vật, rau quả đậm màu như rau muống, rau dền, cần ta, cà rốt, bí đỏ, xoài, khoai lang…
- Vitamin B1: Có thể bổ sung từ ngũ cốc, các loại hạt như gạo, đậu xanh, đậu đỏ…
- Vitamin B2: Có nhiều trong hạt ngũ cốc toàn phần và các loại thực phẩm từ động vật.
- Vitamin B6: Chứa nhiều trong thịt gà, ngô và gan động vật…
- Vitamin B9 (axit folic): Để bổ sung vitamin này bà bầu nên ăn nhiều măng tây, trứng, thịt, cá…
- Vitamin PP: lạc, vừng, đậu các loại, rau ngót, giá đậu xanh, cải xanh, rau dền đỏ, rau bí, thịt, cá, tôm, cua, ếch.
- Vitamin B12: cá, quả hạnh nhân, cải xoong, dưa bắp cải, sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đậu nành, nước khoáng…
- Vitamin C: rau xanh (rau muống, rau ngót, bắp cải, cải xoong), quả chín (cam, chanh, bưởi, xoài, ổi…), khoai tây, khoai lang, củ cải, hành tây, ớt ngọt, rau mùi, …
- Vitamin D: Dầu gan cá, cá, gan, lòng đỏ trứng, thịt lợn, chất béo của sữa.
- Vitamin E: Các loại dầu (dầu hướng dương, dầu lạc, dầu cọ…), rau dền, giá đậu, quả mơ, quả đào, gạo, ngô, lúa mì.
5. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5
Đến tháng thứ 5, thai nhi có sự phát triển mạnh mẽ về não bộ. Vì thế, trong chế độ dinh dưỡng cần chú ý bổ sung các chất cần thiết để kích thích não bộ phát triển tốt nhất. Giai đoạn này bà bầu nên hạn chế ăn quá nhiều thịt và thực phẩm chứ nhiều đường trắng. Bởi quá nhiều thịt và đường sẽ khiến não bộ của thai nhi không linh hoạt và phát triển chậm hơn. Tốt nhất, hãy tích cực bổ sung các thực phẩm giàu DHA như trứng, cá và các loại đậu…
6. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6
Trong tháng thứ 6, thai nhi có sự phát triển mạnh mẽ nên cần nguồn dinh dưỡng lớn. Bà bầu nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như lòng trắng trứng, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi. Giai đoạn này nếu lượng canxi không được bổ sung đầy đủ thì con sinh ra dễ bị còi xương, loãng xương, răng lợi yếu hay tật gù lưng bẩm sinh. Do đó, hãy chú trọng nhiều đến việc cung cấp đủ canxi cho cơ thể nhé.
Bên cạnh đó, việc bổ sung sắt cho cơ thể cũng không thể coi nhẹ để phòng tránh chứng thiếu máu thai kỳ. Để bổ sung sắt, bà bầu nên ăn nhiều thực phẩm như rau cải trắng, khoai tây, các loại đậu, thịt bò, thịt lợn nạc, thịt gia cầm, các loại trứng, hạt vừng, hoa quả… Đây đều là những thực phẩm rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi và cần thiết với sức khỏe bà bầu. Việc bổ sung đầy đủ sắt và canxi sẽ giúp phòng tránh được nhiều chứng bệnh trong thai kỳ, và đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho thai nhi.
Ngoài ra, bà bầu cũng hạn chế việc ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ và muối, để tránh bị phù chân, cao huyết áp và các bệnh về tim mạch.
7. Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7
Đến tháng thứ 7, bà bầu nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phong phú với đa dạng các loại thực phẩm hơn. Hãy thêm vào thực đơn nhiều thực phẩm hữu ích như gạo, ngũ cốc, các loại hạt, rau củ, hoa quả, trứng, cá, thịt… Mặc dù vậy bạn cũng cần kiểm soát lượng thực phẩm đưa vào cơ thể để tránh tăng cân quá mức nhé. Nếu cân nặng của bạn quá lớn sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe đấy.
Đây cũng là thời kỳ mà nhu cầu sắt của cơ thể bà bầu rất lớn, vì thế hãy chú trọng bổ sung loại chất này. Ngoài uống thêm viên sắt, bà bầu nên ăn các loại thực phẩm như thịt nạc, cá, rau quả, trái cây, gan động vật, các loại đậu…
Bên cạnh đó, bà bầu cũng lưu ý bổ sung thêm canxi, phốt pho, iốt và kẽm cho cơ thể nhé. Những thực phẩm giàu các chất này mà bà bầu nên ăn là rong biển, tảo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng, xương đầu động vật, thịt nạc, gan động vật cùng các loại cá, tép moi, trai biển…
8. Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8
Ở tháng thứ 8, bà bầu cần một nguồn dinh dưỡng rất lớn. Để hấp thụ thức ăn hiệu quả, bạn không nên ăn liền một lúc thật no, mà hãy chia nhỏ thành nhiều bữa. Điều này cũng giúp làm giảm cảm giác đầy bụng, trướng bụng gây khó chịu cho bà bầu.
Nếu bạn tăng cân nhanh, trung bình mỗi tuần tăng khoảng 0,5 kg trở lên thì nên tăng cường rau củ và trái cây, hạn chế các loại thực phẩm ngọt, nhiều đường và dầu mỡ. Bởi nếu thai nhi quá nặng cân thì việc sinh nở sẽ khó khăn đấy nhé.
Giai đoạn này bà bầu cũng nên ưu tiên những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như thịt, cá… để bổ sung thêm năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể. Nên tránh ăn đậu nành, khoai hồng để không bị chướng bụng. Bà bầu cũng không nên quá lạm dụng các sản phẩm bổ dưỡng như dầu gan cá, vitamin tổng hợp hay nhân sâm nhé.
Những thực phẩm được khuyến khích ăn trong tháng thứ 8 của thai kỳ là: gạo, ngũ cốc, trứng, các loại thịt, cá, gan động vật (mỗi tuần ăn một lần), rau xanh, trái cây.
9. Chế độ dinh dưỡng tháng thứ 9
Tháng cuối cùng trước khi chuẩn bị cho sự sinh nở, chế độ ăn uống cần quan tâm đặc biệt. Bà bầu vẫn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để có năng lượng và sức khỏe khi sinh con. Tuy nhiên, hãy hạn chế đô ăn nhiều dầu mỡ để cơ thể không bị quá nặng nề dẫn tới sinh khó.
Trong tháng cuối, bà bầu cũng không nên ăn nhiều muối, bởi giai đoạn này bà bầu rất dễ bị cao huyết áp, phù chân tay. Cần chú trọng bổ sung lượng sắt cần thiết để đảm bảo máu cho cơ thể khi sinh con, và giúp thai nhi không bị thiếu sắt.
Bà bầu cũng nên tăng cường bổ sung các vitamin thiết yếu thông qua rau xanh và trái cây, đặc biệt là vitamin A và D. Vitamin A sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể bà bầu. Còn vitamin D giúp việc hấp thụ canxi hiệu quả và dễ dàng hơn.
Giai đoạn này bà bầu hãy ưu tiên những món ăn thanh đạm. Khi chế biến thực phẩm nên sử dụng dầu có thực vật. Giảm bớt các món chính trong bữa ăn và tăng cường thêm các món phụ từ rau củ, trái cây và chế phẩm từ sữa.
Ở tháng thứ 9, bà bầu nên ăn nhiều nhưng không ăn quá no trong một lần mà cần chia thành nhiều bữa nhỏ. Bạn cũng nên ăn những thực phẩm chứa nhiều mỡ chua và kẽm như: hạt hồ đào, hướng dương, vừng đen, lạc.
Bổ sung thêm thực phẩm giàu chất sắt, vitamin B2 như: các loại gan, lòng đỏ trứng, mộc nhĩ đen, cải tía, rong biển, chế phẩm từ đậu, cải xanh. Tăng cường thức ăn chứa nhiều canxi và vitamin D như: sữa bột, gan, tôm, canh cá, canh đầu cá, các chế phẩm đậu phụ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp