Chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị suy thận rất quan trọng, dinh đầy đủ giúp duy trì sức khỏe của thận, điều hòa hoạt động lọc thận, từ đó, làm chậm tiến triển của bệnh. Chế độ ăn của người suy thận phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và theo khuyến cáo của bác sĩ điều trị. Vậy thực đơn cho người suy thận độ 4 gồm những gì?
Mức độ nguy hiểm của suy thận độ 4
Suy thận tiến triển thành 5 giai đoạn, trong đó giai đoạn 4 được coi là suy thận nặng, với chỉ số suy giảm chức năng hơn 80%. Lúc này chức năng lọc của thận rất yếu. Suy thận độ 4 là hệ quả của suy thận giai đoạn 1, 2, 3 không điều trị đúng cách và dứt điểm. Về cơ bản, bệnh nhân suy thận thường bị tác động bởi các bệnh lý như:
- Các bệnh về thận như viêm cầu thận, sỏi thận, thận yếu, hội chứng thận hư, thận đa nang, viêm bàng quang,…
- Các bệnh mạn tính như tạch, tiểu đường, huyết áp,…
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh như uống ít nước, ăn mặn, sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá,…
Bệnh nhân suy thận giai đoạn 4 được xếp vào dạng suy thận nặng và không thể chữa khỏi. Trong giai đoạn này, bệnh nhân có thể phải thực hiện điều trị là chạy thận hoặc ghép thận.
Thời gian sống tùy thuộc vào thể trạng, mức độ đáp ứng, tài chính của bệnh nhân. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp suy thận giai đoạn 4 đều có thời gian sống khá ngắn.
Nhu cầu dinh dưỡng của người suy thận độ 4
Mặc dù chế độ ăn uống không chữa khỏi bệnh ở giai đoạn 4 nhưng một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm áp lực lên thận và làm chậm quá trình suy thận. Đặc biệt với bệnh nhân chạy thận nhân tạo, chế độ dinh dưỡng giúp ích nhiều cho quá trình này.
Nguyên tắc của thực đơn cho người suy thận độ 4 là cân bằng các chất dinh dưỡng và đảm bảo giảm đạm, kali, muối. Đồng thời uống đủ nước và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Cụ thể chế độ dinh dưỡng như sau:
- Đầy đủ dinh dưỡng: Bất cứ thực phẩm nào muốn nạp vào cơ thể đều phải tính toán lượng calo, chất béo, chất đạm và các vitamin, khoáng chất để giảm áp lực cho thận. Nhu cầu năng lượng khoảng 35 – 40 calo/kg/ngày.
- Giảm muối: Ăn nhiều muối làm tích tụ natri trong cơ thể, tăng áp lực lên thận, tim do đó chỉ ăn khoảng 5g muối mỗi ngày ở người suy thận độ 4.
- Giảm kali: Hàm lượng kali trong máu cao sẽ ảnh hưởng xấu nội tạng như tim, cơ và thận. Do đó, hãy luôn duy trì nồng độ kali trong máu ở mức bình thường.
- Bổ sung vừa phải các khoáng chất và vitamin thông qua thực phẩm lành mạnh.
Thực đơn cho người bị suy thận độ 4 nên và không nên ăn gì?
Để kiểm soát tiến triển bệnh, cần ưu tiên bổ sung các thực phẩm lành mạnh và loại bỏ các nhóm thực phẩm có hại.
Thực phẩm nên ăn:
- Bổ sung các loại thực phẩm chứa đạm từ cá, trứng, sữa, các loại đậu, sắn, khoai lang, bún,…
- Các loại rau ít đạm như dưa leo, bí đỏ, bắp cải, bí đao, mướp, cải cúc, su su,…
- Các loại trái cây giàu vitamin, khoáng chất và ít kali như dứa, nho, táo, xoài, dâu tây, dưa hấu, việt quất,…
- Uống đủ nước.
Thực phẩm không nên ăn:
- Thực phẩm đóng hộp, ướp muối, chế biến sẵn có hàm lượng natri cao và chứa nhiều chất bảo quản.
- Tránh bánh mì nguyên cám vì chứa nhiều kali và phốt pho không tốt cho người bị suy thận.
- Các loại trái cây chứa nhiều đường và kali như cam, quýt, chuối, bơ, kiwi, bưởi, mận, dưa đỏ,…
- Các loại rau có lá màu xanh đậm chứa nhiều kali và axit oxalic làm suy yếu chức năng của thận.
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều photpho như cacao, chocolate, nội tạng động vật,…
- Tránh xa các chất kích thích để giảm gánh nặng cho thận.
Thực đơn cho người suy thận độ 4
Với chế độ dinh dưỡng hợp lý, có thể làm chậm tiến triển của bệnh, bảo vệ chức năng thận, hạn chế ảnh hưởng đến các cơ quan khác và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, người bệnh thường chán ăn, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng và sút cân nhanh chóng. Một số gợi ý về thực đơn cho người suy thận độ 4 như sau:
- Người bị suy thận nên chọn những thực phẩm ít đạm như gạo trắng, bột sắn dây, bún, khoai lang, phở,…
- Nếu bị suy thận và tiểu đường, nên chọn những thực phẩm ít đường như khoai sọ, khoai lang, miến,…
- Ăn đa dạng, lành mạnh và đúng lượng đạm, có thể thay thế đạm động vật bằng đạm thực vật. Nếu bệnh nhân vừa suy thận vừa rối loạn mỡ máu nên hạn chế ăn trứng, thịt đỏ,…
- Bổ sung canxi bằng các sản phẩm từ sữa ít đường hoặc không đường.
- Bệnh nhân suy thận chưa chạy thận có thể sử dụng dầu thực vật để tăng chất béo.
- Bổ sung đầy đủ vitamin bằng rau xanh, trái cây,…
- Nếu bị suy thận và tiểu đường, nên chọn trái cây có chỉ số đường thấp nhưng cần chú ý hàm lượng kali trong từng loại.
- Có thể bổ sung thêm sắt, axit folic,…
- Không sử dụng các chất kích thích, rượu bia, nước ngọt, cà phê,… để giảm gánh nặng cho thận.
Thực đơn cho suy thận độ 4 cần lưu ý những gì?
Để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu thì thực đơn cho người suy thận độ 4 cần khoa học kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
- Về ăn uống: Ăn nhạt, hạn chế thịt, cá làm tăng chỉ số ure trong máu, giảm thực phẩm giàu kali, bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, uống đủ nước trong ngày, nói không với chất kích thích,…
- Sinh hoạt: Ngủ sớm, nghỉ ngơi nhiều hơn, thư giãn tinh thần, vận động vừa phải, không làm việc quá sức,…
- Khám bệnh: Khám sức khỏe định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ để theo dõi diễn biến của bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp hơn.
Thực đơn cho người suy thận độ 4 khoa học và lành mạnh giúp người bệnh suy thận có đủ sức khỏe để vượt qua bệnh tật. Đồng thời bổ sung nguồn dưỡng chất cần thiết để duy trì các chức năng sống của cơ thể.
Do đó, hãy bỏ ngay thói quen ăn uống không tốt và thay thế bằng thực đơn khoa học. Đồng thời phối hợp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để kéo dài sự sống.