Cây Rau càng cua là loại cây thường trồng để ăn sống hoặc làm chậu cây để bàn, nó rất dễ trồng, dễ chăm sóc. Ngoài giá trị dược liệu, rau còn dùng để trang trí nên được rất nhiều gia đình quan tâm. Các bạn hãy đồng hành cùng ASUS tìm hiểu cách trồng cây rau càng cua nhé!
1. Kỹ thuật trồng Rau càng cua tại nhà như thế nào?
Rau càng cua phát triển ở nơi có ánh sáng trung bình và mạnh. Đối với cây trong văn phòng nên đặt gần cửa sổ, cây có thể phát triển tốt dưới ánh đèn huỳnh quang.
1.1 Chuẩn bị hạt giống và chậu:
Hạt giống rau càng cua được bán nhiều ngoài thị trường.
Chuẩn bị chậu nhựa chậu tròn hoặc thùng xốp.
1.2. Chuẩn bị giá thể đất:
Trộn giá thể theo tỉ lệ: 4 Đất sạch : 1 Phân trùn quế : 1 Xơ dừa. Trộn đều giá thể và cho vào chậu chừa khoảng 3cm trên bề mặt.
Nếu trồng làm cảnh, trồng trực tiếp trong chậu sẽ tốt hơn cấy cây. Bởi vì cây này thường có một hệ thống rễ nhỏ, nên dễ bị chết nếu tác động đến rễ.Hỗn hợp đất để chậu trang trí lý tưởng là sự kết hợp đồng đều giữa đá perlite và than bùn.
1.3. Tiến hành gieo hạt:
Rải đều hạt giống vào chậu phủ một lớp đất nhẹ và tưới ẩm. Tuy rau ưa ẩm nhưng tránh tưới đẫm gây úng cây.
1.4. Chăm sóc cây định kỳ:
Rau càng cua không nên được đặt dưới những nơi râm tối hoặc quá nắng. Nếu cây tăng trưởng chậm lại, điều đó có nghĩa là nó không nhận đủ ánh sáng. Tuy nhiên, quá nhiều ánh sáng mặt trời trực tiếp sẽ làm cháy lá.
Sau 10 ngày tuổi, bạn chỉ cần tưới nước một lần/ngày là cây có thể phát triển tốt.
Thường xuyên làm cỏ xung quanh bụi rau. Nếu đất đã phối trộn theo tỉ lệ thì bạn không cần bón thêm phân cho cây.
2. Nhân giống cây rau càng cua như thế nào?
Việc nhân giống của phần lớn rau càng cua được thực hiện bằng cách cắt lá.
• Lấy lá lớn trên cây và chôn chúng trong đất để nảy chồi cây con. • Việc cắt nên được đặt ở một nơi sáng sủa, ấm áp cho đến khi cây sống mới đem ra ngoài nắng.
Ngoài ra các hạt đen đen khi cây già, bạn có thể lấy rải tiếp để rau sinh sôi tiếp.
3. Sâu bệnh hại cây
Loài cây này không gặp phải các vấn đề sâu bệnh nghiêm trọng, nhưng tốt nhất là nên đề phòng nhện và nấm gặm nhấm.
Có thể có bị một số loài sâu bướm, bọ trĩ, rệp sáp và các côn trùng khác ăn phá, nhưng hiếm khi bị.
Cây rau càng cua dễ bị các bệnh nấm khác nhau, bao gồm bệnh thối thân, thối rễ và đốm lá,… Do đó, chăm sóc đúng cách là điều cần thiết để bảo vệ nó chống lại các bệnh này.
4. Thu hoạch
Ta có rau ăn sau khoảng 30 – 45 ngày chăm sóc. Muốn cây phát triển tiếp thì bạn lưu ý không nhổ mà ngắt cách mặt đất 1 mắt cây để tiếp tục ăn đợt sau.
Những lợi ích và đặc tính khác mà rau càng cua mang lại cho sức khỏe đã được các nhà khoa học chứng minh. Rau càng cua được sử dụng giúp lợi tiểu, chống ho và viêm họng, có đặc tính giảm đau và chống viêm. Toàn bộ cây, thân và lá, có thể được sử dụng để làm món salad bổ sung dinh dưỡng cho bữa ăn hằng ngày.
Ăn Sạch Uống Sạch hy vọng với đặc tính dễ trồng, dễ sống của loại rau này sẽ giúp bạn có cho mình một luống rau như ý ngay trong khu vườn của mình nhé!
-> Xem thêm bài viết Những lợi ích tuyệt vời của rau mầm
-> Xem thêm bài viết Kỹ thuật trồng rau xà lách tươi xanh tại nhà
Mọi thắc mắc Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh thông tin sau:
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĂN SẠCH UỐNG SẠCH
Facebook: Ăn Sạch Uống Sạch – Vườn rau tại gia
ADD: 79 Đường Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp HCM
Hotline: 0911 59 49 69 (Mr Ánh) – 0961 59 49 69 (Mr Toàn)